Skip to main content

Chiến lược “Point of Life” của Masan đã chứng minh tính hiệu quả

21 Tháng Tám, 2021

Vận hành chuỗi bán lẻ và sản xuất hàng tiêu dùng trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Point of Life được xem là chiến lược chủ chốt của Masan.

chiến lược point of life của masan
Chiến lược “Point of Life” của Masan đã chứng minh tính hiệu quả

Một phần thành công của Masan là nhờ vào chiến lược Point of Life, tiếp cận hầu hết các điểm nhu cầu của người tiêu dùng.

“Tái định nghĩa” không gian bán lẻ, đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại.

Trong nửa đầu năm 2021, Masan đã thí điểm 62 siêu thị mini VinMart+ theo mô hình mới tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Ở các cửa hàng này, có đến 40% diện tích quầy kệ đã được dành cho các sản phẩm tươi sống, góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của người dân trong mùa dịch.

Advertisement

Để chống đứt gãy hàng hóa, Masan đã thí điểm công nghệ châm hàng tự động cho các cửa hàng và siêu thị VinMart+ và VinMart.

Công nghệ này đã được thử nghiệm thành công, theo đó, tỉ lệ sẵn có của hàng hóa đã cải thiện rõ rệt, đạt mức 96% so với mức 80% trước đây.

Từ ngày 26-7, các khách hàng khi mua sắm tại VinMart & VinMart+ với hóa đơn từ 300.000 đồng trở lên sẽ nhà bán lẻ này gói bảo hiểm “Khỏe mạnh trong mùa dịch” với tổng quyền lợi lên tới 40 triệu đồng.

Để bảo vệ chuỗi sản xuất hàng thiết yếu, Masan đề xuất Chính phủ và các địa phương nên cho phép lập “vùng đệm” xung quanh nhà máy, với các cơ sở như trường học, trường dạy nghề, kho, sân vận động, nhà thi đấu… Lao động tại các doanh nghiệp có thể ăn nghỉ, giãn cách và phòng tránh dịch bệnh tại các “vùng đệm” này.

Advertisement

Tích hợp chuỗi F&B và dịch vụ tài chính vào VinMart+ là một trong những mảnh ghép của chiến lược Point of Life của Masan.

Không dừng lại ở việc cải thiện hiệu quả vận hành VCM, Masan đã tích hợp các mảnh ghép mới vào cửa hàng VinMart+, thu hút các khách hàng trẻ có phong cách sống hiện đại.

Tính đến 21-7, có 41 cửa hàng VinMart+ phục vụ các sản phẩm thức uống trà, café take-away của Phúc Long. VCM đang hợp tác với Phúc Long để nhân rộng mô hình này, dự kiến đạt hơn 1.000 kiosk Phúc Long tại VinMart+ trong năm nay.

Bên cạnh các kiosk Phúc Long, Masan đã tích hợp dịch vụ tài chính của Techcombank vào VinMart+ và gọi đó là mô hình CVLife (Convenient Life).

Mô hình thí điểm đầu tiên đã được ra mắt tại Hà Nội. Tại đây, khách hàng có thể thực hiện nhanh các giao dịch ngân hàng như chuyển tiền, nộp – rút tiền mặt, mở tài khoản số đẹp & phát hành thẻ, đăng ký các dịch vụ ngân hàng điện tử khi đến VinMart+ mua sắm.

Advertisement

Khi mua sắm tại VinMart hay VinMart+, người tiêu dùng có thể tham gia vào một “hệ sinh thái” trong đó có tích hợp nhu yếu phẩm thiết yếu, chuỗi F&B và dịch vụ tài chính.

Khách hàng đăng ký chương trình loyalty, được tích điểm khi sử dụng dịch vụ và quy đổi quyền lợi linh hoạt.

Ví dụ, trong dịp khai trương cửa hàng CVLife đầu tiên tại Hà Nội, khi sử dụng thẻ Techcombank Debit thanh toán, khách hàng nhận được ưu đãi hoàn tiền 50% giá trị hóa đơn mua hàng, tối đa 99.000 đồng để mua sắm tại VinMart+, áp dụng cho cả đồ uống Phúc Long tại cửa hàng.

Mở rộng chuỗi VinMart+ lên 3.001 điểm bán.

chiến lược point of life của masan

Advertisement

Trong năm 2021, Masan đặt kế hoạch đưa số lượng cửa hàng VinMart+ lên 3.001 điểm bán, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng về mua sắm thực phẩm tươi ngon, có nguồn gốc xuất xứ, hàng tiêu dùng có thương hiệu đi kèm với các dịch vụ tiện ích khác.

Ngoài “đón đầu” xu hướng mua sắm đang tăng cao của người dân tại kênh mua sắm hiện đại, các cửa hàng VinMart+ và siêu thị VinMart còn đóng vai trò là các “điểm phân phối” cho các đơn hàng online.

Sau thỏa thuận với nhóm nhà đầu tư Alibaba và Baring, Masan đang tăng tốc đẩy mạnh kênh VinMart online qua hợp tác với Lazada. Doanh số của kênh online đã tăng gấp 3 lần vào tháng 6-2021.

Nếu như vào quý 1-2021, doanh số kênh online đóng góp chưa đến 1% vào doanh số VinMart thì đến tháng 6-2021, doanh số của kênh mua sắm này đã đóng góp 6,8%. Tại 4 siêu thị tại TP.HCM, kênh online đóng góp hơn 10% vào doanh số trong tháng 7-2021.

Advertisement

Trên cơ sở doanh thu, chỉ sau 6 tháng triển khai kênh online, doanh thu của kênh bán hàng này đã chiếm 0,5% doanh thu của VCM vào tháng 7-2021. Mỗi ngày, có 1.300 đơn hàng được xử lý thành công trong tổng số gần 3.000 đơn hàng.

Để tháo gỡ nút thắt, VCM đang xây dựng mô hình dark-store với nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp và kho hàng dành riêng cho kênh online tại các siêu thị. Từ đó, hướng đến mục tiêu đến trước tháng 12-2021, hệ thống có thể phục vụ 10.000 đơn hàng mỗi ngày.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement