Skip to main content

GMV là gì? Tất cả những gì cần hiểu về chỉ số GMV

7 Tháng Tám, 2021

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu toàn diện các nội dung cần biết về thuật ngữ GMV (từ viết tắt của Gross Merchandise Value/Volume) như: GMV là gì, chỉ số GMV được hiểu như thế nào trong ngành thương mại điện tử (eCommerce), cách tính GMV, ứng dụng GMV trong kinh doanh và marketing, GMV khác gì so với doanh thu, ý nghĩa của GMV trong ngành thương mại điện tử, một số ví dụ về GMV và hơn thế nữa.

gmv là gì
GMV là gì? Tất cả những gì cần hiểu về chỉ số GMV

Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp, khái niệm về GMV (Gross Merchandise Value) không chỉ bao hàm ý niệm về độ lớn của doanh nghiệp mà còn là sức khoẻ hay hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp đó trong một thời kì nhất định. Vậy thực chất GMV là gì, cách tính GMV ra sao và nó có ý nghĩa gì trong doanh nghiệp. Tất cả sẽ được đề cập trong bài viết này.

Mục lục bài viết:

  • GMV là gì?
  • GMV Coverage là gì?
  • GMV Shopee là gì?
  • NMV là gì?
  • GTV là gì?
  • Một số lưu ý về khái niệm GMV mà bạn nên hiểu.
  • Thuật ngữ GMV được hiểu như thế nào.
  • Công thức tính chỉ số GMV.
  • GMV và các nhà bán lẻ C2C.
  • Một số khái niệm về GMV.
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến thuật ngữ GMV.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Advertisement

GMV là gì?

GMV là từ viết tắt của từ tiếng Anh Gross Merchandise Volume hoặc Gross Merchandise Value trong tiếng Việt có nghĩa là Tổng khối lượng hàng hóa giao dịch (hoặc Tổng giá trị hàng hoá giao dịch).

GMV là tổng giá trị hàng hóa được bán tới một thị trường nhất định ở trong một khoảng thời gian nhất định được tạo ra qua những giao dịch giữa khách hàng với khách hàng (C2C) thông qua một nền tảng nhất định (website hoặc ứng dụng).

GMV là thước đo sự tăng trưởng của doanh nghiệp hoặc việc sử dụng các nền tảng để bán hàng hóa do người khác sở hữu (ví dụ như các sàn thương mại điện tử eCommerce).

Tổng giá trị hàng hóa hay GMV thường được sử dụng để xác định những gì liên quan đến sức khoẻ kinh doanh của các nền tảng (web hoặc app) thương mại điện tử vì doanh thu của nó sẽ là một con số của tổng hàng hóa đã bán và các khoản phí được tính.

Advertisement

GMV hữu ích nhất khi nó được sử dụng như một thước đo so sánh theo thời gian, chẳng hạn như giá trị quý hiện tại so với giá trị quý trước đó chẳng hạn.

GMV cũng còn được gọi là tổng khối lượng hàng hóa (gross merchandise volume); cả hai khái niệm này đều chỉ tổng giá trị tiền tệ của tổng doanh số bán.

Theo Wikipedia: GMV hay tổng khối lượng hàng hóa là một thuật ngữ được sử dụng trong bán lẻ trực tuyến để chỉ tổng doanh số bán hàng có giá trị tiền tệ cho hàng hóa được bán thông qua một thị trường cụ thể trong một khung thời gian nhất định.

GMV bao gồm mọi khoản phí hoặc các khoản khấu trừ khác, đó là những gì mà người bán có thể tính toán riêng.

Advertisement

Ngày nay, thuật ngữ GMV được sử dụng phổ biến để mô tả độ lớn hay thị phần của các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam như Shopee, Lazada hay các sàn thương mại điện tử toàn cầu như Amazon, Temu, Taobao, Tmall, 1688.

GMV Coverage là gì?

GMV Coverage có nghĩa là độ bao phủ GMV.

Cũng tương tự như các khái niệm khác gắn liền với cụm từ “coverage”, tức nói đến bộ bao phủ hay phủ sóng, như Brand Coverage hay Marketing Coverage, GMV Coverage đề cập đến dung lương hay mức độ bao phủ của tổng giá trị hàng hóa được bán tới một thị trường nhất định ở trong một khoảng thời gian nhất định được tạo ra qua những giao dịch giữa khách hàng với khách hàng (C2C) thông qua một nền tảng nhất định so với các nền tảng khác hiện có trên thị trường.

NMV (Net Merchandised Value) là gì?

Khác với GMV, NMV là tổng giá trị giao dịch hàng hoá thành công qua sàn.

Advertisement

NMV (Net Merchandised Value) = Tổng giá trị của tất cả các đơn hàng giao thành công. Tức chỉ bao gồm Delivered.

NMV ở đây khác với Doanh thu – Revenue ở điểm sau:

Revenue: Gồm cả NMV + Doanh thu đến từ tiền quảng cáo của các nền tảng. Ví dụ mọi người Top-up tiền cho Shopee hay Lazada để chạy quảng cáo thì tiền này được tính vào revenue chứ không tính là NMV.

GTV (Gross Transaction Volume) là gì?

GTV (Gross Transaction Volume): Là thuật ngữ để chỉ các nền tảng như Grab, Now hay Gojek, tức là tổng giá trị các giao dịch trên nền tảng.

Advertisement

Lý do các nền tảng này dùng T- Transaction chứ không phải M- Merchandise vì hành vi mua bán qua các nền tảng này là dịch vụ nên thông thường dùng từ giao dịch thay vì hàng hoá.

Một số lưu ý về khái niệm GMV mà bạn nên hiểu.

  • GMV hay tổng giá trị hàng hoá đề cập đến khối lượng hàng hóa được bán qua các nền tảng thương mại điện tử giữa khách hàng với khách hàng (C2C: customer-to-customer).
  • Tổng giá trị hàng hoá được tính trước khi trừ đi bất kỳ khoản chi phí hay khoản phí nào.
  • GMV là một thước đo sự tăng trưởng của doanh nghiệp hoặc việc sử dụng một nền tảng để bán lại các sản phẩm được sở hữu bởi người khác thông qua hình thức ký gửi.
  • Phân tích GMV từ một thời kỳ này đến một thời kỳ khác cho phép những nhà quản trị và phân tích có những nhận định đúng đắn về sức khoẻ tài chính của doanh nghiệp đó.
  • GMV không phải là một sự đại diện chính xác cho doanh số của một doanh nghiệp, nó chỉ như là một phần doanh số của những người bán hàng.
  • Các doanh nghiệp có thể sử dụng GMV để tính toán thị phần của họ trên thị trường.

Thuật ngữ GMV được hiểu như thế nào.

Tổng giá trị hàng hóa (GMV) là những gì được tính trước khi trừ bất kỳ khoản phí hoặc chi phí nào (chiết khấu, khuyến mãi, quảng cáo, marketing…).

Nó cung cấp những thông tin mà một doanh nghiệp bán lẻ có thể sử dụng để đo lường mức độ tăng trưởng, thường là hàng tháng hoặc hàng năm.

Nói chung, một doanh nghiệp bán lẻ có thể tính toán tổng giá trị của tất cả các giao dịch bán hàng đã hoàn thành, mặc dù lợi nhuận hàng hóa có thể cần được loại bỏ khỏi con số này để cung cấp một phép tính chính xác hơn.

Advertisement

Để tính GMV, chỉ cần nhân số lượng hàng hóa đã bán với giá bán của chính hàng hóa đó.

Thuận lợi và bất lợi khi tính toán GMV là gì.

Thuận lợi và bất lợi khi tính toán GMV là gì.

Khi tìm hiểu về khái niệm GMV, bạn sẽ biết đến các cách tính GMV, tuỳ thuộc vào từng cách tính toán khác nhau, chúng có những thuận lợi và bất lợi khác nhau.

Thuận lợi khi tính toán chỉ số GMV là gì?

Vì các nhà bán lẻ có thể là nhà sản xuất hoặc không phải là nhà sản xuất hàng hóa mà họ đang bán nên việc đo lường tổng giá trị của tất cả các giao dịch bán hàng sẽ cung cấp thông tin chi tiết về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Điều này đặc biệt đúng trong các thị trường hoạt động theo mô hình C2C, tức giao dịch giữa khách hàng với khách hàng, nơi các nhà bán lẻ đóng vai trò như một bên thứ ba để kết nối giữa người mua và người bán mà không cần sự tương tác của họ.

Advertisement

GMV cũng có thể cung cấp giá trị cho các nhà bán lẻ trong lĩnh vực ký gửi, vì họ chưa bao giờ chính thức mua những hàng hoá đó. Hàng hoá khi này chỉ đơn giản là ký gửi.

Mặc dù các hàng hoá thường được đặt trong địa điểm bán lẻ của các doanh nghiệp này, nhưng doanh nghiệp đó hoạt động với tư cách là người bán lại được ủy quyền, thường có tính phí đối với hàng hóa hoặc tài sản của người hoặc tổ chức khác.

Nói chung, họ không bao giờ là chủ sở hữu thực sự của các mặt hàng, vì cá nhân hoặc tổ chức sở hữu các mặt hàng đó chỉ ký gửi hoặc có thể yêu trả lại.

Bất lợi khi tính toán GMV là gì?

Mặc dù GMV là những gì đại diện cho tổng giá trị hàng hóa được bán trên sàn giao dịch C2C, nhưng nó không thực sự phản ánh lợi nhuận của một doanh nghiệp.

Advertisement

Ví dụ, nếu GMV của một doanh nghiệp là 500 USD trong tháng, thì toàn bộ 500 USD đó cũng không được chuyển đến doanh nghiệp, phần lớn số tiền đó sẽ đến tay các cá nhân hoặc tổ chức đã bán hàng hóa đó.

Doanh thu thực sự của doanh nghiệp sẽ chỉ là khoản phí mà doanh nghiệp đó tính cho việc sử dụng các nền tảng của mình để bán hàng. Nếu phí là 2%, doanh thu thực sự của doanh nghiệp khi đó sẽ là 500 USD x 2% = 10 USD.

Tùy thuộc vào từng loại nền tảng thương mại điện tử, GMV hay tổng giá trị hàng hoá cũng có thể có những nhược điểm khác.

Ví dụ: nếu một doanh nghiệp là nhà bán lẻ trực tuyến tự sản xuất và bán hàng hóa của chính mình, GMV sẽ cho biết doanh thu của một công ty, nhưng nó sẽ chỉ là một số liệu để tham khảo.

Advertisement

Nó sẽ không cho bạn biết số lượng khách hàng ghé thăm cửa hàng hoặc bao nhiêu doanh thu từ các khách hàng mua lặp lại, đó là những chỉ số quan trọng về mức độ hài lòng của khách hàng và là thước đó sức khỏe lâu dài của doanh nghiệp.

Chỉ số GMV và các nhà bán lẻ C2C.

GMV là gì
GMV là gì? Những thông tin bạn cần hiểu về GMV

Các nhà bán lẻ C2C tức giữa khách hàng với khách hàng cung cấp một nền tảng hoặc hệ thống để người bán có thể liệt kê các mặt hàng họ có trong kho và để người mua tìm các mặt hàng họ quan tâm.

Nhà bán lẻ khi này hoạt động như một trung gian bán hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch, thường là với một khoản phí, mà không cần sự tham gia của cả người mua lẫn người bán trong quá trình giao dịch.

Trong nhiều giao dịch mua bán giữa khách hàng với khách hàng, nhà bán lẻ tạo điều kiện giao dịch mà không cần tiếp xúc với bất kỳ hàng hóa vật lý nào.

Advertisement

Thay vào đó, người bán sẽ gửi mặt hàng trực tiếp cho người mua sau khi khoản thanh toán của việc mua bán được hoàn tất.

Mô hình này có thể khác rất nhiều so với các mô hình bán lẻ (Retail Model) khác, trong đó nhà bán lẻ mua hàng hóa từ nhà sản xuất hoặc nhà phân phối và sau đó về cơ bản họ hoạt động như một đại lý được ủy quyền của hàng hóa mà doanh nghiệp đã mua.

Một số ví dụ về khái niệm GMV và công thức tính GMV.

Hai trong số các nền tảng C2C nổi tiếng nhất hiện nay là Shopee và Lazada. Giả sử, trong quý đầu tiên của năm tài chính 2022, eBay đã bán được 100 hàng hóa.

Để đơn giản, giả sử tất cả những hàng hóa đó đều có giá 5 USD. Trong quý đầu tiên, GMV của Shopee sẽ là 100 X 5$ = 500 USD.

Advertisement

Bây giờ, giả sử rằng trong cùng một quý, Lazada đã bán được 80 hàng hóa và một lần nữa, tạm tính tất cả hàng hóa đều có giá 4 USD. Khi này, trong quý đầu tiên, GMV của Lazada sẽ là 80 x 4$ = 320 USD.

Trong ví dụ này, Shopee có GMV tốt hơn ở mức 500 USD so với Lazada ở mức 320 USD. Tuy nhiên, điều này lại không nói lên toàn bộ câu chuyện.

Trên các nền tảng này, một phần doanh thu phải được trả lại cho người bán (bên sở hữu) đã bán hàng hóa đó; Shopee và Lazada chỉ giữ lại các khoản phí mà họ đã tính, đó là doanh thu thực tế của họ.

Trong ví dụ này, Shopee tính phí 2% và do đó, nó sẽ mang lại 10 USD (500 USD x 2%). Mặt khác, Lazada tính phí cao hơn là 4% nên Lazada sẽ mang về 12,80 USD (320 đô la x 4%).

Advertisement

Vậy sự thật trong câu chuyện này là, Lazada đang thực sự hoạt động tốt hơn Shopee và GMV khi này hiển nhiên không đánh giá đúng về sức khoẻ của doanh nghiệp.

Một số nền tảng C2C nổi tiếng khác trên thế giới là eBay và Etsy.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến thuật ngữ GMV.

  • GMV trong quảng cáo là gì?

Thường được sử dụng trên các sàn thương mại điện tử, GMV trong quảng cáo cho biết tổng số tiền thu về từ việc khách hàng mua sản phẩm được quảng cáo và các sản phẩm khác trong cửa hàng tính từ khi khách hàng nhấp chuột vào quảng cáo.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ những gì bạn cần biết về chỉ số GMV. Việc hiểu rõ về khái niệm GMV là gì và tính toán những gì liên quan đến GMV hay tổng khối lượng hàng hoá không chỉ giúp các doanh nghiệp đánh giá mức độ hiệu quả của doanh nghiệp mình mà còn giúp các nhà đầu tư có được những quyết định đầu tư đúng đắn dựa trên sức khoẻ tài chính của chính doanh nghiệp đó.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Doanh nghiệp nào đang thực sự nắm giữ Highlands Coffee

12 Tháng Mười Một, 2024
Sau gần 25 năm hoạt động, Highlands Coffee hiện là chuỗi trà – cà phê lớn nhất tại Việt Nam…
Advertisement

Advertisement