Skip to main content

Storytelling là gì? Công thức viết Storytelling trong Marketing

27 Tháng Ba, 2021

Trong phạm vi bài viết này, cùng MarketingTrips tìm hiểu tất cả các lý thuyết xoanh quanh thuật ngữ Storytelling (tiếng Việt có nghĩa là Kể chuyện) trong bối cảnh ngành marketing và kinh doanh như: storytelling là gì? Các loại Storytelling? Công thức xây dựng Storytelling? Nghệ thuật viết Storytelling trong hoạt động Marketing và thương hiệu? Một số ví dụ về Storytelling? và hơn thế nữa.

storytelling là gì
Storytelling là gì? Công thức viết Storytelling trong Marketing

Ở thế giới đầy bận rộn với sự phát triển đầy mạnh mẽ của công nghệ ngày nay, hầu hết các quảng cáo đều được thiết kế theo kiểu thu gọn và linh hoạt nhằm mục tiêu thu hút khách hàng ngay tức thời. Mặc dù điều này có thể hiệu quả, nhưng nó thường không mang lại lòng trung thành lâu dài của khách hàng, điều mà hầu hết marketer và thương hiệu kỳ vọng có được từ những nỗ lực làm marketing của họ.

Storytelling chính là giải pháp tối ưu mà các thương hiệu có thể tham khảo. Tất cả các nội dung như storytelling là gì hay cách viết storytelling ra sao sẽ được MarketingTrips phân tích cụ thể.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Storytelling là gì?
  • Storytelling trong Marketing là gì?
  • Storytelling Frameworks là gì?
  • Một Storytelling hay câu chuyện hấp dẫn cần có kết cấu như thế nào.
  • Lợi ích của Storytelling trong hoạt động kinh doanh và Marketing là gì?
  • 5 thành tố của Storytelling mà mỗi doanh nhân hay người làm marketing đều nên biết.
  • Sự khác nhau cơ bản giữa Storytelling và Brand Story là gì?
  • Một số chiến thuật Storytelling các thương hiệu có thể tham khảo.

Bên dưới là tất cả những gì bạn cần tìm hiểu về Storytelling.

Storytelling là gì?

Được sử dụng rộng rãi trong phạm vi kinh doanh và marketing, Storytelling là khái niệm đề cập đến cách mà một cá nhân, một tổ chức hay đơn vị nào đó sử dụng các câu chuyện để minh hoạ cho những nội dung mà họ muốn truyền tải đến một bên thứ ba nào đó.

Dù cho bạn đang làm Storytelling hay Kể chuyện trên phương tiện hay nền tảng nào, với định dạng nội dung (Content Format) là gì thì mục tiêu cuối cùng của việc sử dụng Storytelling vẫn là làm cho các nội dung đang được truyền tải trở nên rõ ràng, lôi cuốn và được ghi nhớ tốt hơn.

Storytelling cũng có thể được hiểu theo nghĩa là Nghệ thuật kể chuyện.

Khái niệm Storytelling trong Marketing.

Cũng là sử dụng chiến thuật Storytelling và mang ý nghĩa là kể chuyện như ở trên, Storytelling trong Marketing đề cập đến việc các thương hiệu sử dụng các câu chuyện để thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu với nhiều mục đích khác nhau như xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty), hoặc bán hàng.

Storytelling Frameworks là gì?

Storytelling Frameworks là các mô hình hay phương pháp mà thương hiệu sử dụng để kể các câu chuyện thương hiệu của mình.

Một số Storytelling Frameworks bạn có thể tham khảo tại đây:

Công thức xây dựng và thực thi Storytelling.

Mặc dù hầu hết các hoạt động marketing hay kinh doanh đều cố gắng giúp người dùng hợp lý hóa việc mua hàng bằng cách thể hiện các lợi ích về kinh tế, xã hội hoặc sức khỏe, v.v.

Cách kể chuyện hay sẽ giúp bạn khơi gợi phản ứng cảm xúc ở đối tượng mục tiêu – giúp họ có bước nhảy vọt từ một khách hàng tiềm năng đơn thuần thành khách hàng thực sự, tức là khách hàng đã mua hàng.

Bạn nên tập trung vào việc xây dựng những kết nối với đối tượng mục tiêu – thông qua những câu chuyện có liên quan, những giai thoại hấp dẫn và thông điệp truyền cảm hứng.

Số liệu và dữ liệu dẫu có quan trọng đến đâu thì chúng cũng chỉ là một phần nhỏ của bất kỳ chiến dịch marketing hiệu quả nào.

Những câu chuyện mạnh mẽ và có sức thuyết phục thường là những câu chuyện gợi ra phản ứng cảm xúc ở người đọc và khiến họ cảm thấy họ cần phải tương tác với các câu chuyện được kể.

Hãy nhớ rằng, người đọc hay đối tượng mục tiêu của bạn có thể phát hiện ra những thứ gì đó không chân thực từ cách kể chuyên của bạn. Điều quan trọng là câu chuyện về thương hiệu của bạn không chỉ thu hút và mang tính nhân văn mà còn phải chân thực.

Một cách đơn giản để đạt được điều này là hãy xem xét các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp của bạn và truyền tải chúng ra ngoài bằng một câu chuyện thu hút người đọc, một chuyện đơn giản, cá nhân và ý nghĩa sẽ không bao giờ bị lãng quên.

Khách hàng của bạn đánh giá sản phẩm thì lý tính nhưng mua hàng thì lại đầy cảm tính.

Điều này có nghĩa là nội dung của bạn phải chứ đầy đam mê, sự đồng cảm và thu hút khách hàng ở bất cứ điểm chạm nào có thể.

Lợi ích của chiến thuật Storytelling trong kinh doanh và Marketing là gì?

Lợi ích của chiến thuật Storytelling trong kinh doanh và Marketing là gì?
Lợi ích của chiến thuật Storytelling trong kinh doanh và Marketing là gì?

Bạn không cần phải đi đâu xa để tìm thấy một thương hiệu có cách kể chuyện đỉnh cao trong chiến lược truyền thông của mình.

Nike, một trong những thương hiệu giày dép lớn nhất thế giới, đã sử dụng cách kể chuyện trong nhiều thập kỷ qua, chiến lược này đã giúp định vị Nike như là một thương hiệu đích thực và cũng là động lực mà mọi người đều có thể liên tưởng đến.

Nike đạt được điều này bằng cách đưa câu chuyện “Just Do It” vào danh sách các câu chuyện đầy cảm hứng của mình, câu chuyện đầu tiên có thể kể đến chính là câu chuyện đầy cảm hứng về một người đàn ông 80 tuổi đang làm tất cả những gì có thể để giữ cho vóc dáng được khoẻ mạnh – điều tạo nên sức hấp dẫn của mọi người với thương hiệu.

Bên dưới là ví dụ thực tế về cách Nike tận dụng Storytelling.

Apple, Walmart, Nestlé, Johnson & Johnson và nhiều công ty lớn nhất thế giới khác cũng đã đạt được thành công tương tự khi sử dụng cách kể chuyện để tạo tiếng vang và dấu ấn với khách hàng mục tiêu của họ.

Lợi ích của việc kể chuyện trong kinh doanh thì quá rõ ràng. Nó có thể giúp bạn không chỉ đạt được lợi thế trong cạnh tranh mà còn có thể nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, phát triển thương hiệu và quan trọng nhất là xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Theo thời gian, điều này có thể giúp tăng lợi nhuận, cải thiện khả năng giữ chân khách hàng và thậm chí là chuyển đổi khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn trước.

Theo Harvard Business Review năm 2016, Top 10 công ty hàng đầu trên thế giới là những công ty hay thương hiệu có khả năng đồng cảm cao nhất – bao gồm Facebook, Alphabet (Google), Netflix, Whole Foods Market và Unilever.

Đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Rõ ràng là mọi người thích sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của các thương hiệu mà họ cảm thấy hoạt động có đạo đức và có mục tiêu lớn hơn ngoài việc chỉ đơn giản là bán sản phẩm và tạo ra lợi nhuận.

Cách kể chuyện tuyệt vời biến một thương hiệu trở thành một doanh nghiệp thân thiện và quen thuộc.

Tuy nhiên, có một thực tế là ngày nay rất ít thương hiệu dành nhiều thời gian để đưa những cách kể chuyện chân thực vào chiến lược quảng cáo hay thông điệp thương hiệu của chính họ.

5 thành tố của Storytelling mà mỗi doanh nhân hay người làm marketing đều nên biết.

Sau khi hiểu được storytelling là gì cũng như tầm quan trọng của nó, người xây dựng Storytelling cũng cần hiểu các thành tố quan trọng vốn có của chiến thuật này.

1. Chúng ta là ai.

Nhiều doanh nhân có xu hướng chia sẻ những gì họ làm hơn là chính con người của họ.

Mọi người mua hàng từ những người khác và khả năng kết nối của một doanh nhân với một người khác thông qua câu chuyện đầy tính xác thực của cá nhân họ sẽ có sức ảnh hưởng sâu sắc đến một người nào đó hơn bất cứ điều gì khác về sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

2. Chúng ta làm gì.

Khi chia sẻ những gì bạn làm, bạn phải ngắn gọn, rõ ràng và kích thích khả năng suy nghĩ của người khác, nhưng quan trọng nhất, bản tóm tắt của bạn cần nêu ra những lợi ích cho người mà bạn đang nói chuyện cùng.

Sau khi ai đó biết được những gì bạn làm, họ nên hiểu rõ ràng việc đó sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho họ và muốn biết thêm từ bạn.

3. Tại sao chúng ta làm điều đó.

Hầu hết các doanh nhân đều nhận ra rằng chúng ta đang sống trong một thế giới có mục đích rõ ràng hơn bao giờ hết.

Mọi người không chỉ mua những gì bạn làm – họ mua bởi vì họ hiểu lý do tại sao bạn làm điều đó.

Chữ “tại sao” trong câu chuyện của bạn có thể là một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa doanh nghiệp của bạn và đối thủ cạnh tranh.

4. Chúng ta làm điều đó như thế nào.

Mọi người không chỉ quan tâm đến những gì bạn làm và tại sao bạn làm điều đó – họ còn muốn biết cách bạn làm điều đó như thế nào.

Khả năng trình bày rõ ràng về phương pháp hay những gì bạn làm sẽ khiến bạn trở nên vừa tự tin vừa có kinh nghiệm trong mắt người khác – ngay cả khi bạn không tận tay làm điều đó.

Mặc dù các doanh nhân thường hào hứng với việc chia sẻ những gì họ làm, nhưng việc chia sẻ cách họ làm lại có thể tạo niềm tin và uy tín giữa họ với khách hàng tiềm năng.

5. Bằng chứng của chúng ta là gì.

Khách hàng tiềm năng muốn có bằng chứng về những kết quả thành công bạn đã đạt được và họ muốn biết bạn đã làm gì, tại sao bạn làm điều đó và bạn đã làm như thế nào.

Không điều gì khiến ai đó tin bạn nhiều hơn là một câu chuyện thành công của khách hàng.

Khi kể một câu chuyện như vậy, bạn hãy bắt đầu bằng cách chia sẻ những nỗi đau và khó khăn mà khách hàng gặp phải khi họ đến với bạn; sau đó giải thích những gì bạn đã làm cho họ và tại sao bạn làm điều đó.

Cuối cùng, tiết lộ những lợi ích mà khách hàng có được khi làm việc với bạn.

Phương pháp này cho phép người nghe liên tưởng đến khách hàng trong câu chuyện của bạn và nó sẽ mang lại cho họ sự tin tưởng cần thiết để tìm đến bạn và mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.

Bạn có đang xem kể chuyện là một phần của chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân và kinh doanh của doanh nghiệp mình chưa?

Đối với bạn, khía cạnh khó nhất của việc kể chuyện là gì? Gần như tất cả mọi người đều có thể cải thiện câu trả lời của họ bằng câu hỏi, “Bạn làm nghề gì?”

Hãy kể nên những câu chuyện tuyệt vời của bạn và doanh nghiệp ngay từ bây giờ !

Sự khác nhau cơ bản giữa Storytelling và Brand Story là gì?

Sự khác nhau cơ bản giữa Storytelling và Brand Story là gì?
Sự khác nhau cơ bản giữa Storytelling và Brand Story là gì?

Như vốn bản chất từ ngữ của nó, trong khi Storytelling đề cập đến việc (hoạt động) Kể chuyện, Brand StoryCâu chuyện thương hiệu, chính là “vật liệu” hay nguồn gốc được sử dụng để kể chuyện.

Bạn không thể kể chuyện hay nếu bạn không có một câu chuyện thương hiệu đủ hấp dẫn đối tượng mục tiêu.

Nghệ thuật sử dụng Storytelling.

Mặc dù việc xây dựng Storytelling hay một câu chuyện thương hiệu mà khách hàng của bạn phải có liên quan là cực kỳ quan trọng, nhưng bạn cũng cần đảm bảo rằng câu chuyện đó được tối ưu.

Hãy tập trung vào cách sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể loại bỏ sự tiêu cực, củng cố mặt tích cực và giúp người dùng tiến lên phía trước theo một cách nào đó.

Bằng cách thu hút đối tượng mục tiêu của bạn vào một câu chuyện hấp dẫn với những dòng cảm xúc chân thành, bạn có thể nuôi dưỡng sự tin tưởng từ họ vào công ty cũng như các sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty bạn tạo ra.

Trên thực tế, điều này có nghĩa là bạn cần sử dụng một loạt các chiến thuật để giúp khách hàng của mình nắm bắt và quan tâm đến cuối cùng.

Nó thể bao gồm việc tiếp cận trực tiếp với khách hàng và giới thiệu đến họ các câu chuyện của bạn.

Nhưng dù cho bạn làm gì, hãy giữ nó thật nhất quán.

Bạn cũng cần đảm bảo tinh chỉnh giọng điệu của bạn, giữ cho thông điệp thương hiệu của bạn đơn giản với nội dung có thể thu hút rộng rãi.

Đừng thay đổi quá nhiều trong mỗi lần bạn tiếp cận, hãy nhớ sử dụng các hình ảnh và bối cảnh tương tự trong nội dung của bạn nếu có thể – điều này giúp xây dựng sự quen thuộc và thoải mái ở khách hàng với thương hiệu.

Hãy nhớ bạn luôn phải truyền cảm hứng, đừng bao giờ chỉ trích hay cố gắng chỉ để hoàn thành những mục tiêu đơn giản.

Bạn cũng cần đảm bảo rằng bạn cung cấp cho đối tượng mục tiêu của bạn nhiều điều để suy ngẫm. Một câu chuyện tuyệt vời là một câu chuyện đáng được chia sẻ và để lại ấn tượng lâu dài cho người đọc.

Các loại Storytelling phổ biến mà mọi Marketers đều nên tham khảo.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau, với các dòng sản phẩm và đối tượng mục tiêu marketing khác nhau, doanh nghiệp có thể sử dụng các loại Storytelling khác nhau, dưới đây là một số loại phổ biến nhất.

  • Data driven Storytelling: Là phương thức xây dựng Storytelling dựa trên dữ liệu.
  • Mini Ads Storytelling: Kể chuyện thương hiệu thông qua việc kết hợp nhiều mẫu quảng cáo nhỏ và có liên kết với nhau.
  • Customer led Storytelling: Kể các câu chuyện chuyện được dẫn dắt bởi khách hàng.
  • Philanthropic Storytelling: Kể chuyện bằng đạo đức.
  • Immersive Storytelling: Kể chuyện nhập vai.
  • Visual Storytelling: Kể chuyện thông qua các nội dung trực quan như Video, Hình ảnh hay Infographics.

Bạn có thể xem chi tiết các loại Storytelling tại đây.

Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Storytelling.

  • Visual Storytelling là gì?

Như đã phân tích ở phần khái niệm, để tiến hành kể chuyện (Storytelling), thương hiệu có thể kể theo nhiều cách thức hay định dạng nội dung khác nhau.

Visual Storytelling là hình thức kể chuyện trực quan (Visual), tức là sử dụng các hình ảnh bắt mắt và hấp dẫn để truyền tải các thông điệp hay câu chuyện đến với khách hàng (thay vì sử dụng các định dạng nội dung không trực quan khác như văn bản hay âm thanh).

  • Storytelling là gì?

Storytelling đơn giản là kể chuyện, khái niệm đề cập đến cách mà một cá nhân, một tổ chức hay đơn vị nào đó sử dụng các câu chuyện để minh hoạ cho những nội dung mà họ muốn truyền tải đến một bên thứ ba nào đó.

  • Storyteller là gì?

Storyteller có nghĩa là Người kể chuyện hay người thực hiện công việc Storytelling, Storyteller ở đây có thể là một cá nhân và cũng có thể là một tổ chức, họ chính là người mang các câu chuyện (Story) đến với công chúng.

  • Storytelling trong Rap là gì?

Trong âm nhạc nói chung và nhạc Rap nói riêng, thuật kể chuyện – Storytelling là lối kể chuyện qua lyrics, đóng vai trò rất quan trọng, giúp truyền đạt cảm xúc của tác giả đến với đại đa số công chúng.

Về bản chất, Storytelling rất đơn giản, gồm 3 phần như một bài văn gồm mở bài, thân bài và kết bài. Một bản nhạc Rap được viết theo lối Storytelling có thể thúc đẩy cảm xúc trong nội tâm khán giả do đó từ lâu đây được xem là một phương thức làm nhạc thành công.

  • Digital Storytelling là gì?

Digital Storytelling có nghĩa là Kể chuyện kỹ thuật số, là một hình thức sản xuất truyền thông kỹ thuật số ngắn cho phép mọi người chia sẻ các khía cạnh trong câu chuyện của họ.

Liên quan đến thuật ngữ Digital Storytelling, Digital Story tức Câu chuyện kỹ thuật số cũng là một khái niệm được nhiều người quan tâm.

Câu chuyện kỹ thuật số là một bản trình bày đa phương tiện kết hợp nhiều yếu tố kỹ thuật số trong một cấu trúc tường thuật (một câu chuyện).

  • Brand Storytelling là gì?

Brand Storytelling là kể chuyện thương hiệu. Từ một câu chuyện thương hiệu (Brand Story) nào đó, doanh nghiệp tiến hành kể những câu chuyện này tới khách hàng thông qua nhiều cách kể chuyện khác nhau.

  • Content Storytelling là gì?

Content Storytelling là kể chuyện bằng nội dung (Content), thương hiệu sử dụng những nội dung có thể là video, audio, văn bản (textual), infographic, hình ảnh (photo) để kể các câu chuyện thương hiệu.

  • Longer-form Storytelling là gì?

Longer-form storytelling là phương pháp kể các câu chuyện theo cách dài hơn, dù cho đó là nội dung video hay văn bản (text) hay bất cứ định dạng nội dung nào khác, điểm quan trọng chính ở đây là bạn phải cung cấp nhiều thứ hơn để xem cho người dùng.

  • Data Storytelling là gì?

Data Storytelling là kể chuyện bằng dữ liệu, thay vì kể chuyện bằng các văn bản thông thường hay quan điểm một chiều từ phía thương hiệu, người làm marketing sử dụng các dữ liệu hay con số thu thập được để khiến cho câu chuyện trở nên thú vị và đáng tin hơn.

  • Video Storytelling là gì?

Là khái niệm đề cập đến cách kể chuyện (storytelling) bằng nội dung là video. Thay vì sử dụng văn bản (text) hay hình ảnh (photo), thương hiệu sử dụng video làm định dạng nội dung chính để truyền tải các câu chuyện (Story).

  • Personalized Storytelling là gì?

Là hoạt động cá nhân hoá cách kể chuyện hay truyền tải thông điệp của thương hiệu đến với khách hàng. Với từng nhóm, phân khúc, hay thậm chí là từng đối tượng cá nhân khác nhau, thương hiệu kể những thứ khác nhau.

  • Authentic Storytelling là gì?

Authentic Storytelling là chiến thuật kể chuyện một cách chân thực, khi thương hiệu ít sử dụng các yếu tố mang tính quảng cáo, thay vào đó thể hiện những gì mà thương hiệu có thể làm được, những gì gần gũi với người tiêu dùng của họ và hơn thế nữa.

  • Case Study Storytelling là gì?

Cũng có phần tương như cách tiếp cận của Data Storytelling, Case Study Storytelling là thuật kể chuyện thương hiệu dựa trên các dữ liệu về khách hàng, các tình huống thực tế liên quan đến cách khách hàng sử dụng và trải nghiệm sản phẩm (trải nghiệm thương hiệu).

Kết luận.

Thông qua những phân tích ở trên của MarketingTrips, hẳn là bạn đã có thể hình dung được vai trò của nghệ thuật kể chuyện (Storytelling) trong thế giới làm marketing và kinh doanh hiện đại vốn có quá nhiều sự canh tranh và ồn ào.

Bằng cách hiểu storytelling là gì, các công thức để xây dựng một chiến thuật Storytelling thành công, cũng như chuẩn bị các kỹ năng cần có để xây dựng và phát triển Storytelling, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để kết nối, làm hài lòng và giữ chân khách hàng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …