Skip to main content

Hơn 70% Gen Z cho biết sẽ bỏ việc nếu không nhận được phản hồi thường xuyên từ Sếp của họ

29 Tháng Mười Hai, 2023

Đối với một số thế hệ khác, việc không nhận được phản hồi từ cấp trên có thể có điều bình thường — nhưng đối với đa số Gen Z thì không. Khảo sát mới đây cho thấy có đến 73% Gen Z cho biết họ sẽ từ chức nếu không nhận được phản hồi thường xuyên từ Sếp của họ.

Hơn 70% Gen Z cho biết sẽ bỏ việc nếu không nhận được phản hồi thường xuyên từ Sếp của họ
Hơn 70% Gen Z cho biết sẽ bỏ việc nếu không nhận được phản hồi thường xuyên từ Sếp của họ

Theo đó, các số liệu mới cho thấy, đối với những người lao động trẻ như Gen Z, việc họ nhận được phản hồi từ các cấp quản lý là hết sức cần thiết, phần lớn trong số này sẵn sằng từ bỏ công việc nếu điều đó xảy ra.

Vicki Salemi, một chuyên gia về nghề nghiệp cho biết trên CNBC: “Đối với những nhân sự mới, việc nhận được các phản hồi từ cấp trên có thể giúp định hình nghề nghiệp của họ.”

“Với tư cách là một người lao động mới, bạn thực sự có thể bắt đầu quá trình phát triển sự nghiệp của mình bằng cách nhận được nhiều loại phản hồi này. Nếu bạn có được nó đồng thời biết cách khai thác các nguồn lực liên quan… thì bạn hoàn toàn có nhiều cơ hội để phát triển nghề nghiệp của mình.”

Advertisement

“Mặc dù lý tưởng nhất là người quản lý của bạn nên là người tổ chức các cuộc thảo luận hay trao đổi để bạn được hỏi và đáp, việc chủ động tìm kiếm các phản hồi sẽ giúp bạn nhiều hơn.

Suy cho cùng, bạn mới là người nắm quyền sở hữu sự nghiệp của mình – đừng mong đợi sếp sẽ làm điều đó thay cho bạn”.

Nếu bạn muốn tìm kiếm các phản hồi từ sếp, dưới đây là một số lời khuyên hữu ích mà bạn có thể tham khảo.

1. Xác định cách bạn muốn nhận phản hồi.

Chỉ 15% nhân viên được khảo sát cho biết họ gặp người quản lý của họ hàng tuần để thảo luận về vấn đề hiệu suất.

Advertisement

Trong bối cảnh này, bạn nên đặt ra những kỳ vọng của mình về thời điểm và cách thức bạn nhận được phản hồi từ sếp. Bạn muốn gặp nhau hàng tuần, hàng tháng hay hàng quý? Bạn có muốn nhận phản hồi trong thời gian thực không?

Tính nhất quán cũng là chìa khóa khi nói đến việc tìm kiếm các phản hồi. Vì bạn cần nhận được phản hồi thường xuyên, bạn cần xác định rõ kế hoạch cụ thể cho điều này (hoặc thảo luận với Sếp để có được quy trình phù hợp) thay vì chỉ tìm kiếm nó khi bạn cảm thấy cần.

2. Cần chuẩn bị trước khi thảo luận.

Trước khi bạn thực sự ngồi lại với sếp của mình, hãy suy nghĩ về những phản hồi cụ thể mà bạn muốn nghe. Bạn có thể yêu cầu phản hồi về một dự án hoặc bài thuyết trình cụ thể hoặc về cách phát triển một bộ kỹ năng nào đó.

Mặc dù nghe những phản hồi tiêu cực có thể không phải là thứ bạn mong muốn, nó lại rất hữu ích trong việc giúp bạn cải thiện bản thân.

Advertisement

3. Đón nhận các phản hồi một cách tích cực.

Trong khi nhiều người thường ghi nhớ nhiều hơn những lời phê bình về công việc của họ, bạn nên tập trung vào những tác động tích cực của việc nhận được những phản hồi dù nó khá gay gắt, bạn cần sử dụng nó để phát triển sự nghiệp của bạn.

Gen Z mong muốn có cơ hội phát triển sự nghiệp.

Về tổng thể, nhân sự Gen Z là thế hệ mong muốn có cơ hội thăng tiến nhiều hơn so với các thế hệ khác, trong khi chỉ có khoảng 52% nhân viên không thuộc Gen Z nói rằng họ sẽ rời tổ chức nếu không nhận được phản hồi thường xuyên thì con số này với Gen Z là trên 70%.

Khi Gen Z coi việc nhận được các phản hồi từ Sếp của họ là một cách để phát triển bản thân và sự nghiệp, với tư cách là nhà lãnh đạo hay doanh nghiệp, bạn cũng cần sớm xây dựng các quy trình làm việc cụ thể, thứ có thể giúp những người quản lý sẵn sàng chia sẻ ý kiến và nhân sự Gen Z có được cơ hội tiếp thu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Shopee và TikTok Shop chiếm gần 90% thị phần thương mại điện tử tại Việt Nam

21 Tháng Mười Một, 2024
Tại sự kiện diễn ra chiều 20/11 về thương mại điện tử, ông Nguyễn Xuân Thảo – ủy viên Ban t…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement