Skip to main content

Thế giới quan (worldview) rất quan trọng đối với người làm Marketing

30 Tháng Mười, 2021

Có một từ khoá rất hay liên quan đến người làm marketing nhưng rất ít được nhắc đến đó là thế giới quan (worldview).

Thế giới quan (worldview) rất quan trọng đối với người làm Marketing

Vậy thế giới quan là gì, về cơ bản, thế giới quan là những định hướng nhận thức cơ bản của một cá nhân hay xã hội bao gồm toàn bộ kiến thức và quan điểm của các cá nhân hay xã hội đó. Thế giới quan có thể bao gồm triết học tự nhiên; định đề cơ bản, hiện sinh, và quy chuẩn; hoặc các chủ đề, các giá trị, cảm xúc, và đạo đức. (Tham khảo Wikipedia).

Tại sao thế giới quan lại rất quan trọng đối với người làm marketing?

Theo quan điểm của MarketingTrips, thế giới quan của một cá nhân tỉ lệ thuận với số lượng kiến thức, kỹ năng, số lượng kiểu người (già, trẻ, gái, trai, doanh nhân, nông dân…), bối cảnh sống…mà người đó trải nghiệm và nhận thức được.

Advertisement

Điều này có nghĩa là khi chúng ta nhận xét về một người đối diện, về một điều gì đó hay cố gắng để đồng cảm với một ai đó…thì tỉ lệ đúng đắn hay mức độ phù hợp của các nhận xét của chúng ta sẽ tỉ lệ thuận với số lượng kiến thức, kỹ năng, trải nghiệm, bối cảnh sống, số lượng kiểu người mà chúng ta đã gặp và tương tác.

Trong khi đối tượng mục tiêu (người mua – buyer, người sử dụng – user/consumer, người quyết định – decision maker, người ảnh hưởng – influencer…) có thể là người không phải cùng quan điểm, lối sống, hệ giá trị, thế giới quan…với những người làm marketing, vậy làm thế nào người làm marketing có thể truyền tải những thứ họ muốn nghe?

Chắc chắn bạn sẽ rất khó để thuyết phục được họ nếu đơn giản chỉ là bạn dùng thế giới quan của bản thân để áp đặt hay ‘dự báo’ nhu cầu của họ.

Dưới đây là một số cách đơn giản mà theo MarketingTrips, nó có thể giúp chúng ta hạn chế được “khoảng trống” này với khách hàng của mình hay nói cách khác là mở rộng thế giới quan của bản thân.

Advertisement

Thứ nhất, chúng ta nên là người cởi mở. Một ví dụ cho vấn đề này đó là, trừ khi chúng ta có đủ thông tin hay dẫn chứng để chứng minh một điều gì đó là đúng hay sai, hay chúng ta không chắc chắn về câu trả lời của mình, chúng ta không nên đưa ra phương án với những nhận định chắc chắn (confirmation), thay vào đó, chúng ta có thể bắt đầu với “mình thấy là….”, “theo mình thì…”.

Thứ hai, đọc và nghiên cứu nhiều tài liệu nhất có thể. Một vấn đề chúng ta cho là sai hay không đồng tình, không đồng nghĩa với việc là sự vật hay hiện tượng đó là sai, mà có thể là chúng ta đọc và nghiên cứu chưa đủ để hiểu hay đánh giá được nó.

Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này đó là thường xuyên tự vấn bản thân, nhìn nhận lại bản thân mình, liệu mình có tìm hiểu đủ sâu, đọc đủ nhiều…để có thể hiểu nó hay chưa.

Dẫu biết không ai là hoàn hảo nhưng bằng cách này chúng ta có thể làm cho mọi thứ dần trở nên “hoàn hảo nhất có thể theo cách của nó”.

Advertisement

Thứ ba, hãy cố gắng gặp gỡ và trải nghiệm với nhiều kiểu người nhất có thể. Cách tốt nhất để hiểu về đời sống của một người doanh nhân hay nông dân đó là kết nối, tiếp xúc và chia sẻ với họ thay vì chỉ là sử dụng thế giới quan đơn thuần của cá nhân để suy đoán và giả định mọi thứ.

Thứ bốn, cố gắng và đón nhận việc trải nghiệm nhiều bối cảnh sống. Bạn có nghĩ rằng những người từng trải qua thất bại hiểu về thất bại giống với những người chỉ tìm hiểu và nói về sự thất bại không?

Điều này cũng không hẳn có nghĩa là chúng ta phải thất bại mới hiểu được khái niệm thất bại mà là thứ nhất nếu chúng ta chưa từng trải qua thất bại thì chúng ta phải sẵn sàng đón nhận những quan điểm khác từ những người đã từng thất bại (bởi vì rõ ràng hai phía đang khác nhau), hoặc chúng ta cũng tin rằng cùng một khái niệm đó, với bản thân mình, ở các bối cảnh khác nhau thì mình có thể nhìn nhận nó theo những cách khác nhau.

Thứ năm, lại tiếp tục tự vấn bản thân!

Advertisement

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Tra Nguyen

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement