Skip to main content

Visual Communication là gì? Vai trò của Visual Communication

4 Tháng Tư, 2022

Cùng tìm hiểu các thuật ngữ như Visual Communication là gì, lịch sử và lý thuyết của nó ra sao. Các hình thức và lợi ích của Visual Communication và hơn thế nữa.

visual communication là gì
Visual Communication là gì? Lịch sử và lý thuyết của Visual Communication

Trong khi những nội dung với các hình ảnh hay video bắt mắt luôn có khả năng thu hút lớn hơn và nhận được nhiều lượt tương tác hơn, nhiều người làm truyền thông tận dụng sức mạnh này để phát triển và khai thác khái niệm gọi là Visual Communication hay Truyền thông Thị giác.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips đề cập trong bài viết.

  • Visual Communication là gì?
  • Truyền thông hay Communication là gì?
  • Thị giác hay Visual là gì?
  • Tại sao Visual Communication lại quan trọng.
  • Ưu điểm và nhược điểm của Visual Communication hay truyền thông thị giác là gì?
  • Những kiểu hình thức chính của Visual Communication.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Visual Communication hay truyền thông thị giác là gì?

Như đã phân tích sơ bộ ở trên, truyền thông thị giác hay Visual Communication là khái niệm đề cập đến việc những người làm truyền thông nói chung sử dụng các yếu tố kích thích thị giác để thu hút sự chú ý của người dùng tới những thông điệp hay nội dung mà bên gửi mong muốn.

Để có thể hình dung rõ hơn về Visual Communication, chúng ta cần hiểu khái niệm truyền thông và thị giác.

Truyền thông hay Communication là gì?

Truyền thông là thuật ngữ đề cập đến các hoạt động gửi và nhận thông điệp hay nội dung giữa bên gửi (bên truyền thông) và bên nhận (bên nhận nội dung).

Các hoạt động này có thể mang tính một chiều hoặc hai chiều (tương tác qua lại) tuỳ vào từng mục tiêu cụ thể giữa các bên. Bên nhận, bên gửi và thông điệp (message) là 3 nhóm đối tượng chính của các hoạt động truyền thông.

Các định dạng truyền thông được gửi đi có thể là hình ảnh, văn bản (text), video, âm thanh (audio), infographics, liên kết hoặc các tài liệu in ấn khác.

Thị giác hay Visual là gì?

Thị giác là khả năng nhìn thấy một sự vật hay hiện tượng gì đó trong môi trường ánh sáng của con người, thông qua yếu tố thị giác, con người có khả năng nhìn thấy màu sắc, hình ảnh, chuyển động, đọc và nhìn các sự vật hiện tượng xung quanh mình.

Visual Communication là thuật ngữ chủ yếu được sử dụng trọng phạm vi kinh doanh, truyền thông và marketing.

Theo một định khác từ Wikipedia, Visual Communication hay truyền thông thị giác là việc sử dụng các yếu tố trực quan (visual) để truyền đạt ý tưởng và thông tin.

Có 7 thành phần chính của Visual Communication bao gồm (không giới hạn): màu sắc, hình dáng, hình nền, kết cấu, số liệu, sự cân bằng và hệ thống phân cấp.

Tại sao Visual Communication lại quan trọng.

Trong khi Visual Communication có rất nhiều vai trò khác nhau đối với các doanh nghiệp hay thương hiệu, dưới đây là những vai trò chính khiến Visual Communication trở nên quan trọng trong việc truyền tải các thông điệp một cách hiệu quả.

Visual Communication có thể tiết kiệm được nhiều thời gian hơn vì nó truyền tải thông điệp nhanh và hiệu quả hơn.

Các số liệu thống kê đã chỉ ra rằng những nội dung bằng hình ảnh hay trực quan (visual) được xử lý trong não nhanh hơn 60.000 lần so với các văn bản (text).

Một nghiên cứu khác như Adobe cũng nhận định rằng với các nền tảng như Facebook hay Instagram, những nội dung bằng hình ảnh (hoặc video) luôn nhận được mức độ tiếp cận và tương tác lớn hơn từ người tiêu dùng.

Bằng cách sử dụng các yếu tố trực quan trong nội dung, bạn có thể truyền đạt thông điệp một cách nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn.

Đặc biệt trong bối cảnh khi mà người dùng ngày càng bỏ qua nhiều hơn các nội dung được phân phối tới họ, xem ít và lướt nhanh hơn, các nội dung trực quan tương tác cao còn trở nên quan trọng hơn trong việc thu hút sự quan tâm của họ.

Visual Communication giúp đảm bảo các thông điệp được gửi đi một cách chính xác nhất.

Khi bạn có quá nhiều văn bản trong các nội dung gửi đến khách hàng hay đối tượng mục tiêu, người nhận có thể không hiểu hết hoặc thậm chí là hiểu lầm ý đồ của bạn, đây là lúc các nội dung trực quan thể hiện sức mạnh của nó.

Bằng cách thêm vào các yếu tố như màu sắc, kết cấu bố cục, hình ảnh, video hay các đồ hoạ khác nhau, bạn không những có thể truyền tải thông điêp một cách ấn tượng mà còn có thể thuyết phục họ tốt hơn trong việc làm những gì thương hiệu muốn.

Visual Communication giúp người nhận thông điệp ghi nhớ thông tin lâu hơn.

Từ góc độ khoa học, người ta thấy rằng việc sử dụng những hình ảnh phù hợp sẽ giúp ác nhóm đối tượng mục tiêu ghi nhớ thông tin hiệu quả hơn.

Trong tất cả các thông tin truyền đến não, 90% là hình ảnh trực quan (visual), và như đã phân tích ở các phần đầu, hình ảnh được xử lý trong não nhanh hơn 60.000 lần so với văn bản.

Visual Communication mang lại một trải nghiệm nhất quan hơn và cảm giác “được chia sẻ” nhiều hơn.

Một trong những vai trò quan trọng nhất mà tính nhất quán mang lại khi sử dụng Visual Communication là xây dựng thương hiệu.

Ngoài các yếu tố phổ biến như logo, nhiều thương hiệu đã chọn cách sử dụng yếu tố màu sắc trong các hoạt động marketing để thu hút sự chú ý và trải nghiệm của người dùng.

Logo, màu sắc, phông chữ, đồ họa, biểu tượng và hình ảnh khi được kết hợp với những tính cách và giọng điệu của thương hiệu, chúng có khả năng giúp thương hiệu trở nên dễ nhận biết hơn.

Truyền thông hay hiện diện một cách nhất quán trên các nền tảng là một cách tuyệt vời để xây dựng giá trị của thương hiệu khi thương hiệu mới có măt trên thị trường.

Bất kể tổ chức của bạn lớn hay nhỏ, mới thành lập hay lâu đời, việc đảm bảo rằng mọi người đang ghi nhớ về thương hiệu một cách nhất quán là chìa khoá chính cho sự phát triển bền vững.

Ưu điểm và nhược điểm của Visual Communication hay truyền thông thị giác là gì?

visual communication là gì
Visual Communication là gì? Lịch sử và lý thuyết của Visual Communication

Ưu điểm của Visual Communication là gì?

  • Tiếp cận được nhiều đối tượng hơn: Như đã phân tích, vì truyền thông thị giác có khả năng thu hút được nhiều sự chú ý và tương tác hơn, nó có khả năng tiếp cận đến nhiều nhóm đối tượng hơn, đặc biệt với các đối tượng có ít thời gian hơn hoặc có hạn chế về khả năng đọc thì điều này còn trở nên cấp thiết hơn.
  • Người tiếp nhận thông điệp dễ hiểu hơn: Khi người tiêu dùng ngày càng trở nên bận rộn hơn, và dành ít thời gian hơn cho từng nội dung cụ thể, việc có thể truyền tải nhanh ý đồ của thương hiệu cũng là mục tiêu hàng đầu.
  • Trải nghiệm người dùng tốt hơn: Thay vì bạn để người dùng hay khách hàng của mình phải đọc những đoạn văn bản dài và chán ngắt, hãy để họ trải nghiệm những nội dung trực quan hơn và nhiều cảm xúc hơn.

Nhược điểm của Visual Communication là gì?

Bên cạnh những gì mà yếu tố trực quan có thể mang lại, nó cũng bao hàm không ít các nhược điểm.

  • Tốn kém chi phí nhiều hơn: Vì bạn phải thiết kế nhiều hơn, sử dụng nhiều tài nguyên sáng tạo hơn, bạn mất nhiều chi phí hơn cho việc sản xuất nội dung.
  • Những hiểu lầm không đáng có: Cũng tương tự việc sử dụng quá nhiều các văn bản có thể khiến khách hàng khó hiểu ý đồ của thương hiệu, việc sử dụng nhiều các hình ảnh cũng có thể làm cho khách hàng không hình dung được những gì thương hiệu muốn nói.
  • Mất nhiều thời gian hơn: Trong khi bạn chỉ cần mất rất ít thời gian để giao tiếp bằng văn bản hoặc truyền miệng, sử dụng các hình ảnh trực quan đòi hỏi bạn phải mất nhiều thời gian hơn để chuẩn bị và chỉnh sửa.

Những kiểu hình thức chính của Visual Communication.

Có rất nhiều hình thức trực quan khác nhau mà bạn có thể đưa vào các bản nội dung của mình. Dưới đây là một vài trong số những hình thức phổ biến nhất:

  • Hình ảnh (Photo/Image).
  • GIFS (ảnh động).
  • Ảnh chụp màn hình
  • Video
  • Biểu đồ.
  • Đồ họa thông tin.
  • Trực quan hóa dữ liệu
  • Các bài đăng bằng hình ảnh trên mạng xã hội.

Kết luận.

Thông qua các nghiên cứu ở hầu hết các nền tảng, sử dụng các yếu tố trực quan hay Visual Communication là một trong những thành phần quan trọng nhất của các bản kế hoạch truyền thông marketing.

Những gì bạn cần làm với tư cách là những người làm truyền thông là luôn bao gồm các nội dung video và hình ảnh khi truyền tải thông điệp đến khách hàng.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Klarna ngừng tuyển dụng vì AI đã làm được hầu hết mọi việc

17 Tháng Mười Hai, 2024
Klarna, công ty tài chính trực tuyến tại Thụy Điển, cho biết đã hầu như không tuyển dụng hơn một …

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …