“Có chiến lược” là tư duy ưu tiên hàng đầu của một nhà lãnh đạo doanh nghiệp
Trong khi chiến lược hay tư duy chiến lược (Strategic Thinking) được xem là năng lực cần ưu tiên hàng đầu của một nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nhiều người lại không hiểu và đầu tư đúng mức cho loại năng lực này.
Tư duy chiến lược (Strategic Thinking) là một thành phần thiết yếu của khả năng lãnh đạo — tuy nhiên đối với nhiều nhà lãnh đạo, họ lại không thể hiểu và đầu tư đúng mức cho loại năng lực này.
Trong bài viết này, hai rào cản chính khiến các nhà lãnh đạo không thể dành nhiều thời gian hơn cho tư duy chiến lược sẽ được đề cập: Thứ nhất, các doanh nghiệp thường khuyến khích nhân viên (và chính họ) làm việc nhiều giờ hơn hay thậm chí là trói buộc họ với bàn làm việc, cách tiếp cận này hiếm khi là công thức cho tư duy chiến lược, đổi mới.
Thứ hai, nhiều nhà lãnh đạo muốn mọi người (nhân viên) nghĩ rằng họ đang bận rộn, vì vậy họ rơi vào trạng thái hỗn loạn và điên cuồng. Để chống lại những áp lực bên ngoài và bên trong này, các nhà lãnh đạo cần hiểu rằng tư duy chiến lược không nhất thiết cần phải đầu tư nhiều thời gian.
Cuối cùng, hãy bắt đầu làm việc tích cực và từ bỏ định kiến xưa cũ rằng “bận rộn = quan trọng”, “người bận rộn hay làm nhiều = người đóng góp nhiều giá trị”, thứ tư duy hay văn hoá đang chi phối rất nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều muốn dành nhiều thời gian hơn cho việc suy nghĩ có chiến lược hay phát triển tư duy chiến lược.
Trong một cuộc khảo sát với 10.000 nhà lãnh đạo cấp cao, Trường kinh doanh Harvard phát hiện ra rằng có đến 97% trong số họ nói rằng chiến lược (Strategy) là hành vi lãnh đạo quan trọng nhất đối với thành công của tổ chức của họ.
Chưa hết, trong một nghiên cứu khác của Học viện Tư duy chiến lược, có 96% các nhà lãnh đạo được khảo sát cho biết họ thiếu thời gian để suy nghĩ về chiến lược.
Có nhiều lý do khác nhau giải thích cho việc một nhà lãnh đạo không thể có được cái gọi là tư duy chiến lược hay chiến lược.
Một trong những lý do phổ biến là, mọi người thường có áp lực với văn hóa phải làm việc trong nhiều giờ, điều mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chúng thường đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá lòng trung thành và năng suất lao động.
Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những nhân viên làm việc hơn 50 giờ mỗi tuần kiếm được nhiều hơn 6% tiền thưởng so với những đồng nghiệp chỉ làm việc theo lịch trình thông thường.
Trong khi ép mình ngồi vào bàn làm việc hay bận rộn với công việc có thể giúp bạn xử lý nhiều email hơn, hoàn thành nhiều tác vụ đơn giản hơn, nhưng nó hiếm khi là công thức cho tư duy chiến lược và sự đổi mới.
Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy năng suất lao động có xu hướng giảm dần đối với những người làm việc hơn 50 giờ mỗi tuần.
Theo một nghiên cứu của Đại học Stanford, điều dường như thực sự thúc đẩy tư duy sáng tạo là các hoạt động đơn giản như đi bộ ngắn, đặc biệt là đi ở ngoài trời, nhưng các hành vi đó có thể bị trừng phạt trong một môi trường doanh nghiệp khi mà các “giải thưởng” hay những lời khen ngợi thường gắn liền với yếu tố thời gian hay khối lượng công việc, nói cách khác, bạn không thể cho rằng mình là người có năng suất nếu bạn không làm nhiều việc hơn, ngồi vào bàn làm việc hay những hành vi tương tự.
Một rào cản khác đối với tư duy chiến lược đó là văn hoá công nhận và đánh giá năng lực của nhân viên, khi phần lớn các doanh nghiệp đều coi sự bận rộn là một dấu hiệu của năng suất hay “người có năng lực”.
Trước những áp lực này – cái gọi là tư duy chiến lược ngày càng trở nên xa xỉ với nhiều doanh nghiệp và cả những nhà lãnh đạo.
Để có thể thay đổi được cục diện, dưới đây là 3 cách mà các nhà lãnh đạo có thể làm để chống lại những văn hoá sai lệch, khiến họ và nhân viên có nhiều không gian hơn để sáng tạo và đổi mới, và hơn thế nữa.
Đầu tiên, điều quan trọng cần nhớ là tư duy chiến lược không nhất thiết đòi hỏi bạn phải dành nhiều thời gian; nhà lãnh đạo hay nhân viên không nhất thiết phải rời xa văn phòng hay tận hưởng không gian riêng ở một nơi nào đó.
Ngay cả trong những khoảng thời gian hạn chế và cùng một lượng trách nhiệm, việc suy nghĩ một cách chiến lược sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn có thể thực hiện những việc đơn giản như viết ra tất cả các nhiệm vụ còn tồn đọng của mình vào một nơi duy nhất, để bạn có thể phân loại chúng một cách hợp lý và không liên tục bị gián đoạn bởi cảm giác rằng bạn đã quên điều gì đó.
Thứ hai, sẽ thật hữu ích nếu bạn hiểu rõ ràng rằng thời gian của bạn thực sự đang chạy về đâu. Nói cách khác, bạn cần hiểu chính xác mình đã sử dụng thời gian ở đâu và như thế nào.
Rất có thể bạn sẽ phát hiện ra rằng có những nhiệm vụ bạn có thể làm kết hợp, có những công việc ít giá trị nhưng bạn lại dành quá nhiều thời gian và ngược lại.
Bạn cần bước ra khỏi guồng quay hối hả hàng ngày và bắt đầu chuyển sang trạng thái làm việc với một chiến lược hay bức tranh toàn cảnh hơn.
Cuối cùng, một khi bạn nhận thức được rằng “bận rộn = quan trọng” là một tư duy sai lệch, thì việc từ bỏ nó và áp dụng một công thức khác có lợi hơn cho những tư duy chiến lược sâu sắc sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Bằng cách thay đổi cách bạn nghĩ về sự bận rộn hay nhiều việc – từ một dấu hiệu của sự quan trọng hay năng lực thành một dấu hiệu của sự nô lệ hay phụ thuộc, bạn đang để cho nhân viên và chính bạn có nhiều cơ hội hơn để tập trung vào những thứ quan trọng hơn đó là tư duy chiến lược.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hà Anh | MarketingTrips