Skip to main content

Xu hướng Marketing 2025: 4 xu hướng Marketing sẽ ảnh hưởng lớn đến chiến lược Marketing của doanh nghiệp

21 Tháng Hai, 2025

Báo cáo mới đây của Big Four kiểm toán PWC chia sẻ 4 xu hướng marketing sẽ ảnh hưởng lớn đến các chiến lược làm marketing của doanh nghiệp trong năm 2025 và hơn thế nữa.

Xu hướng Marketing 2025
Xu hướng Marketing 2025: 4 xu hướng Marketing sẽ ảnh hưởng lớn đến chiến lược Marketing của doanh nghiệp

Theo PWC, để thích ứng với môi trường kinh doanh và thị trường mới với nhiều thay đổi trong tâm lý và hành vi của người tiêu dùng, người làm marketing nói chung và các giám đốc marketing nói riêng đang và sẽ ứng dụng các xu hướng marketing mới trong năm 2025 và xa hơn thế nữa.

Dưới đây là những điểm chính mà các Giám đốc Marketing cần lưu ý.

Các Giám đốc Marketing (CMO) chiến lược sẽ tập trung nâng cao trải nghiệm của khách hàng (CX).

Trong năm 2025, các Giám đốc Marketing (CMO) chiến lược hay những người làm marketing dựa trên dữ liệu (Data-driven Marketing) sẽ tiếp tục tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Với sự tiến bộ nhanh chóng của yếu tố công nghệ, kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng và ngân sách marketing đang bị thu hẹp, các CMO hiện nay phải đối mặt với một môi trường đầy thử thách.

Trong khi phải tìm cách để ứng phó với các thách thức mới, các CMO cũng đồng thời phải đảm bảo chiến lược của mình phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp và nhu cầu của khách hàng.

Việc dung hòa được giữa các khoản đầu tư vào công nghệ, những trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa, cũng như kết quả có thể đo lường được, sẽ là yếu tố quyết định sự thành công của các nhà lãnh đạo marketing trong môi trường mới đầy biến động này.

Bên dưới là 4 xu hướng chính mà các nhà lãnh đạo Marketing sẽ phải ứng dụng để thành công trong năm 2025.

Công nghệ: Tối ưu hóa công nghệ marketing để khai thác giá trị.

Sự xuất hiện của các công nghệ mới như GenAI (ví dụ như ChatGPT hay DeepSeek) đã và đang mở rộng khả năng mà các nhà lãnh đạo marketing có thể sử dụng.

Bằng cách chuyển đổi các hoạt động phân tích dữ liệu thành những hiểu biết sâu sắc về khách hàng (Insight), người làm marketing có thể thích ứng tốt hơn với sự thay đổi trong sở thích của khách hàng và mang đến nhiều trải nghiệm nâng cao cao.

Bạn cũng có thể tối ưu hành trình khách hàng (customer journey) bằng cách tận dụng dữ liệu, tạo ra các kết nối được cá nhân hóa và dự đoán những nhu cầu đang thay đổi từ phía khách hàng của mình.

Thực tế, 7 trong số 10 CMO được PwC khảo sát cho biết doanh nghiệp của họ đang tụt lại phía sau đối thủ trong việc áp dụng các công nghệ mới.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo marketing đang chịu áp lực lớn để mang lại kết quả mạnh mẽ hơn từ các khoản đầu tư công nghệ hiện tại. Việc chứng minh ROI (lợi tức đầu tư) vẫn là yếu tố quan trọng để đảm bảo ngân sách marketing được phê duyệt.

Với tư cách là các nhà lãnh đạo marketing trong năm 2025, bạn phải xem xét lại các nguồn lực hiện có và đầu tư một cách có chọn lọc các giải pháp chất lượng cao.

Khi trách nhiệm giữa các bộ phận như công nghệ, dữ liệu và marketing có sự chồng chéo và mâu thuẫn, hãy hợp tác với nhau để xây dựng một tầm nhìn chung, hướng tới kết quả chung cho toàn bộ doanh nghiệp.

Chiến lược và tăng trưởng: CMO đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng như một nhà đổi mới chiến lược.

Hiện nay, ranh giới giữa các vai trò C-suite (các lãnh đạo cấp cao) ngày càng mờ nhạt — và đây là cơ hội để các CMO định hình vai trò của mình như một nhà đổi mới, chiến lược gia và người thúc đẩy tăng trưởng.

Từ việc làm việc cùng CEO để kể các câu chuyện của thương hiệu hay doanh nghiệp đến việc kích hoạt các khả năng công nghệ mới với CIO (Giám đốc Công nghệ Thông tin), bạn sẽ phát huy được tối đa vai trò của mình trong bối cảnh mới.

Hãy ưu tiên hợp tác với mọi thành viên trong C-suite vốn có tương tác với khách hàng và giúp đồng bộ hóa các nỗ lực marketing với tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp.

Ngoài ra, bạn cũng cần làm việc chặt chẽ với CFO (Giám đốc Tài chính) để xác định các chỉ số quan trọng thể hiện tác động tích cực của marketing đối với doanh thu, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, khi áp lực chi phí, lạm phát và các yếu tố khác đang làm đang gián đoạn mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu.

Niềm tin: Thúc đẩy kết quả thông qua niềm tin.

Các nhà lãnh đạo marketing, những người vốn tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nhiều hơn hầu hết các vị trí khác trong C-suite, có thể đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ và mở rộng niềm tin của người tiêu dùng.

Khi mục tiêu và giá trị của doanh nghiệp được truyền tải một cách nhất quán và chân thật qua tất cả các kênh khác nhau, bạn sẽ tạo ra những yếu tố khác biệt giúp phân biệt thương hiệu của mình với các đối thủ hiện có trên thị trường.

Thêm vào đó, khi công nghệ mà doanh nghiệp đang sử dụng có thể cung cấp dữ liệu, quyền riêng tư nên là ưu tiên hàng đầu — 88% người tiêu dùng cho rằng việc các doanh nghiệp công khai chính sách quyền riêng tư dữ liệu là rất quan trọng, tuy vậy chỉ có 32% các giám đốc điều hành cho biết doanh nghiệp của họ đã làm điều này.

Sự minh bạch có thể tạo ra tác động lớn trong việc xây dựng và củng cố niềm tin của khách hàng với doanh nghiệp.

Trải nghiệm khách hàng: Thúc đẩy sự trung thành của khách hàng bằng các hoạt động tương tác được cá nhân hóa.

Khách hàng ngày nay có nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết — nhưng lại có ít thời gian hơn để ra quyết định. Nếu bạn không đáp ứng được kỳ vọng của họ, họ có thể nhanh chóng chuyển sang các đối thủ cạnh tranh khác.

Marketing có thể tận dụng các công nghệ mới như GenAI để sản xuất nội dung, tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng và tiết kiệm chi phí, AI cũng giúp củng cố thương hiệu và xây dựng lòng trung thành bền vững với thương hiệu.

Công nghệ marketing đã có những bước tiến nhảy vọt, nhưng sự đổi mới này diễn ra trong bối cảnh có sự khác biệt đáng kể giữa các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và người tiêu dùng về cách định nghĩa cái gọi là lòng trung thành, khi nào nó được xây dựng và khi nào nó bị mất đi.

Hiểu rõ cách khách hàng đưa ra quyết định dựa trên lòng trung thành trong suốt hành trình của họ có thể giúp biến lòng trung thành thành động lực tăng trưởng cho doanh nghiệp.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Bài viết liên quan

Nổi bật