Skip to main content

adidas: Doanh số bán hàng tăng 150% ở Trung Quốc bất chấp nạn tẩy chay

10 Tháng Năm, 2021

adidas cho biết doanh số bán hàng của thương hiệu tại Trung Quốc đã tăng 156% trong ba tháng đầu năm 2021.

adidas đang rất tự tin về doanh số bán hàng của mình trong năm nay khi ghi nhận mức nhu cầu cao hơn mong đợi đối với các sản phẩm trên toàn thế giới, bất chấp nạn tẩy chay của người tiêu dùng ở Trung Quốc.

Nhà bán lẻ đồ thể thao đến từ Đức này hy vọng doanh số bán hàng sẽ tăng khi tỷ lệ “người thanh thiếu niên” tăng cao trong năm nay, với sự tăng tốc “đáng kể” đã được chứng kiến trong quý thứ hai.

Advertisement

adidas cho biết trong một tuyên bố:

“Sự tăng tốc này sẽ được thúc đẩy bởi một loạt các sản phẩm sáng tạo sẽ được ra mắt.”

Ngoài ra, các sự kiện thể thao lớn, chẳng hạn như UEFA Euro và Copa America cũng sẽ hỗ trợ công việc kinh doanh của adidas.

Công ty này cho biết, 502 triệu euro (605 triệu USD) là thu nhập ròng (net income) trong quý đầu tiên của năm nay, tăng từ mức 26 triệu euro vào năm 2020. Doanh số bán hàng cũng đã tăng 27% trong giai đoạn này.

Advertisement

Sự kiện tẩy chay tại thị trường Trung Quốc.

Công ty cho biết doanh số bán hàng tại thị trường Trung Quốc đã tăng 156% trong ba tháng đầu năm 2021.

Điều này diễn ra bất chấp nạn tẩy chay của một số người tiêu dùng Trung Quốc đối với các thương hiệu quốc tế liên quan đến cách đối xử với một trong những dân tộc thiểu số của Trung Quốc ở vùng Tân Cương, nơi hiện đang có nhiều đồn điền trồng bông.

Dân tộc Duy Ngô Nhĩ (Uyghurs) là một dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở phía tây Trung Quốc, tộc người này đã được Liên hợp quốc Hoa Kỳ, Vương quốc Anh xác định là ‘một nhóm người đang bị đàn áp’.

Vào tháng 3, Canada, Anh và Mỹ đã ban hành một tuyên bố chung bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc và liên tục” về nạn cưỡng ép lao động và các hành vi ngược đãi khác đối với tộc người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Advertisement

Cũng vào tháng 3, Liên minh châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc mà họ cho là chịu trách nhiệm chính về các hành vi ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ.

adidas trước đây cũng đã nói rằng họ có “cách tiếp cận không khoan nhượng đối với chế độ nô lệ và nạn buôn bán người”.

Trong một tuyên bố từ tháng 10 năm 2019, Adidas nói rằng: “khi biết được các cáo buộc chống lại một số công ty tìm nguồn cung ứng từ Tân Cương, Trung Quốc, nơi người dân tộc thiểu số bị cho là bị cưỡng ép lao động trong các nhà máy kéo sợi, chúng tôi đã yêu cầu rõ ràng với các nhà cung cấp vải của mình không được lấy bất kỳ loại sợi nào từ Tân Cương.”

adidas nói thêm: “Adidas chưa bao giờ sản xuất hàng hóa ở Tân Cương và không có quan hệ hợp đồng với bất kỳ nhà cung cấp Tân Cương nào cả.”

Advertisement

adidas và các thương hiệu phương Tây khác, bao gồm Nike và H&M, đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội trên mạng xã hội Trung Quốc sau những bình luận của họ về tình hình ở Tân Cương.

Một số người tiêu dùng Trung Quốc đã tẩy chay các thương hiệu và thay vào đó chọn mua sản phẩm từ các công ty trong nước.

Tuy nhiên trái ngược lại với những điều này.

Ông Kasper Rorsted, Giám đốc điều hành của adidas, nói với CNBC rằng ông vẫn kỳ vọng “tăng trưởng rất mạnh” từ Trung Quốc trong năm nay.

Advertisement

“Vì vậy, chúng tôi vẫn rất tự tin sẽ tiếp tục xây dựng vị thế của mình tại Trung Quốc, vốn là thị trường lớn nhất đối với chúng tôi.

Tất nhiên đây là một chủ đề nhạy cảm và chúng tôi đang làm bất cứ điều gì có thể để đảm bảo quyền con người sẽ được bảo vệ.”

Tuy nhiên, bất chấp những tranh cãi, Ông Rorsted cho biết ông không nghĩ rằng sẽ có một sự thay đổi lớn trong chuỗi cung ứng của công ty.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Hà Anh | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement