Skip to main content

WEF: 2024 sẽ là năm mà tính bền vững trở thành tâm điểm của chiến lược kinh doanh

29 Tháng Một, 2024

Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), vào năm 2024, tính bền vững (sustainability) sẽ tiếp tục trở thành một phần quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tính bền vững không còn là xu thế mà là cơ hội cần nắm bắt.

WEF: 2024 sẽ là năm mà tính bền vững trở thành tâm điểm của chiến lược kinh doanh
WEF: 2024 sẽ là năm mà tính bền vững trở thành tâm điểm của chiến lược kinh doanh

Khi chúng ta bước sang năm mới 2024 và thế giới dường như vẫn đang phải vật lộn với vô số các thảm họa khí hậu ngày càng tăng, có một sự thay đổi mang tính mô hình đang diễn ra giữa các tổ chức toàn cầu.

Vào năm 2023, thế giới đã chứng kiến những sự thay đổi đáng kể trong cách hiểu về cái gọi là tính bền vững trong bối cảnh kinh doanh của các nhà lãnh đạo hàng đầu trên toàn cầu. Theo báo cáo của Viện nghiên cứu Capgemini, tỷ lệ các giám đốc điều hành nghĩ rằng tính bền vững là rất quan trọng trong kinh doanh đã tăng gấp ba lần so với năm 2022.

Dù vậy, đầu tư vào các sáng kiến bền vững vẫn không thay đổi trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến năm 2023 và chiếm chưa đến 1% tổng doanh thu vào năm 2023, trong khi ngân sách Marketing trung bình tương đương 9,1% doanh thu hàng năm.

Chuyển nhanh đến thời điểm hiện tại, tính bền vững đang dần trở thành lĩnh vực đầu tư ưu tiên và ngày càng được coi là cơ hội để tạo ra giá trị. Vào cuối năm 2022, chỉ 1/3 số tổ chức có ý định tăng cường đầu tư vào tính bền vững. Ngày nay, tỷ lệ này là hơn một nửa.

Một tin tốt khác nữa là các tổ chức tư nhân đang hoàn toàn nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc đóng góp vào quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế bền vững hơn và họ hiểu rằng đó là cách duy nhất để tạo ra giá trị bền vững.

Doanh nghiệp phải đặt nền móng cho mục tiêu chuyển đổi bền vững.

Trong năm 2023, có nhiều nhà lãnh đạo tỏ ra lạc quan về tương lai kinh doanh của tổ chức của họ, các triển vọng kinh tế tích cực được dự báo là có thể mang lại nhiều khoản đầu tư đáng kể trong năm 2024 và thời gian tới.

Tuy nhiên, trong khi hơn một nửa cho biết họ sẽ dành nhiều kinh phí hơn cho sự bền vững (sustainability) vào năm 2024, họ cũng phải tập trung vào những lĩnh vực mà họ có thể tạo ra nhiều tác động nhất.

Đầu tiên, bạn không thể quản lý những gì bạn không thể đo lường được, vì vậy khả năng báo cáo tính bền vững của các doanh nghiệp cần được chú ý.

Mặc dù có một số lượng khí thải không nằm trong tầm kiểm soát trực tiếp của doanh nghiệp, điều tối quan trọng là phải đảm bảo doanh nghiệp có các nguồn lực bên trong và/hoặc bên ngoài để theo dõi chúng và đảm bảo chúng hoạt động bình thường.

Các tổ chức có thể thu được những lợi ích lớn bằng cách đầu tư vào việc thực hiện các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn (circular economy) và thiết kế sản phẩm bền vững. Doanh nghiệp hay thương hiệu cũng có thể triển khai các sản phẩm và dịch vụ bền vững hơn.

Công nghệ khí hậu đang được kỳ vọng rất cao.

Công nghệ khí hậu (năng lượng tái tạo, pin, hydro carbon thấp hay nhiên liệu thay thế, cùng nhiều loại khác) là một thành phần quan trọng khác liên quan đến việc làm thay đổi hành vi.

3/4 lãnh đạo doanh nghiệp coi các yếu tố này là đòn bẩy chính để khử cacbon trong chuỗi giá trị của họ và tạo ra các ngành và mô hình kinh doanh mới.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, trở ngại chính vẫn là chi phí gia tăng của các công nghệ này. Những sự đổi mới, chẳng hạn như thu giữ (và lưu trữ) hydro và carbon, vẫn còn tốn kém, do đó, làm chúng có thể làm tăng đáng kế giá thành của các sản phẩm.

