Skip to main content

3 xu hướng thương mại điện tử chính trong năm 2021

16 Tháng Ba, 2021

Thanh toán kỹ thuật số tăng, logistics lên ngôi, cùng sự đổi mới trong chiến lược bán hàng được dự báo sẽ là 3 xu hướng chủ đạo của thương mại điện tử năm nay.

Đại dịch Covid-19 diễn ra thúc đẩy mạnh mẽ các doanh nghiệp và người dùng chuyển đổi sang nền tảng trực tuyến, đây là xu hướng sẽ tiếp tục trong thời kỳ bình thường mới.

Việc mua sắm trực tuyến phát triển từ trải nghiệm giao dịch thuần túy dần sang trải nghiệm mang tính xã hội hơn, các nền tảng thương mại điện tử tích hợp nhiều yếu tố tương tác như trò chơi và livestream để gia tăng kết nối với người dùng.

Cùng với những tiến bộ công nghệ, sự gia tăng độ phủ của internet và xu hướng trẻ hóa dân số với một thế hệ trẻ am hiểu công nghệ và những gia đình có thu nhập mức trung bình trở lên, do đó, thương mại điện tử được kì vọng sẽ đóng một vai trò tích hợp trong cách sống, kết nối và kinh doanh.

Ông Trần Tuấn Anh, CEO Shopee Việt Nam cho rằng, thanh toán kỹ thuật số tăng, logistics lên ngôi, cùng với sự đổi mới trong chiến lược bán lẻ của nhà bán hàng sẽ là 3 xu hướng chủ đạo của năm nay.

Thanh toán kỹ thuật số đi vào cuộc sống

Thanh toán kỹ thuật số là phương thức đang được ưa chuộng trên các sàn thương mại điện tử, theo đó, việc ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận với thương mại điện tử cũng trở thành động lực thúc đẩy xu hướng thanh toán không tiền mặt tại các cửa hàng.

Theo ghi nhận, tổng số đơn hàng Shopee được thanh toán qua ví điện tử AirPay trên toàn khu vực đã tăng trưởng gấp 4 lần.

Trong đó, nhóm tăng trưởng mạnh nhất ở hầu hết các thị trường là nhóm người dùng trên 50 tuổi, minh chứng cho tính dễ tiếp cận của ví AirPay đối với độ tuổi thường được xem là khó thích ứng với kỹ thuật số.

Trong bối cảnh chính phủ đang hướng tới một xã hội không dùng tiền mặt, cùng tác động của dịch bệnh đã thúc đẩy quá trình này ở một số khu vực thường có các giao dịch được thực hiện bằng tiền mặt.

Khi người tiêu dùng và doanh nghiệp đã nhanh chóng chấp nhận thanh toán kỹ thuật số với mục đích mang lại sự tiện lợi và tính bảo mật cao hơn.

Bên cạnh đó, số lượng cửa hàng là đối tác tại Việt Nam sử dụng hình thức thanh toán này tác như 7-Eleven, MyKingdom và Guardian cũng tăng trưởng 2 lần trong năm 2020.

Thanh toán kỹ thuật số tăng, logistics lên ngôi, cùng với sự đổi mới trong chiến lược bán lẻ của nhà bán hàng sẽ là 3 xu hướng chủ đạo của năm 2021

Dịch vụ hậu cần chính là huyết mạch

Nhu cầu về các sản phẩm thiết yếu hàng ngày và các thiết bị gia dụng có sự gia tăng đáng kể là một minh chứng.

Tại Việt Nam, sức tiêu thụ các mặt hàng liên quan đến Thực phẩm, Sức khỏe và Gia đình đã tăng gấp 2 lần, cho thấy dịch vụ hậu cần đã trở nên quan trọng khi người tiêu dùng dần chuyển sang các nền tảng thương mại điện tử và có mong đợi nhiều hơn về việc giao hàng hiệu quả.

Việc khai thác mạng lưới rộng lớn và tích hợp của các nền tảng thương mại điện tử được xem là một phương thức hiệu quả giúp các doanh nghiệp và nhà bán hàng tận dụng công nghệ để tối ưu quá trình vận chuyển hàng hóa với chi phí tiết kiệm.

Các sàn thương mại điện tử hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng quy mô và tập trung vào tăng trưởng một cách hiệu quả, bằng cách cung cấp toàn bộ quá trình từ kiểm duyệt đến giao hàng, bao gồm cả việc liên tục củng cố mạng lưới kho hàng và năng lực hậu cần.

Năm ngoái, các dịch vụ vận chuyển liên tục mở rộng phạm vi hoạt động để tiếp cận nhiều người dùng hơn, bao gồm cả người dùng ở khu vực nông thôn.

Shopee ghi nhận ​​nhiều doanh nghiệp khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng hậu cần với số lượng mặt hàng được vận chuyển từ kho tăng gấp 3 lần vào năm 2020.

Chiến lược dành cho các nhà bán hàng

Đại dịch đã thúc đẩy các doanh nghiệp, thương hiệu ở mọi quy mô đẩy mạnh các chiến lược kỹ thuật số để tiếp cận người dùng hiệu quả hơn.

Khi kênh trực tuyến trở thành một kênh doanh thu lớn hơn cho các thương hiệu và nhà bán hàng, các nền tảng thương mại điện tử cần phải thích ứng và phối hợp với họ để hiện thực hóa các chiến lược bán lẻ sáng tạo nhằm thu hút khách hàng theo những cách riêng và tăng cường sự hiện diện trực tuyến của những thương hiệu và nhà bán hàng này.

Một ví dụ cụ thể, Shopee đã hợp tác với thương hiệu POND’S để tích hợp giải pháp công nghệ làm đẹp được hỗ trợ bởi AI, Skin Advisor Live vào trải nghiệm mua sắm trực tuyến.

Điều này cho phép người mua hàng trải nghiệm quá trình phân tích chăm sóc da được cá nhân hóa trực tuyến miễn phí và đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt hơn.

POND’s cũng tận dụng những công cụ tương tác sẵn có của Shopee như hình thức livestream để tương tác với khách hàng mục tiêu của thương hiệu này.

Cơn sốt livestream và chơi mini game trên các ứng dụng thương mại điện tử được dự báo sẽ tiếp tục trong năm nay.

Tại lễ hội mua sắm đón Tết Tân Sửu hồi tháng trước, tổng lượt xem Lazlive trên Lazada tăng hơn 6 lần so với lễ hội mua sắm Tết 2020.

Cùng với đó, hoạt động livestream trong 48h kết hợp giữa các tập Siêu Hội Chém Giá và đại nhạc hội Lazada Super Show đã thu hút hơn 15 triệu lượt xem.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo The Leader

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …