Skip to main content

Tính minh bạch trong kinh doanh là gì? Cách để xây dựng tính minh bạch cho doanh nghiệp

28 Tháng Tám, 2021

Tính minh bạch (transparency) trong kinh doanh có thể là một điều rất tuyệt vời. Bạn cam kết với khách hàng, nhà đầu tư, đối tác hay với cả nhân viên của mình về nhứng thứ bạn làm trong kinh doanh.

Tính minh bạch trong kinh doanh là gì? Cách để xây dựng tính minh bạch cho doanh nghiệp

Tính minh bạch trong kinh doanh là gì?

Sự minh bạch trong kinh doanh là quá trình cởi mở, trung thực và thẳng thắn về các hoạt động vận hành và kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp có tính minh bạch sẽ chia sẻ các thông tin liên quan đến hiệu suất, doanh thu của doanh nghiệp, các quy trình nội bộ, nguồn cung ứng, giá cả và các giá trị kinh doanh khác.

Khi có các vấn hay sai lầm gì xảy ra trong kinh doanh, các doanh nghiệp có tính minh bạch sẽ không cố gắng che giấu đi điều đó. Thay vào đó, họ công khai nó.

Các lợi ích của tính minh bạch trong kinh doanh.

Từ việc giúp tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên đến thúc đẩy doanh số bán hàng, tính minh bạch có thể giúp ích rất nhiều cho danh tiếng và thành công của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp của bạn trung thực và thẳng thắn, bạn có thể thấy lượng khách hàng của mình tăng lên. Một nghiên cứu cho thấy 94% người tiêu dùng sẽ trung thành với một thương hiệu luôn thể hiện sự minh bạch.

Lý do đơn giản cho điều này là bởi vì sự minh bạch dẫn đến sự tin tưởng. Và, ngày càng nhiều người tiêu dùng chỉ muốn ủng hộ những doanh nghiệp mà họ tin tưởng. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp luôn tìm cách che giấu hay gian dối thường bị phanh phui và loại bỏ khỏi cuộc chơi, hay ít nhất là khách hàng sẽ sớm tẩy chay họ.

Trong thời đại thông tin bùng nổ và dễ dàng truy cập như hiện nay, khách hàng càng yêu cầu giao tiếp rõ ràng và minh bạch hơn từ các doanh nghiệp.

Khi nhân viên tin tưởng vào người sử dụng lao động hay doanh nghiệp của họ, thì sự ủng hộ, lòng trung thành, mức độ gắn bó và cam kết cũng sẽ tăng lên.

Nếu bạn muốn nhân viên tin tưởng mình, hãy minh bạch với họ.

5 cách để thực thi tính minh bạch trong doanh nghiệp.

1. Củng cố các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Trước khi bắt tay vào các hoạt động kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp đều có các sứ mệnh, tầm nhìn hay các giá trị kinh doanh cốt lõi riêng.

Đó là có thể là mang lại các sản phẩm an toàn về sức khoẻ cho cộng đồng hay tạo ra những sản phẩm thân thiện với môu trường. Tuy nhiên, cho dù giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì thì bạn nên liên tục thực hiện các hành động để chứng minh giá trị đó.

Không ít ở các doanh nghiệp, mọi thứ chỉ dừng lại ở giai đoạn hô hào hay tuyên ngôn mà không có bất cứ hoạt động cụ thể nào để chứng minh.

Việc củng cố các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp cũng giúp nhân viên của bạn dễ dàng hiểu và làm theo các giá trị đó hơn. Nếu bạn muốn doanh nghiệp của mình minh bạch, tất cả mọi người trong doanh nghiệp của bạn đều phải hiểu họ và bạn đang làm gì.

2. Chia sẻ thông tin với nhân viên của bạn.

Một cách khác mà bạn có thể làm để hướng tới sự minh bạch đó là chia sẻ thông tin về doanh nghiệp của bạn — cả điều tốt lẫn điều xấu — với nhân viên của mình.

Nếu những thứ mà nhân viên của bạn nhận được chỉ là những tin đồn thì rất có thể họ sẽ thiên về phía chống lại doanh nghiệp của mình. Cho đến khi bạn chủ động chia sẻ những thông tin đó, thì dù cho bạn đang làm sai thì nhân viên vẫn sẵn sàng ủng hộ bạn.

Thay vì giữ kín thông tin với nhân viên của mình, bạn nên thường xuyên cập nhật cho họ những tin tức mới nhất về doanh nghiệp của mình.

Khuyến khích sự minh bạch trong doanh nghiệp của bạn bằng cách viết các bản tin, tổ chức các cuộc họp định kỳ hoặc yêu cầu người quản lý chuyển tiếp thông tin đến các nhân viên trong các bộ phận của họ.

3. Đừng che giấu yếu tố giá cả của bạn.

Rất nhiều doanh nghiệp đang cố gắng tìm cách che giấu hoặc thao túng giá cả của họ. Đây là một điều tối kỵ trong công cuộc tìm kiếm sự minh bạch.

Nếu giá của bạn cao hơn các doanh nghiệp khác trong ngành của bạn, hãy chủ động làm rõ về điều này. Hãy giải thích những gì được bao gồm trong giá cả của bạn, bao gồm cả những yếu tố hữu hình (sản phẩm) và vô hình (thương hiệu).

4. Hãy đi thẳng vào vấn đề.

Một số doanh nghiệp không cảm thấy thoải mái với tính minh bạch sẽ có xu hướng không muốn đi thẳng vào các vấn đề chi tiết.

Cho dù bạn đang cập nhật các thông tin mới cho nhân viên của mình, tiết lộ thông tin tài chính cho các nhà đầu tư hay tăng giá bán sản phẩm, hãy đi chi tiết vào vấn đề. Mọi người thích một doanh nghiệp không ngần ngại chia sẻ thông tin một cách thẳng thắn.

5. Hãy thật thà về trải nghiệm của bạn.

Là một chủ doanh nghiệp, bạn cần thẳng thắn và thật thà về kinh nghiệm kinh doanh của mình. Điều này không chỉ có lợi cho các đối tượng mục tiêu của bạn mà còn rất tốt cho bạn.

Khi bạn sở hữu được những thất bại mà bạn đã phải đối mặt và những sai lầm bạn đã mắc phải, bạn có thể học được rất nhiều điều từ nó.

Minh bạch về trải nghiệm của bạn không khiến bạn trông giống như một người thất bại, ngược lại nó mang lại cho bạn sự tin tưởng và an tâm từ người khác.

Ngoài ra, nó còn có thể làm nhân bản hóa bạn, giúp bạn kết nối nhiều hơn với khách hàng mục tiêu của mình. Khách hàng vốn thích những kết nối bằng cảm xúc, và chính những đức tính này có thể giúp họ muốn kết nối hơn với bạn và doanh nghiệp của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Funding Societies của Singapore vừa huy động được 25 triệu USD

22 Tháng Mười Hai, 2024
Funding Societies, công ty khởi nghiệp về công nghệ tài chính (fintech) ở Singapore, vừa huy động…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …