Skip to main content

Sales: 10 yếu tố để “buôn may bán đắt”

29 Tháng Một, 2021

Cách chinh phục khó nhằn của công việc kinh doanh. 10 yếu tố hoàn thiện bản thân trở thành người bán hàng (Sales Person) chuyên nghiệp và thành công.

Trở thành người bán hàng xuất sắc là mong muốn của bất kỳ cá nhân nào đang hoạt động buôn bán. Bán hàng không chỉ dừng lại ở việc mua và bán.

Người bán cần dung hòa nhiều yếu tố, bí quyết khác nhau để tạo thương hiệu riêng, tăng và duy trì doanh số.

Advertisement

1/ Tạo ấn tượng đầu tiên với khách hàng

Ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng là thứ khó quên nhất. Hãy cho khách hàng vào tình thế buộc phải nhớ toàn những điều tốt đẹp về bạn.

Người bán hàng chuyên nghiệp cần có những cách gây ấn tượng với khách hàng riêng của mình để không bị nhầm lẫn với người khác. Tạo cho khách hàng sự tin tưởng thông qua cách giao tiếp, ăn mặc, đúng giờ,…

2/ Người bán hàng cần có kiến thức, hiểu biết

Kiến thức, hiểu biết về sản phẩm và lĩnh vực sản phẩm giúp bạn có chế độ tư vấn, chăm sóc khách hàng tốt nhất. Kiến thức tổng hợp từ nhiều lĩnh vực khác nhau thể hiện trình độ và sự hiểu biết của người bán hàng. Nhờ đó, niềm tin của khách hàng về bạn và sản phẩm bạn bán được củng cố vững chắc.

3/ Khả năng hòa nhập, thích ứng tốt

Công việc bán hàng có đặc thù phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Người bán cần là một con tắc kè hoa với nghệ thuật hòa nhập điêu luyện. Sự hòa nhập, tạo nên sự gần gũi giữa người bán và người mua.

Advertisement

4/ Tính nhạy cảm của một người bán hàng

Khả năng đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu được điều họ muốn. Nắm bắt được tâm lý khách hàng là điều kiện để bạn đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp nhất. Sự lắng nghe, quan tâm khách hàng dễ tạo được thiện cảm dù là với khách hàng khó tính nhất.

Sự nhiệt tình thể hiện cái tâm của người bán hàng với khách. Người bán hàng không chỉ đơn thuần là đưa sản phẩm đi tiêu thụ và còn mang cho mình trách nhiệm song phương, đóng vai trò là người giúp khách hàng tìm kiếm sản phẩm để giải quyết nhu cầu của họ.

5/ Người bán hàng phải biết thăm dò ý kiến

Thăm dò những điều khách hàng mong muốn hoặc nhận xét về mình là điều hết sức quan trọng. Việc thăm dò nên được triển khai với tất cả khách hàng.

Kết quả phản hồi cho phép bạn có cơ sở hoàn thiện bản thân, hoàn thiện sản phẩm của mình, xây dựng kế hoạch chăm sóc khách hàng, thậm chí là chiến lược kinh doanh mới.

Advertisement

6/ Lòng tự trọng của một người bán hàng

Lòng tự trọng đi đôi với đạo đức của một người kinh doanh. Người bán thể hiện sự tôn trọng nghề nghiệp của mình bằng việc quan tâm đến chất lượng sản phẩm mình bán hơn là lợi nhuận thu được.

Không bán những sản phẩm không rõ chất lượng, không bán những sản phẩm kém chất lượng để trục lợi nhiều hơn. Chịu trách nhiệm với sản phẩm mình bán ra cũng là cách thể hiện cái tâm bán hàng.

Dù hoạt động trong bất kì ngành nghề nào, người không có đạo đức nghề nghiệp luôn đem đến  kết quả không tốt cho người đó.

7/ Tập trung truyền thông quảng bá

Muốn thành công phải có truyền thông! Khi bạn đã tự tin về chất lượng sản phẩm và chế độ của kênh bán hàng của mình, việc cần làm là làm cho thật nhiều người biết đến bạn. Hãy tận dụng tất cả các các kênh truyền thông bạn có thể, tập trung quảng bá điểm khác biệt giữa bạn và những bạn hàng khác.

Advertisement

Ở thời buổi hiện tại, truyền thông qua mạng xã hội mang lại hiệu quả vô cùng to lớn. Hãy tận dụng các trang này, đầu tư vào nội dung quảng bá để đưa sản phẩm của bạn đến gần hơn với người tiêu dùng.

8/ Óc khôi hài

Sự hài hước chính là một điểm cộng cho công việc của bạn. Nếu bạn may mắn là một người “có muối”, hãy tận dụng triệt để nó cho việc truyền thông sản phẩm và giao tiếp với khách hàng. Cuộc tư vấn sản phẩm thú vị và hài hước có thể tăng suy nghĩ tích cực từ khách hàng về bạn. Khả năng bạn “câu” được những khách hàng tiềm năng cũng tăng cao.

9/ Óc sáng tạo

Sáng tạo tạo nên sự khác biệt. Những sự khác biệt tích cực thu hút được sự chú ý của nhiều khách hàng hơn. Sở hữu những đặc tính riêng biệt, độc quyền khiến sản phẩm của bạn nổi bật, trở thành sự lựa chọn ưu tiên của khách hàng.

10/ Khả năng tạo dựng mối quan hệ

Tạo lập và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng giúp bạn có một kênh truyền thông hiệu quả bậc nhất. Một khách hàng có thể mang đến cho bạn nhiều khách hàng khách nhờ cách truyền miệng.

Advertisement

So với các cách thức truyền thông khác, niềm tin khách hàng sẽ lớn hơn khi lời quảng cáo đến từ những người thân quen đã từng sử dụng sản phẩm. Mặt khác, những khách hàng cũ sẽ tiếp tục tin dùng sản phẩm từ bạn nếu bạn giữ được mối quan hệ giữa 2 bên.

Bán hàng có thể được xem như 1 môn nghệ thuật hết sức đặc sắc. Bán hàng là một công việc hết sức phức tạp, khó khăn nhưng cũng không kém phần hấp dẫn và thú vị.

Bên cạnh đó, tiềm năng về mức lợi nhuận kếch xù từ việc bán hàng có thể là một lý do khiến bạn có thể cân nhắc công việc này. Nếu bán hàng là câu trả lời cho câu hỏi nghề nghiệp của bạn, vậy hãy thật nỗ lực chinh phục lĩnh vực đầy lý thú này nhé.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Hà Anh | MarketingTrips

Theo HR Insider

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement