Skip to main content

Dòng tiền đổ vào Startup Việt có thể đạt kỉ lục 1 tỷ USD

11 Tháng Mười Một, 2021

Tuy nhiên, đại diện quỹ Do Ventures cũng đưa ra cảnh báo, cộng đồng startup chưa nên vui mừng mà cần hết sức cẩn trọng khi làn sóng Covid-19 thứ 4 đã ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam trong tháng 7 và 8 vừa qua.

Dòng tiền đổ vào Startup Việt có thể đạt kỉ lục 1 tỷ USD

Năm 2020, vốn đầu tư khởi nghiệp vào Việt Nam giảm một nửa so với cùng kì, tổng số thương vụ đầu tư giảm khoảng 17%. Tuy nhiên, thị trường đầu tư năm 2021 dường như đang hồi phục trở lại với điểm sáng là các startup Việt Nam.

Theo thống kê thực hiện bởi Do Ventures và Trung tâm đổi mới sáng tạo (NIC), trong 9 tháng đầu năm nay, lượng vốn đổ vào các startup Việt Nam đạt khoảng 600 triệu USD.

Theo thông lệ, quý 4 là thời điểm nhà đầu tư mạnh tay nhất để hoàn tất việc giải ngân nên giới chuyên gia kì vọng, tổng lượng tiền đổ vào các startup Việt Nam sẽ đạt mức kỷ lục, ước chừng cán mốc 1 tỷ USD vào cuối năm 2021 này.

Bà Lê Hoàng Uyên Vy – đại diện quỹ Do Ventures đánh giá, cộng đồng startup chưa nên vui mừng mà cần hết sức cẩn trọng khi làn sóng Covid-19 thứ 4 đã ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam trong tháng 7 và 8 vừa qua.

Các thương vụ được chốt trong Q3/2021 thực tế đều đã được thông qua từ trước đó, nên rất có thể đỉnh dịch rơi vào những tháng của Q3 sẽ tác động không nhỏ tới hoạt động đầu tư trong Q4/2021 và sang cả năm 2022.

Bà Lê Hoàng Uyên Vy phân tích: “Việt Nam được đánh giá là nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu và cả hàng hóa nhập khẩu. Khi nền kinh tế đóng lại đột ngột, chuỗi cung ứng bị đứt gãy sẽ ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp và cả startup”.

Tất nhiên, bất ổn luôn đi kèm với cơ hội. Chẳng hạn như lĩnh vực quản lý tài sản (weath management tech). Trong 6 tháng đầu năm 2021, các ứng dụng thuộc lĩnh vực này tăng trưởng 150% so với năm 2020 và 300% so với năm 2019.

Bên cạnh đó, ngày càng nhiều các quỹ ngoại đầu tư vào Việt Nam là tín hiệu cho thấy Việt Nam đang đang được để mắt tới và thấy đây là một thị trường quan trọng trong khu vực Đông Nam Á.

Thế nhưng, làm sao để Việt Nam giữ được sự thu hút này, bất chấp đại dịch vẫn là một câu hỏi lớn. Đại diện Do Ventures cho rằng, gọi được vốn chỉ là sự khởi đầu, quan trọng là startup dùng thế nào cho hiệu quả, điều đó rất quan trọng với Việt Nam giai đoạn này.

Là thế hệ khởi nghiệp đời đầu ở Việt Nam, ông Phan Minh Tâm – Chủ tịch HĐQT Quỹ đầu tư STI bày tỏ, mục tiêu đặt ra với startup hiện nay là phải sống sót.

Ông Phan Minh Tâm cho rằng, đây là thời điểm cho startup dám làm, dám thử có thể tạo ra đột phát và bứt tốc. Bởi trong khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp vẫn đang sống tốt, nghĩa là vẫn có cách, nên các nhà sáng lập phải chủ động tìm ra.

Ở quỹ đầu tư của mình, từ trước khủng hoảng ông Tâm đã quyết định chia các startup trực thuộc STI thành các bộ phận riêng và không nhận tiền từ tập đoàn. “Dù tập đoàn có nhiều tiền, các công ty dưới có khó khăn cũng kệ. Sức ép đó là thử thách để nhà sáng lập phải linh hoạt”, Chủ tịch STI lý giải.

Đồng tình với cách làm này, đại diện của Do Ventures cho biết, để thuyết phục nhà đầu tư, hãy chủ động đưa ra KPI để có mức chuyển đổi giá trị cổ phần hợp lý. Điều này giúp startup không bị down round.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …