Skip to main content

Các nhà lãnh đạo đừng nên ngại khi nói về nỗi sợ hãi và sự lo lắng (P1)

20 Tháng Tám, 2021

Hơn bao giờ hết, các nhà lãnh đạo hiện đang phải vật lộn với những lo lắng, nỗi sợ hãi và đủ các loại cảm xúc khó khăn khác. Vậy cách tốt nhất để giải quyết những vấn đề này là gì?

Anthony Lee/Getty Images

Ở thời điểm hiện tại, tất cả chúng ta đều đang phải vật lộn với những căng thẳng, lo lắng và cả những cảm xúc khó khăn khác.

Nếu chúng ta là một nhà lãnh đạo hay phải dẫn dắt những người khác, cách tốt nhất để một nhà lãnh đạo giải quyết những khó khăn về cảm xúc này tại nơi làm việc là gì?

Để khám phá chi tiết về câu hỏi này, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu sự hỗ trợ từ nhà lãnh đạo đến từ nhiều tập đoàn toàn cầu và các công ty khởi nghiệp khác nhau.

Advertisement

Những người tham gia được yêu cầu viết câu trả lời về 3 câu hỏi, 1. Điều gì đang nổi lên đối với bạn? 2. Bạn thấy mình cần gì? và 3. Bạn đang buông bỏ điều gì?

Một nhà lãnh đạo đã viết:

“Sự căng thẳng của việc ‘đóng cửa’ do đại dịch đã khiến tôi tự hỏi mình liệu điều này có xứng đáng hay không. Tôi đang khó khăn trong việc kiềm chế cảm xúc của mình và những người gần gũi nhất với tôi đang phải gánh chịu hậu quả của những cảm xúc tiêu cực đó.”

Một số nhà lãnh đạo khác chia sẻ rằng trong không ít các khoảnh khắc khác nhau, họ thậm chí còn cảm thấy mất đi ý chí và mục đích sống.

Advertisement

Tuy nhiên, bất chấp những trải nghiệm chung về cảm xúc của họ, các nhà lãnh đạo khác nhau có những sự khác biệt đáng kể trong cách họ phản ứng với những thách thức này.

Cụ thể, qua phân tích, các nhà nghiên cứu đã xác định có ba kiểu nhà lãnh đạo riêng biệt, mỗi người có một cách tiếp cận khác nhau để quản lý cảm xúc tiêu cực của họ:

  • Kiểu Anh hùng (Heroes): Những nhà lãnh đạo luôn tập trung vào những điều tích cực, cố gắng hết sức để thuyết phục đội nhóm của họ rằng họ sẽ sơm vượt qua khủng hoảng dù mọi việc có thế nào đi chăng nữa.
  • Kiểu kỹ thuật (Technocrats): Những nhà lãnh đạo hoàn toàn bỏ qua yếu tố cảm xúc và chỉ tập trung vào các giải pháp mang tính chiến thuật.
  • Kiểu chia sẻ (Sharers): Những nhà lãnh đạo luôn công khai thừa nhận những nỗi sợ hãi, sự căng thẳng và những cảm xúc tiêu cực khác của họ.

Mặc dù có những ưu và nhược điểm khác nhau đối với các kiểu phong cách lãnh đạo, nhưng các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng “kiểu chia sẻ” sẽ đặc biệt thành công trong việc xây dựng các đội nhóm có hiệu suất cao và kiên cường đối mặt với vô số những thách thức do đại dịch hay bất cứ điều gì gây ra.

Tại sao điều này có thể xảy ra? Dưới đây là những gì mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện.

Advertisement

Kiểu kỹ thuật và Anh hùng không hùng hồn như bạn nghĩ.

Đầu tiên, trong khi sự tích cực có thể cải thiện hiệu suất, nghiên cứu cho thấy rằng việc cố gắng phớt lờ đi những cảm xúc tiêu cực thực sự sẽ khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn.

Như một nhà lãnh đạo đã nói: “Tôi cảm thấy chán việc đọc sách, tự động viên, học tập, v.v. khi tất cả những gì tôi cảm thấy là sự mệt mỏi vì làm việc quá sức và nhiều nỗi sợ hãi.”

Một nhà lãnh đạo khác cũng bày tỏ cảm xúc tương tự:

“Tính tích cực, tính kiên cường và tư duy hướng ngoại mạnh mẽ của tôi… là những trụ cột cho những người xung quanh tôi.

Advertisement

Tôi thấy rằng mọi người xung quanh đang bị thu hút bởi điều này, nên tôi phải bảo vệ và tiếp tục chăm sóc bản thân ngay cả khi tôi mệt mỏi v.v.,

Khi tôi có được cảm xúc tích cực, tôi có thể tạo ra một ấn tượng cho người khác rằng tất cả mọi thứ đều đang được kiểm soát tốt và ‘nằm trong tầm tay’, mặc dù điều đó không phải lúc nào cũng đúng.”

Ngoài ra, phong cách lãnh đạo “Kiểu Anh hùng” cũng có thể khiến các thành viên trong đội nhóm cảm thấy xa cách với các nhà lãnh đạo của họ hơn, vì nếu nhà lãnh đạo tỏ ra không gặp khó khăn gì, nó có thể gây ra áp lực lên những người khác.

Vỏ bọc của sự tích cực có thể làm giảm hạnh phúc của cả các thành viên trong đội nhóm và lãnh đạo, phá hoại mối quan hệ của lãnh đạo với nhân viên và cuối cùng làm giảm sự tự tin và hiệu suất trong công việc.

Advertisement

Tương tự như vậy, nhiều nhà lãnh đạo “Kiểu kỹ thuật” trong nghiên cứu nhận thấy rằng việc bỏ qua các cảm xúc dù cho nó là tiêu cực không không phải là một cách hiệu quả.

Trước hết, nó làm suy yếu sức khỏe tinh thần của các nhà lãnh đạo. Như một nhà lãnh đạo đã lưu ý, “Khi bắt đầu đại dịch, tôi đã kiểm soát được sự căng thẳng và sự bất ổn bằng cách chăm sóc sức khoẻ tinh thần của chính mình”.

Một số người tham gia khác lưu ý rằng mặc dù phong cách lãnh đạo của ông là tập trung vào kết quả, có những người dường như đang làm rất ít những thứ được yêu cầu từ họ … mọi người đang cảm thấy chán nản và có rất nhiều thất vọng.

Mặc dù cảm xúc có vẻ là thứ phù phiếm đối với một số người, nhưng trên thực tế, chúng có thể thúc đẩy mọi thứ mà các nhà lãnh đạo quan tâm, từ hiệu suất công việc đến doanh thu cho đến sự hài lòng của khách hàng.

Advertisement

Do bỏ qua các yếu tố cảm xúc, các nhà lãnh đạo “kiểu kỹ thuật” cũng thất bại trong việc khai thác những cảm xúc tích cực, điều có thể thúc đẩy hiệu suất và giải quyết những cảm xúc tiêu cực của nhân viên.

Những nhà lãnh đạo xuất chúng nhất là những người thích chia sẻ – “Kiểu chia sẻ”.

Ngược lại, việc chia sẻ những cảm xúc tiêu cực có thể làm giảm tác động (tiêu cực) của chúng đối với các nhà lãnh đạo, xây dựng sự đồng cảm giữa nhà lãnh đạo và nhân viên, khuyến khích người khác cởi mở về những cảm xúc tiêu cực của chính họ và giúp những người khác hiểu lại và vượt qua những khó khăn đó.

Tất cả những điều này cuối cùng sẽ là động lực làm thúc đẩy yếu tố tinh thần và hiệu suất trong toàn bộ tổ chức.

Ví dụ: một nhà lãnh đạo nhận thấy rằng khi họ cởi mở về yếu tố cảm xúc với đội nhóm của mình, điều đó cho phép họ “vượt ra khỏi các câu chuyện đơn thuần và kết nối sâu sắc hơn… nó mở ra một cuộc trò chuyện khác phong phú hơn, một cuộc thảo luận rất ‘giàu dữ liệu'”.

Advertisement

Những “cuộc trò chuyện mang tính nhân văn hơn” này đã giúp các đội nhóm vượt qua những ngày tháng khó khăn nhất để hướng tới những khoảnh khắc tràn đầy năng lượng và lạc quan nhất trong tương lai.

Trong suốt quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng cởi mở về những bất ổn trong nội tâm có thể giúp mọi người đối phó hiệu quả hơn với những cảm xúc tiêu cực đồng thời tạo ra sự gần gũi hơn về mặt tâm lý giữa các thành viên trong tổ chức.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Hà Anh

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement