6 điều tôi ước tôi đã biết khi là một nhà lãnh đạo mới
Đây là những gì mà tất cả các nhà lãnh đạo hay quản lý mới cần phải biết.
Khi tôi lần đầu tiên trở thành một nhà quản lý cách đây gần 15 năm, tôi ước mình đã có một lộ trình cho những gì tôi nên biết và những gì tôi cần vào những ngày đầu tiên để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi.
Giờ đây nhìn lại tôi đã mắc rất nhiều sai lầm, và một số sai lầm không cần thiết. Khi tôi xem xét lại những gì tôi biết bây giờ và những gì tôi đã nhìn thấy, sẽ rất hữu ích nếu có một người nào đó có thể đứng cạnh và chỉ cho tôi đi đúng hướng.
Nếu tôi có thể quay lại thì tôi sẽ chia sẻ 06 điều phải làm dưới đây:
1. Thực hành sự tin tưởng.
Là những nhà lãnh đạo, chúng ta phải tin tưởng vào bản năng của mình. Tuy nhiên, nó không phải là thứ cảm tính từ bản thân mà còn phải thu thập đủ dữ liệu và tất cả các nguồn thông tin khác nhau để đưa ra các quyết định sáng suốt nhất.
Bạn nên sử dụng tất cả đầu vào đó để quyết định đâu là con đường tối ưu nhất với sự tự tin rằng dữ liệu sẽ hỗ trợ cho hành động.
2. Tìm kiếm những lời khuyên.
Đừng bao giờ ngần ngại khi tìm kiếm lời khuyên từ những người khác. Sẽ không bao giờ là xấu khi có thêm thông tin.
Thu hút nhiều người hơn để thảo luận về các quan điểm của họ không chỉ giúp bạn tìm ra những giải pháp phù hợp mà còn giúp bạn tiếp cận với các quan điểm khác nhau cho phép bạn tối ưu tốt hơn cách tiếp cận của mình.
Lời khuyên có thể đến từ bất cứ nơi đâu – tìm kiếm sự hướng dẫn từ một người cố vấn (mentor), từ một đồng nghiệp hoặc từ một cấp dưới của bạn.
Dữ liệu vẫn là dữ liệu, bất kể nó đến từ đâu. Hãy nhớ rằng, dữ liệu là bạn của bạn và sự thiếu hiểu biết là kẻ thù của bạn.
3. Thất bại là sự phản hồi.
Khi còn trẻ, tôi rất sợ thất bại, sợ đến nỗi tôi đặt ra những mục tiêu cho bản thân như không được mắc sai lầm trong suốt một năm.
Xảy ra điều này vì ba lý do: (1) đó không phải là một mục tiêu S.M.A.R.T. (2) đó là một mục tiêu bất khả thi và (3) đặt áp lực quá mức lên bản thân.
Không ai là hoàn hảo và những sai lầm chắc chắn sẽ xảy ra, câu hỏi đặt ra là bạn sẽ phải phản ứng như thế nào với thất bại.
Khi gặp phải thất bại bạn cần học hỏi để đảm bảo rằng điều đó sẽ không xảy ra lần nữa và những thất bại đó sẽ trở thành các bài học cho chúng ta trong tương lai.
4. Đừng kiêu ngạo.
Đôi khi, sự kiêu ngạo có thể lấn át các lý trí thông thường – và bạn đừng nên để điều đó xảy ra. Là một nhà lãnh đạo, mọi người sẽ nhìn vào bạn để được định hướng, để được hướng dẫn.
Đứng ở vị trí cao nhất có thể là điều khiến bạn say mê nhưng khả năng lãnh đạo đòi hỏi một người đứng đầu bản lĩnh và đầy tinh thần trách nhiệm.
Khả năng lãnh đạo là sự kết hợp giữa sự khiêm tốn và tham vọng.
5. Ít hứa hẹn và nhiều hành động.
Là những nhà lãnh đạo mới, chúng ta thường háo hức đến mức đặt ra những mục tiêu quá tham vọng, không bao giờ có thể đạt được, cuối cùng khiến bản thân phải thất bại.
Lãnh đạo đòi hỏi một lăng kính thực tế, vạch ra những gì bạn có thể làm và nếu bạn nhận ra rằng trong quá trình đó, bạn có thể tiến xa hơn, hãy làm như vậy.
6. Hãy là chính bạn.
Quan trọng nhất, đừng bao giờ trở thành nhà lãnh đạo mà người khác muốn bạn trở thành, thay vào đó hãy trở thành nhà lãnh đạo mà bạn muốn được trở thành.
Mỗi nhà lãnh đạo là khác nhau, bạn mang lại những giá trị hữu hình và vô hình cần thiết khác nhau cho tổ chức.
Khi bạn ngưỡng mộ và cố gắng noi theo những nhà lãnh đạo khác, bạn đánh mất đi giá trị vốn có của mình, mất đi điều khác biệt của mình, và thất bại hiển nhiên sẽ đang chờ bạn.
Tìm kiếm nguồn cảm hứng từ những người khác là điều tốt nhưng điều quan trọng là bạn phải khai sáng con đường của riêng bạn và thêm những giá trị độc đáo mà chỉ bạn mới có.
Hành trình để trở thành một nhà lãnh đạo đôi khi sẽ khiến bạn cảm thấy đơn độc, nhưng cuối cùng, giá trị mà nó mang lại lại vô cùng ngọt ngào !
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Giang Nguyễn | MarketingTrips