Skip to main content

Xu hướng ngành bán lẻ ‘hậu đại dịch’ 2021

22 Tháng Sáu, 2021

Ngay cả trong quãng thời gian khó khăn nhất vì dịch bệnh, các đại gia bán lẻ vẫn rót mạnh vốn để chiếm lĩnh mặt bằng chất lượng cao, tập trung tại các trung tâm thương mại lớn.

Rất nhiều kế hoạch lớn theo dự đoán sẽ tiếp tục được những ông lớn này bung ra trong thời gian tới và điểm nóng sẽ đổ dồn về những đại dự án tại phía Tây Hà Nội với sự xuất hiện của giao lộ metro mới của Thủ đô.

Cơn khát mặt bằng của “giới cá mập”.

Uniqlo chính thức “chào sân” Hà Nội tại Vincom Center Phạm Ngọc Thạch (Hà Nội) hồi tháng 3/2020, giữa lúc tình hình dịch bệnh căng thẳng nhất.

Advertisement

Điều bất ngờ là vẫn có rất nhiều người, đeo khẩu trang, xếp hàng ngay ngắn, giữ khoảng cách để được là những vị khách đầu tiên.

Và, khi rất nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác phải thu mình, đóng bớt hệ thống kinh doanh thì đại gia ngành thời trang của Nhật Bản đi theo hướng ngược lại: Mở thêm liên tiếp các cửa hàng tại TP. Hà Nội và TP.HCM.

Tháng 4/2021 mới đây, Uniqlo cũng chính thức đưa vào vận hành cửa hàng tại Vincom Plaza Phan Văn Trị, đánh dấu lần đầu tiên các sản phẩm LifeWear đến với một trong những khu vực dân cư sôi động nhất tại TP.HCM.

Một thương hiệu bán lẻ đình đám khác của Nhật Bản là Muji cũng có cuộc đổ bộ vào Việt Nam tại TP.HCM hồi tháng 8/2020.

Advertisement

Dự kiến trong cuối tháng 6 hoặc tháng 7/2021, chuỗi cửa hàng bán lẻ (Retail Store) nổi tiếng với các loại sản phẩm đồ gia dụng, nội thất, quần áo, mỹ phẩm này cũng sẽ khai trương cửa hàng mới tại Vincom Center Metropolis (Hà Nội).

Kế hoạch “Bắc tiến” cũng được ông lớn Fila thực hiện thần tốc. Trong năm 2020, hai cửa hàng lớn tại Vincom Center Phạm Ngọc Thạch và Vincom Mega Mall Ocean Park đã hoàn thành, mở rộng đường cho thương hiệu thời trang thể thao này chiếm lĩnh thị trường.

Những thương hiệu quốc tế xa xỉ cũng nhìn thấy cơ hội trong thời điểm tưởng như rất khó khăn. Bằng chứng là thời điểm cuối năm 2020, đầu năm 2021, hai nhãn hàng cao cấp là Louis Vuitton và Christian Dior chính thức tham gia thị trường bán lẻ Hà Nội.

Theo Savills, dù khách quốc tế giảm nhưng thị trường bán lẻ đồ xa xỉ tại Việt Nam vẫn ổn định với nhu cầu trong nước lớn.

Advertisement

Trong đầu năm nay Pandora mở thêm 1 cửa hàng mới tại Vincom Center Phạm Ngọc Thạch (Hà Nội) sau khi đã khai trương 2 cửa hàng liên tiếp trong những ngày cuối tháng 12/2020.

H&M cũng tạo ra một làn sóng khi đồng thời khai trương cửa hàng mới tại thị trường Hạ Long và Cần Thơ. Những cái tên trong danh sách còn được nối dài với hàng loạt thương hiệu khủng như Watsons hay Haidilao Hot Pot,…

Bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, Phó giám đốc bộ phận Nghiên cứu và tư vấn của CBRE Việt Nam đánh giá, mẫu số chung của những đợt đổ bộ này đến từ mảng mua sắm mang tính trải nghiệm như thời trang, sức khỏe, sắc đẹp.

Điều này không khó lí giải bởi, mua hàng online trong suốt thời gian dịch bệnh vốn không thể thỏa mãn nhu cầu “trải nghiệm thực thể” tại cửa hàng của người tiêu dùng Việt.

Advertisement

Tất nhiên, quyết định mở rộng của nhiều thương hiệu lớn không chỉ xuất phát từ việc tận dụng lực cầu “bật ngược” trong ngắn hạn như vậy.

“Thị trường bán lẻ Việt vẫn khát mặt bằng bởi đây là nơi hiếm hoi có sự phồi phục tốt, tăng trưởng kinh tế dương, mức độ an toàn cao, cùng quy mô thị trường lớn (100 triệu dân) và mức chi tiêu tăng trưởng trung bình 10,5%/năm”, chuyên gia marketing Vũ Lê Tùng (Đồng sáng lập viên Công ty tư vấn Hưng Hải) nói.

“Miền đất hứa” từ phía Tây Hà Nội.

Một điểm chung khác theo ông Tùng nhận định chính là mặt bằng chất lượng cao tại các trung tâm thương mại. Tất cả những thương hiệu lớn đều ưu tiên chọn đây là nơi đặt chân.

Theo ông, các thương hiệu, đặc biệt là những nhãn hàng lớn nghiên cứu vô cùng tỉ mỉ thị trường, đặc biệt là vị trí cửa hàng. Một số thương hiệu cao cấp thậm chí mất tới 2 – 3 năm, với sự tư vấn của các đơn vị chuyên nghiệp để tìm địa chỉ “chắc thắng”.

Advertisement

Trong khi đó, các trung tâm thương mại sở hữu vị trí trung tâm đắc địa và khả năng “cộng sinh” với các dịch vụ khác đã trở thành sự lựa chọn có sức nặng hơn cả.

Mặc dù xu hướng này đã được hình thành trong khoảng 5 năm trở lại đây, nhưng mới trở nên rõ nét hơn khi Việt Nam trải qua các giai đoạn dịch bệnh.

Hàng loạt thương hiệu đã “bẻ lái” tập trung gần như 100% nguồn lực vào những điểm đến “tất cả trong một” này.

Trước đó, để tạo độ phủ, tăng tính nhận diện, ngoài các cửa hàng tại trung tâm thương mại, nhiều nhãn hàng chấp nhận bỏ số tiền lên tới vài chục nghìn USD để thuê mặt bằng trên các tuyến phố lớn.

Advertisement

Tuy nhiên, sau những làn sóng Covid, xu hướng tiêu dùng đang dần rẽ hướng vào những trung tâm thương mại lớn – nơi người dùng thấy an tâm hơn với các biện pháp phòng dịch tốt, đáp ứng mọi nhu cầu tại một điểm đến giúp khách hàng không phải di chuyển, tiếp xúc nhiều.

Nhận thấy xu hướng tiêu dùng trong “thời kỳ bình thường mới”, các nhãn hàng dần cơ cấu lại hoạt động kinh doanh theo hướng hiện đại hơn, vừa tiết kiệm nguồn lực, vừa đáp ứng được dòng cầu lớn.

Nguyên nhân thứ 2 theo ông Tùng là chỉ những trung tâm thương mại uy tín của những thương hiệu lớn mới đủ năng lực hấp thụ những yêu cầu ngày càng cao của các thương hiệu.

Đơn cử như Muji, thương hiệu Nhật Bản muốn xây dựng hệ thống cửa hàng flagship tại Việt Nam với hàng nghìn mặt hàng trên mặt bằng lên tới 2.000 m2.

Advertisement

Tương tự là Uniqlo, ông lớn này có “khẩu vị” rất khó chiều khi thường chiếm trọn 2-3 tầng của những trung tâm thương mại nổi tiếng nhất với mặt bằng quy mô khủng.

Dễ thấy, “trải nghiệm khác biệt” đang là xu hướng các thương hiệu đua nhau để chiếm lĩnh thị trường và không dễ để tìm được điểm đặt chân “khủng” như thế giữa mặt tiền các tuyến phố san sát nhà dân.

Theo dự báo của CBRE, trong các quý tới, các nhãn hàng thời trang, ẩm thực và siêu thị sẽ tiếp tục ra mắt tại Hà Nội, giúp thị trường bán lẻ sôi động hơn. Điều này đồng nghĩa mặt bằng cho bán lẻ trong thời gian tới cũng sẽ là cuộc đua gay cấn không kém.

Advertisement

Theo CBRE tính toán, trong thời gian còn lại của năm 2021, thị trường Hà Nội sẽ chào đón khoảng 73.000m2 mặt bằng mới, đáng kể nhất là đại dự án Vincom Mega Mall Smart City ở khu vực phía Tây Hà Nội.

Đây là khu vực có sự phát triển nhanh chóng với hạ tầng giao được quy hoạch hoàn hảo. Nơi đây có những tuyến đường huyết mạch tỷ USD như Đại lộ Thăng Long, đường vành đai 3, 3,5, đường Lê Trọng Tấn, Lê Quang Đạo…

Đặc biệt còn được xem là “siêu giao lộ” với 3 tuyến metro đắt giá 5, 6 và 7 mà trung tâm “siêu giao lộ” ấy chính là dự án Vincom Mega Mall Smart City, chiếm 67% nguồn cung với khoảng 49.000m2.

Tuy nhiên, nguồn cung những năm sau đó sẽ chững lại. Như tính toán của bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc cấp cao, Bộ phận nghiên cứu – tư vấn Savills Việt Nam, trong năm 2022, diện tích mặt bằng ra mắt sẽ chỉ khoảng 132.000m2.

Advertisement

Bởi thế, theo nhận định, các thương hiệu khả năng cao sẽ “bung sức” trong năm nay để chiếm trước địa điểm kinh doanh trước khi đầu ra bị bó hẹp.

“Những địa điểm chiếm nguồn cung lớn, uy tín như Vincom Mega Mall Smart City sẽ là miền đất hứa, thị trường sẽ vô cùng sôi động, đặc biệt là khi vaccine được tiêm rộng rãi, kích thích dòng cầu tăng mạnh”, chuyên gia Vũ Lê Tùng nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Starbucks chọn ‘địa phương hóa’ làm chiến lược phát triển bền vững

14 Tháng Mười Một, 2024
Cuối tháng 9, gã khổng lồ ngành F&B Starbucks mở cửa hàng đầu tiên tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) ở…

Đọc nhiều

Tìm hiểu về Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha

15 Tháng Tám, 2021
Sự khác biệt lớn giữa các thế hệ (Generation) Baby Boomers, Gen X, Gen Y, Gen Z và Gen Alpha đang…
Advertisement