Skip to main content

Kỹ năng lãnh đạo quan trọng nhất năm 2022

14 Tháng Hai, 2022

Nếu bạn muốn lãnh đạo một đội nhóm có hiệu suất cao, một môi trường an toàn và cầu tiến là điều kiện bắt buộc.

Kỹ năng lãnh đạo quan trọng nhất năm 2022
Forbes

Nếu bạn muốn các thành viên trong đội nhóm cởi mở với bạn, bạn cần phải trau dồi khả năng đồng cảm, kỹ năng có thể giúp bạn thấu hiểu họ và đáp ứng nhu cầu của họ với tư cách là một nhà lãnh đạo thực thụ.

Và nếu bạn nghĩ rằng với vai trò quản lý, công việc của bạn đơn giản là giao việc và giám sát nhân viên, có lẽ đã đến lúc bạn cần suy nghĩ lại về chính mình.

Trở thành một nhà lãnh đạo trong bối cảnh mới vốn đòi hỏi nhiều thứ hơn bạn nghĩ – đó không chỉ là bạn cần phải rèn luyện năng lực chuyên môn cứng hay dẫn dắt nhân viên – những kỹ năng mềm khác như sự đồng cảm hay lòng trắc ẩn cũng đóng vai trò quan trọng không kém.

Advertisement

Một nhà lãnh đạo đồng cảm là người như thế nào.

Mới đây, CEO Satya Nadella của Microsoft đã chỉ ra sức mạnh của sự đồng cảm trong một cuộc phỏng vấn với Harvard Business Review.

Theo ông, sự đồng cảm không chỉ là về việc quan tâm đến mọi người mà còn phải gắn kết nó với tư duy thiết kế, sự đổi mới và cả sự quan tâm đối với khách hàng.

Nếu bạn đã từng nghiên cứu về sự đồng cảm, bạn thấy rằng thể hiện sự đồng cảm tức là đăt mình vào vị trí của người khác và nhìn thế giới từ góc nhìn của chính họ, tuy nhiên, khả năng đồng cảm thực sự không chỉ dừng lại ở các cung bậc hay hình thức đó.

Sự đồng cảm len lỏi vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống và công việc của con người. Chúng giúp chúng ta cảm thấy được thấu hiểu và an toàn, được kết nối với những người khác và được trao quyền để quản lý các xung đột một cách tử tế và toàn diện.

Advertisement

Nhà lãnh đạo đồng cảm là người chủ động.

Các nhà lãnh đạo giỏi không chỉ đứng ra giải quyết các vấn đề khi chúng nảy sinh, họ còn tích cực tìm kiếm các giải pháp khác để hỗ trợ đội nhóm của mình.

Để có thể mở đường và loại bỏ mọi rào cản trong quá trình tương tác với nhân viên, nhà lãnh đạo cần có sự đồng cảm. Nó đòi hỏi khả năng thấu hiểu người đối diện, hoà nhập với họ và đáp ứng các nhu cầu của họ một cách phù hợp.

Trong khi mọi người thường tỏ ra e dè khi thể hiện các nhu cầu hay tâm tư cá nhân, các nhà lãnh đạo cần chủ động kết nối để nắm bắt được các điểm mạnh, điểm yếu hay thách thức đi kèm của mỗi người.

Nhà lãnh đạo đồng cảm thể hiện sự nhận thức cao.

Nhận thức cao về sự đồng cảm là khả năng đồng cảm dựa trên những nhận thức về quan điểm cá nhân của một ai đó.

Advertisement

Nó không đòi hỏi cảm xúc từ chính nhà lãnh đạo, nó đòi hỏi sự hiểu biết và sẵn sàng tương tác với tình cảm hay cảm xúc của người khác.

Sự đồng cảm về mặt tình cảm là sự đồng cảm dựa trên cảm xúc. Khi ai đó khóc với bạn hoặc cảm thấy được sự tức giận của bạn từ sâu bên trong họ, họ đang đồng cảm với bạn.

Những nhà lãnh đạo giỏi nhất là những người có nhận thức cao và ít bị chi phối bởi yếu tố cảm xúc vì điều này cho phép họ tương tác một cách đồng cảm với nhân viên mà không bị kéo vào các xung đột tình cảm khác.

Nhà lãnh đạo đồng cảm là người dễ hoà nhập.

Không chỉ là nhìn thấy và thấu hiểu các quan điểm của người khác, sự đồng cảm có nghĩa là sống chậm lại và cảm nhận nhiều hơn, sau đó giúp người đối diện tìm ra những giải pháp phù hợp nhất có thể.

Advertisement

Một nhà lãnh đạo đồng cảm là một người luôn hiểu rằng không phải tất cả bộ não của mọi người đều giống nhau.

Họ dành nhiều thời gian để tìm hiểu nhu cầu và động cơ riêng biệt của từng cá nhân, sau đó tạo ra một môi trường thực sự an toàn, cầu tiến và hòa nhập, điều kiện quan trọng đối với một đội nhóm hiệu suất cao.

Nhà lãnh đạo đồng cảm khiến bạn cảm thấy an toàn.

Các nhà lãnh đạo giỏi nhất luôn tìm cách để tạo ra sự an toàn, nuôi dưỡng sự đồng cảm và tôn vinh sự đa dạng trong đội nhóm của họ. Họ đảm bảo rằng mọi người đều cần được cảm thấy an toàn, được thấu hiểu và được đánh giá cao vì những gì họ mang lại.

Nếu không có sự an toàn về mặt tâm lý, các thành viên trong đội nhóm cuối cùng sẽ chùn bước, sợ thất bại vì họ cảm thấy không đủ tự tin để bước tiếp.

Advertisement

Sau tất cả những điều này, xây dựng và phát triển sự đồng cảm chính là kỹ năng lãnh đạo đáng giá nhất mà bạn có thể làm cho bản thân, con người và tổ chức của mình, hơn bao giờ hết, tất cả các nhân viên đều đang mong đợi sự đồng cảm từ Sếp của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement

Advertisement