Bên cạnh đó, có những ngành và sản phẩm – chẳng hạn như xe điện (EV) – với phí bảo hiểm xanh đã giảm đáng kể đã góp phần truyền cảm hứng cho việc áp dụng công nghệ khí hậu.

Các nghiên cứu cho thấy rằng các công nghệ khí hậu đang được mở rộng quy mô, chẳng hạn như xe điện, năng lượng mặt trời, gió và pin, đều đã trưởng thành về mặt công nghệ, được hỗ trợ bởi các ưu đãi và chính sách thuận lợi cũng như gần ngang bằng với công nghệ truyền thống về mặt chi phí.

Bên cạnh công nghệ khí hậu, các doanh nghiệp cũng nên tận dụng các công nghệ kỹ thuật số, chẳng hạn như AI (trí tuệ nhân tạo), bản sao kỹ thuật số (digital twins) và sản xuất bồi đắp (additive manufacturing).

* Additive manufacturing, hay còn được biết đến với tên gọi là in 3D, là một quy trình sản xuất trong đó các đối tượng được tạo ra bằng cách tích hợp các lớp vật liệu một cách tuần tự theo mô hình được thiết kế. Thay vì sử dụng các khuôn và công cụ truyền thống để cắt hoặc hình thành hình dạng của sản phẩm, additive manufacturing tạo ra các đối tượng bằng cách thêm các lớp vật liệu lên nhau từ dữ liệu kỹ thuật số.

Khi được áp dụng ở quy mô lớn, chúng sẽ rất cần thiết trong việc giảm chi phí phát triển, tăng hiệu quả và đẩy nhanh quá trình đổi mới.

Thế giới đang chứng kiến sự xuất hiện của kỷ nguyên sinh thái kỹ thuật số (eco-digital).

Hơn một nửa số tổ chức tin vào sức mạnh biến đổi của công nghệ để đạt được các mục tiêu bền vững và đầu tư kỹ thuật số dự kiến sẽ tăng gấp đôi về tỷ trọng doanh thu trong 5 năm tới.

Nếu được nhắm mục tiêu một cách hợp lý, việc tăng cường áp dụng kỹ thuật số này có thể giảm được nhiều hơn đáng kể lượng phát thải khí nhà kính và mức tiêu thụ năng lượng so với hiện tại.

Những bước phát triển này sẽ định hình một kỷ nguyên mới được gọi là sinh thái kỹ thuật số: một bối cảnh kinh doanh mới và mới nổi có tính kết nối cao hơn, dựa trên dữ liệu, dễ tiếp cận và bền vững hơn.

Với sự tích hợp của các công nghệ kỹ thuật số chính thống – như dữ liệu (Data), phân tích (Analytics) và đám mây (Cloud) – cùng với những tiến bộ đổi mới, chẳng hạn như AI tổng quát, thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR), các mô hình kinh doanh được tái tạo lại có thể góp phần tạo ra những tác động xã hội rộng lớn hơn nhiều.

Để trở nên phù hợp hơn với bối cảnh mới, các chiến lược của các tổ chức cần phải:

• Tập trung vào việc xác định tính hiệu quả để hợp lý hóa các quy trình và tiết kiệm đáng kể chi phí.

• Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa lợi nhuận trước mắt và tính bền vững lâu dài.

• Đầu tư các nguồn lực mới nhằm khai thác sức mạnh của yếu tố công nghệ kỹ thuật số và bền vững.

• Biến tính bền vững trở thành một phần nội tại của sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

• Xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm tăng cường các nỗ lực bền vững.

Tóm lại, các tổ chức chỉ mới bắt đầu quá trình khai thác các công nghệ kỹ thuật số và một điều chắc chắn là nó sẽ là chìa khóa chính để mở ra một tương lai mới bền vững.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Ứng dụng gọi xe Bolt sắp vào Việt Nam tuyên bố sẽ đánh bại Grab

21 Tháng Một, 2025
Tại nhiều thị trường quan trọng của Grab, ứng dụng gọi xe công nghệ Bolt đã vươn lên đe doạ vị th…

Đọc nhiều

Top 10+ xu hướng Marketing sẽ thống trị trong năm 2025 (từ Kantar)

18 Tháng Một, 2025
Theo báo cáo từ Kantar Media (một công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường,…