Skip to main content

Tại sao các nhà lãnh đạo có hiệu quả cao lại thất bại

15 Tháng Mười, 2021

Với yêu cầu ngày càng cao trong công việc đối với cả lãnh đạo cấp trung lẫn cấp cao, khả năng thực thi và hoàn thành công việc là động lực chính cho thành công.

Caiaimage/Andy Roberts/Getty Images

Tuy nhiên, nó cũng có thể ngăn cản sự thành công, bởi vì sự tập trung vào các nhiệm vụ thường kéo theo sự gia tăng chi phí khi phải tập trung vào con người.

Và cuối cùng nó cũng có thể trở thành nguyên nhân của sự sụp đổ của các nhà lãnh đạo, khi họ phải mất đi những khoản chi phí không mong muốn cho cá nhân cũng như cho đội nhóm hay tổ chức của họ.

Mức độ hiệu quả cao cho phép các nhà lãnh đạo vốn tập trung cao độ vào nhiệm vụ tạo ra hiệu quả thường đi kèm với việc phải đầu tư nhiều hơn vào yếu tố con người.

Advertisement

Những thứ như xây dựng mối quan hệ, truyền cảm hứng cho đội nhóm, phát triển những người khác và thể hiện sự đồng cảm thường ít nhận được sự quan tâm hơn.

Các nhà lãnh đạo hiệu quả cao thường ít tập trung vào yếu tố con người vì họ tin rằng khi họ càng tập trung vào con người thì họ sẽ càng chậm lại, điều sẽ làm cản trở khả năng thực thi và cuối cùng là khả năng thành công của chính họ.

Tuy nhiên, điều trớ trêu là sự tập trung cao độ vào hiệu quả và hoàn thành công việc lại khiến những nhà lãnh đạo kiểu này nói chung là kém hiệu quả hơn.

Kết quả thường là tạo ra những tác động tiêu cực đến môi trường tổ chức và sự kiệt sức của các thành viên trong đội nhóm.

Advertisement

Trong một nghiên cứu của Kronos và Future Workplace, sự kiệt sức được nhấn mạnh là mối đe dọa lớn nhất đối với sự gắn bó của nhân viên, với 95% các nhà lãnh đạo nhân sự cho rằng nó là yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất của nhân viên.

Những nhà lãnh đạo này cũng có thể tự mình gánh chịu những tổn thất cao, chẳng hạn như việc thăng tiến sẽ khó khăn hơn, hoặc thậm chí là bị sa thải – đó là chưa kể đến việc cuộc sống cá nhân và các mối quan hệ của họ cũng sẽ trở nên khó khăn hơn.

Mức độ hiệu quả và năng suất cao trong công việc của những nhà lãnh đạo kiểu này có thể đã giúp họ thành công, nhưng lại phải trả giá bằng tinh thần và sự gắn bó bị hạn chế từ các nhân viên cấp dưới.

Họ cũng không đầu tư vào việc xây dựng mối quan hệ với những người khác, những người có thể ủng hộ và hợp tác cùng họ.

Advertisement

Các nhà lãnh đạo vĩ đại nhất trên thế giới cần phải có khả năng cân bằng giữa việc tập trung vào nhiệm vụ (hoàn thành công việc) với việc tập trung vào con người (truyền cảm hứng, phát triển và trao quyền cho người khác).

Các nhà lãnh đạo tập trung cao độ vào nhiệm vụ của cá nhân họ cũng thường có xu hướng bị hạn chế về mặt tầm nhìn, thay vì áp dụng một lăng kính rộng hơn.

Các nhà lãnh đạo cân bằng được giữa nhiệm vụ cá nhân và tập trung vào con người thì ngược lại có những tầm nhìn dài hơn, họ chú ý nhiều hơn đến các nhu cầu rộng lớn hơn của tổ chức.

Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Robert Anderson và William Adams, họ đã xác định rằng điểm khác biệt số một của các nhà lãnh đạo tuyệt vời nhất so với những người còn lại là các kỹ năng về con người, và 6 trong số 10 điểm mạnh lớn nhất của họ liên quan đến các kỹ năng như lắng nghe, phát triển người khác và trao quyền.

Advertisement

Các nhà lãnh đạo tập trung quá mức vào nhiệm vụ cũng có xu hướng sợ hãi nhiều hơn và thường thể hiện các hành vi chỉ đạo hay kiểm soát quá mức với cấp dưới, điều có thể khiến người khác xa lánh họ và họ sẽ dần mất đi quyền lực.

Nếu bạn cảm thấy rằng mình có thể quá tập trung vào nhiệm vụ thay vì con người, thì dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn.

Tiếp nhận phản hồi.

Bạn nên hỏi các bên liên quan chính (nhân viên, quản lý…) xem họ đang nghĩ như thế nào về các ưu tiên của bạn về việc tập trung vào nhiệm vụ và tập trung vào con người.

Trong thang điểm 100, họ đánh giá như thế nào về sự tập trung của bạn vào nhiệm vụ so với con người, bạn cũng có thể hỏi để biết liệu bạn nên làm gì để thể hiện sự tập trung một cách cân bằng vào cả yếu tố nhiệm vụ lẫn con người.

Advertisement

Nếu bạn lo ngại về việc đồng nghiệp của mình sẽ thiếu đi sự thẳng thắn với bạn, một bên thứ ba nào đó cũng có thể phù hợp với bạn.

Xác định các con đường mang giá trị cao khi tập trung vào con người.

Bạn nên thường xuyên có các cuộc trò chuyện định kỳ về mục tiêu phát triển sự nghiệp cũng như các báo cáo trực tiếp với nhân viên.

Tất cả những nỗ lực này của bạn cần thành thật và không nên mang tính ép buộc. Bên cạnh đó, việc xây dựng một mối quan hệ cá nhân sâu sắc hơn cũng có thể khiến người khác cảm thấy mình có giá trị hơn và họ sẽ không còn xem họ chỉ là một “phương tiện để hoàn thành nhiệm vụ” trong tổ chức.

Tập trung vào việc tự quan sát và đối chiếu.

Bạn có thể tự hỏi bản thân những câu hỏi mang tính phản ánh để giúp bạn hiểu rõ điều gì đang thúc đẩy hành vi của bạn, chẳng hạn như “Tôi đang cố gắng để tránh điều gì?” hoặc “Tôi có sợ hãi việc mình bị chậm thăng tiến không?”

Advertisement

Bạn cũng cần loại bỏ những niềm tin giới hạn của bạn bằng cách tạo ra một số thử nghiệm an toàn để thu thập thêm thông tin.

Điều này có thể bao gồm việc nói chuyện với những người đã thành công trong việc cân bằng giữa yếu tố nhiệm vụ và con người để hiểu hơn về cách họ thực hiện, cách họ đã thành công như thế nào.

Thực hành việc quản lý bản thân.

Điều này có thể có nghĩa là bạn sẽ chọn không gửi một loạt email hay dự án lớn của bạn vào cuối tuần, ghi nhận nỗ lực của nhân viên hay đồng nghiệp bất cứ khi nào hoặc dành thời gian để hướng dẫn đội nhóm những thứ mới.

Việc tập trung vào nhiệm vụ và đạt được kết quả là yếu tố quan trọng đối với bất kỳ nhà lãnh đạo, đội nhóm hay tổ chức nào để thành công, nhưng nếu mất đi sự cân bằng cần thiết, thành công cũng sẽ bị hạn chế ở mọi cấp độ.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement