Skip to main content

Doanh thu của ShopeeFood cao hơn cả tổng doanh thu các mảng của Grab Việt Nam

14 Tháng Mười, 2024

Sau cuộc đua “đốt tiền” giao đồ ăn: ShopeeFood lãi 850 tỷ, doanh thu bằng cả Grab chở khách lẫn giao hàng, AhaFood tuyên bố sẽ chiếm 20% thị phần.

Ahamove cho ra đời Lala vào cuối năm 2017, cạnh tranh trực diện với GrabFood và Now nhưng đã đóng cửa sau hơn 1 năm ra mắt, khi không thể chịu nổi nhiệt từ cuộc đua “đốt tiền”.

Theo báo cáo của Momentum Works, tổng giá trị hàng hóa (GMV) trên các nền tảng giao đồ ăn tại Việt Nam năm 2023 đạt 1,4 tỷ USD, tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á với mức tăng 27%, trong khi các thị trường khác chỉ tăng trưởng một con số. Dữ liệu được tổng hợp từ 4 nền tảng Grab, ShopeeFood, Baemin và Gojek.

Màu mỡ là vậy, song đây cũng là cuộc chiến “đốt tiền” mà thậm chí ông Niklas Ostberg, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Delivery Hero – công ty mẹ của Baemin – từng nhận định sẽ “không bao giờ có lãi”.

Advertisement

Sau tuyên bố đó, Baemin cũng đã quyết định rút khỏi thị trường Việt Nam dù đang chiếm 5% tổng GMV trên thị trường (năm 2023).

Gần nhất, Ahamove được biết đang làm lại cuộc chơi mới trong mảng Food – lĩnh vực doanh nghiệp này từng thất bại với dự án Lala 6 năm trước. Thậm chí, lần trở lại mới này Ahamove tuyên chiến với tham vọng 20% thị phần (Market Share).

Số liệu của Vietdata cho thấy đã có đơn vị “về đích” trong cuộc chiến tưởng chừng không có hồi kết đó. Năm 2023, doanh thu thuần ShopeeFood đạt 4.000 tỷ đồng, tăng hơn 100% so với 2022.

Đối thủ trực tiếp của ShopeeFood là GrabFood – đơn vị của “gã khổng lồ” Grab. Nhưng con số doanh thu của ShopeeFood thậm chí đã ngang bằng với doanh thu của Grab Việt Nam (bao gồm cả giao hàng, giao thức ăn, vận chuyển hành khách…).

Advertisement

Cùng với đó, lợi nhuận sau thuế cũng tăng trưởng mạnh đạt mức gần 850 tỷ đồng. Sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh doanh giúp cho ShopeeFood cải thiện rõ rệt tình hình tài chính, sau 4 năm về với Tập đoàn SEA.

ShopeeFood có tiền thân là Foody, sáng lập bởi ông Đặng Hoàng Minh năm 2012, là mạng xã hội chuyên cung cấp đánh giá về quán ăn ở thành phố lớn như Tp.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Đến năm 2016, Foody ra mắt DeliveryNow.

Năm 2017, SEA mua lại Foody với giá khoảng 64 triệu USD và đổi tên Now thành ShopeeFood.

Bên cạnh ShopeeFood, sự mát tay của SEA còn thể hiện ở Shopee khi doanh thu đơn vị này nhảy vọt 70% lên 18.000 tỷ đồng, tiếp tục đứng đầu bảng trong năm 2023. Lợi nhuận sau thuế đạt mức hơn 1.400 tỷ đồng, cao nhất trong nhóm dù giảm đi một nửa so với năm 2022.

Advertisement

Grab được mệnh danh là “gã khổng lồ”, một công ty công nghệ hàng đầu thế giới với trụ sở chính đặt tại Singapore. Tại Việt Nam, Grab sớm có mặt tại Việt Nam vào cuối năm 2014, hiện đang chiếm giữ thị phần lớn nhất về gọi xe công nghệ tại Việt Nam.

Năm 2018, Grab gây chú ý cực mạnh khi thâu tóm luôn đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình lúc bấy giờ là Uber vào cuối tháng 3 và trở thành “độc tôn” trong thị trường đầy tiềm năng này.

Để có được “ngôi vương”, Grab cũng phải trả giá bằng việc thua lỗ liên tục nhiều năm liền. Năm 2023, Grab lần đầu có lãi.

“Ahamove sẽ không lặp lại thất bại trước đây” , ông Phạm Hữu Ngôn – CEO Ahamove – chia sẻ. Được biết, Ahamove là một công ty của Scommerce (tên cũ là Giao Hàng Nhanh), thành lập từ năm 2015.

Advertisement

Trước sức nóng của thị trường Food Delivery thời điểm đó, Ahamove với thế mạnh giao hàng on-demand cho ra đời Lala vào cuối năm 2017, cạnh tranh trực diện với GrabFood và Now (tên ban đầu của ShopeeFood). Dù vậy, Lala đóng cửa sau hơn 1 năm ra mắt, khi không thể chịu nổi nhiệt từ cuộc đua “đốt tiền”.

Trong lần trở lại này, Ahamove chọn hướng đi thông qua ứng dụng AI trên các nền tảng thứ ba như Facebook Messenger. Theo giới thiệu, AI Chatbot sẽ được tích hợp vào trang Facebook của từng nhà hàng, hỗ trợ toàn bộ quá trình đặt đơn của người dùng tự động gồm gửi menu, tư vấn món, lấy thông tin địa chỉ/số điện thoại và tính tổng giá trị đơn hàng.

Sau khi người dùng xác nhận đặt đơn, Chatbot đồng thời thông báo cho nhà hàng để chuẩn bị đơn và thực hiện điều động tài xế Ahamove đi giao hàng. Ahamove dự tính quá trình tư vấn diễn ra trong 2 phút và giao hàng diễn ra trong khoảng 15 phút.

AhaFood đã triển khai tại Đà Nẵng với 500 nhà hàng, đang thử nghiệm tại Hà Nội và Tp.HCM để mở rộng thị trường. Sắp tới, merchants (bên bán hàng) theo đại diện còn có thể tạo video content, giúp họ tích hợp với các kênh như Facebook, Zalo, Telegram… Merchants chỉ cần tập trung vào khâu chế biến món.

Advertisement

Với hướng đi này, AhaFood định vị là bên cung cấp giải pháp AI cho merchants chứ không đảm nhiệm vai trò nền tảng thứ ba trong mảng Food. Ông Ngôn dự tính Ahamove có thể chiếm 20% thị phần mảng giao đồ ăn trong 2 – 3 năm tới.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Tri Túc | Nhịp sống thị trường

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Shopee và TikTok Shop chiếm gần 90% thị phần thương mại điện tử tại Việt Nam

21 Tháng Mười Một, 2024
Tại sự kiện diễn ra chiều 20/11 về thương mại điện tử, ông Nguyễn Xuân Thảo – ủy viên Ban t…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement