Skip to main content

Điều gì đang làm xói mòn đi niềm tin của một tổ chức

7 Tháng Mười, 2023

Giữa sự ồn ào của mạng xã hội và sự thay đổi nhanh chóng của thế giới công nghệ, yếu tố niềm tin (giá trị nền tảng của một doanh nghiệp) đang trở thành một mối bận tâm lớn của hầu hết các tổ chức.

Điều gì đang làm xói mòn đi niềm tin của một tổ chức
Điều gì đang làm xói mòn đi niềm tin của một tổ chức

Trong khi chiến lược “Di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ” đã từng (và đang) khiến Facebook trở thành một trong những gã khổng lồ công nghệ lớn nhất thế giới, nhiều quan điểm khác lại tin rằng đây là điều sai lầm, phần lớn các doanh nghiệp không thể xây dựng niềm tin và giá trị bền vững của doanh nghiệp nếu cứ mãi “nhanh và phá vỡ” mọi thứ.

Cũng giống như niềm tin cá nhân, các nghiên cứu cho thấy niềm tin của tổ chức phụ thuộc vào sự hiện diện của tính xác thực, sự đồng cảm và tính logic (minh chứng).

Để tin tưởng bạn với tư cách là một tổ chức, các bên liên quan như người tiêu dùng hay đối tác sẽ tin vào 03 điều: rằng bạn quan tâm đến họ (sự đồng cảm), rằng bạn có khả năng đáp ứng nhu cầu của họ (logic) và bạn có thể làm những thứ mà bạn đã nói và hứa (tính xác thực).

Dưới đây là danh sách những vấn đề niềm tin xảy ra phổ biến trong nhiều doanh nghiệp.

1. Dựa vào những “nhân vật anh hùng”, những tài năng thực sự của doanh nghiệp.

Nhiều mô hình hay hoạt động kinh doanh được thiết kế cho những nhân viên mà doanh nghiệp mong muốn có được chứ không phải cho những nhân viên mà họ thực sự đang có – những người thiếu năng lực và “không sống vì công việc”.

Nếu hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào những con người tài năng này, hãy xây dựng một chiến lược tuyển dụng và đãi ngộ thật rõ ràng (và hiển nhiên là đủ hấp dẫn). Có rất ít tổ chức thực sự sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ này.

2. “Hội chứng đồ vật sáng bóng”.

Bộ não của con người vốn được lập trình để tập trung vào những điều mới mẻ. Việc thiếu đi yếu tố ý định (còn được gọi là thiếu kỷ luật) trong việc theo đuổi các cơ hội mới sẽ khiến mô hình kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro.

Những cuộc phiêu lưu trong các sản phẩm và thị trường mới thường được chứng minh là có thể làm tăng lợi thế cạnh tranh, lợi nhuận hoặc ít nhất là hạn chế các rủi ro tiềm ẩn nếu có. Doanh nghiệp thực sự cần những tư duy mới.

3. Các quản lý cấp trung không gắn kết.

Trong bối cảnh doanh nghiệp, những người quản lý ở vùng còn được gọi là “phần giữa u ám” là những người duy nhất biết được khoảng cách thực sự giữa yếu tố thực tế và tham vọng (xa vời) của doanh nghiệp.

Họ biết rõ họ cần phải nỗ lực bao nhiêu để có được thành công và cũng hiểu được những mối nguy hiểm thực sự trong cuộc hành trình.

Dù vậy, các nhà quản lý cấp trung thường bị bỏ qua (xem thường) bởi đội ngũ lãnh đạo chỉ tập trung vào việc truyền cảm hứng cho các nhân sự tuyến đầu (quản lý cấp cao), đây chính là nguyên nhân khiến doanh nghiệp mất đi sự đồng cảm vốn vô cùng cần thiết.

4. Lãng phí thời gian của nhân viên.

Với tư cách là một nhà lãnh đạo, bạn nên xem thời gian là tài sản quý giá của nhân viên, đừng bắt họ phải lãnh phí thời gian vào những việc vô bổ không cần thiết.

Từ việc không cung cấp các công việc hỗ trợ làm việc cần thiết đến việc đưa vào các quy trình làm việc vốn không mang lại giá trị, tất cả đều khiến họ mất đi động lực làm việc.

Thiếu sự đồng cảm là kết quả tất yếu.

5. “Hiệu ứng sợ ngày Chủ nhật” trở nên phổ biến.

Nếu một tỷ lệ đáng kể nhân viên trong doanh nghiệp cảm thấy sợ hãi khi nghĩ đến việc phải tới văn phòng làm việc, hẳn là có điều gì đó đang rất bất ổn.

Là nhà lãnh đạo, bạn cần nhanh chóng tìm hiểu và tìm cách xử lý trước khi mọi thứ đi quá xa. Niềm tin với tổ chức là thứ xa vời.

6. Cố gắng làm hài lòng mọi người.

Ý tưởng đằng sau điều này là các nhà lãnh đạo hay một cá nhân nào đó cố gắng trong việc nói với mọi người những gì mà họ cho rằng mọi người thích nghe, đặc biệt là khi người nghe là những người có sức ảnh hưởng đáng kể đến tương lai của tổ chức.

Sự thật là, biết được điều gì họ thực sự muốn ở bạn là cơ sở để chứng minh rằng bạn có đủ các thông tin họ cần để giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề.

7. Khoan dung cho sự sai lệch.

Nếu đội nhóm marketing của bạn đưa ra các bản kế hoạch mà nhóm sản phẩm và tài chính không thể gật đầu, sự thiếu liên kết rõ ràng là đang hiện diện.

Trong khi sự thiếu liên kết (giữa các nhân và phòng ban) không phải là một thứ gì đó mới trong doanh nghiệp, là nhà lãnh đạo, bạn cần chú ý nhiều hơn để các liên kết ở cấp độ doanh nghiệp (cao nhất).

Nếu khoảng cách giữa cái gọi là chiến lược và văn hóa quá lớn, thứ bạn cần xử lý là thu hẹp nó thay vì chỉ là tìm cách gắn kết các phòng ban với nhau.

8. Ảo tưởng về chế độ nhân tài.

Nếu bạn nói với các ứng viên hay thậm chí là nhân viên rằng tổ chức của bạn rất trọng dụng nhân tài, tuy nhiên mọi thứ bạn làm như chế độ hay môi trường làm việc lại không thể thể hiện được điều đó, bạn đang mắc sai lầm với chế độ nhân tài của mình.

Bạn không thể có được niềm tin nếu những gì bạn làm không phản ánh được thứ bạn đã nói và hứa, dù đó là với nhân viên hay khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Meta ra mắt Edits và muốn thay thế CapCut của TikTok

20 Tháng Một, 2025
Meta vừa chính thức trình làng công cụ chỉnh sửa video mới Edits trong bối cảnh mạng xã hội TikTo…

Đọc nhiều

Top 10+ xu hướng Marketing sẽ thống trị trong năm 2025 (từ Kantar)

18 Tháng Một, 2025
Theo báo cáo từ Kantar Media (một công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường,…