Skip to main content

6 ‘SEO Insights’ rất hữu ích bạn có thể học từ Google Analytics (P2)

1 Tháng Sáu, 2021

Tìm hiểu một vài thông tin chi tiết đơn giản nhưng rất hữu ích mà bạn có thể lấy từ Google Analytics để giúp xác định các cơ hội với chiến lược SEO tự nhiên.

Bạn có thể thu thập vô số insights về SEO từ việc phân tích Google Analytics.

Phân tích Analytics một cách nhất quán có thể giúp xác định không chỉ các vấn đề về hiệu suất mà còn là cả các cơ hội tối ưu hóa.

Sau đây là 6 SEO Insight rất hữu ích bạn có thể học từ Google Analytics từ đó giúp bạn có thể dễ dàng đánh giá và tối ưu chiến lược digital của mình.

4. Tỷ lệ thoát (Bounce Rate) có thể cung cấp cho bạn một số gợi ý tốt.

Tỷ lệ thoát của website là phần trăm số người truy cập website của bạn và sau đó rời đi sau khi chỉ xem duy nhất một trang.

Mặc dù nhiều trường hợp một tỷ lệ thoát cao có thể không nhất đồng nghĩa với một trải nghiệm người dùng kém, nhưng nó có thể cho thấy rằng khách truy cập của bạn không tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm (hoặc nhiều thông tin hơn) trên website của bạn.

Giả sử bạn được xếp hạng cao cho từ khoá là một thuật ngữ rất dài (long-tail và niche keywords) nhưng khi một người truy cập vào website, nội dung không liên quan đến truy vấn đó và sau đó họ đã ‘thoát’ đi.

Hoặc cách khác, giả sử một người dùng truy cập vào một website và thời gian tải trang của trang đó khá chậm (load pages), nhưng vì người dùng này vốn không thích chờ đợi nên họ cũng sẽ ‘rời đi’ mà không tiếp tục chờ để xem nội dung trên website đó.

Những trường hợp như vậy thì tỉ lệ thoát cao lại đồng nghĩa với trải nghiệm người dùng kém và nội dung website không chất lượng.

Hiệu suất của tốc độ tải trang (pages speed), thiết kế và giao diện người dùng (UI/UX) kém cũng thường là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thoát cao.

5. Khoang vùng các trang (pages) có tỉ lệ chuyển đổi lớn nhất.

Hiểu hiệu suất của từng trang riêng lẻ và chuyển đổi diễn ra trên mỗi trang đó cũng có thể giúp cung cấp một lượng lớn những thông tin hữu ích dành cho bạn.

Hãy điều hướng đến Hành vi> Nội dung trang> Trang đích (Behavior > Site Content > Landing Page) và điều chỉnh khung thời gian để so sánh hàng quý hoặc hàng năm.

Theo dõi các xu hướng tiêu cực trên từng trang riêng lẻ. Nếu một trang cụ thể có sự sụt giảm đáng kể (về traffic lẫn chuyển đổi), rất có thể vấn đề chỉ xảy ra với một trang đó.

Tuy nhiên, nếu có sự sụt giảm âm trên một số trang, đó có thể là dấu hiệu cho thấy có một số vấn đề kỹ thuật khác cần được giải quyết.

6. Khoang vùng các trang (pages) có hiệu suất thấp.

Các trang không phải lúc nào cũng hoạt động tốt và có thể mất lưu lượng truy cập (traffic) hay khả năng hiển thị tự nhiên dần theo thời gian.

Bằng cách sử dụng Google Analytics, bạn cũng có thể kết hợp dữ liệu chuyển đổi với các số liệu này để xem trang nào có thể đặc biệt hưởng lợi từ việc cập nhật lại nội dung hoặc một vài loại cập nhật hay làm mới khác.

Bạn hãy điều hướng đến Acquisition > Search Console > Landing Pages, sau đó chọn một khoảng thời gian cụ thể để so sánh.

Bạn nên sử dụng khung thời gian tối thiểu 6 tháng để có đủ dữ liệu lịch sử để đánh giá.

Tiếp theo, sắp xếp bảng hiển thị theo số lần nhấp (clicks) và xác định trang bạn muốn đi sâu hơn để xem dữ liệu truy vấn tìm kiếm.

Giả sử một trang đang nhận được một lượng nhiều lần nhấp chuột nhưng có tỷ lệ nhấp chuột (CTR) rất thấp. Điều này có thể cho thấy rằng đã đến lúc phải làm mới nó. Bạn có thể cập nhật nội dung, bổ sung design hay thiết kế một UI (giao diện người dùng) mới.

Việc sử dụng Google Analytics đúng cách có thể giúp bạn thúc đẩy những hiểu biết sâu sắc về marketing có giá trị, điều cũng có thể hỗ trợ xây dựng chiến lược SEO hiệu quả hơn.

Hết phần cuối !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …