Skip to main content

Từ khoá thương hiệu là gì? Cách tối ưu từ khoá thương hiệu

2 Tháng Mười Một, 2022

Từ khoá thương hiệu là gì, tại sao từ khoá thương hiệu lại quan trọng, cách tối ưu từ khoá thương hiệu cho website và hơn thế nữa.

Từ khoá thương hiệu là gì
Từ khoá thương hiệu là gì? Cách tối ưu từ khoá thương hiệu

Từ khoá thương hiệu là gì? Từ khoá thương hiệu đơn giản là các từ khoá gắn liền với tên gọi của một thương hiệu, doanh nghiệp hay một sản phẩm nào đó.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Từ khoá thương hiệu là gì?
  • Từ khoá là gì?
  • Tại sao từ khoá thương hiệu lại quan trọng hay vai trò của từ khoá thương hiệu với thương hiệu là gì?
  • Cách tối ưu hóa cho các từ khoá thương hiệu.
  • Từ khoá thương hiệu trong các quảng cáo tìm kiếm có trả phí (Paid Search).

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Từ khoá thương hiệu là gì?

Từ khoá thương hiệu là khái niệm đề cập đến tất cả các từ khoá có thương hiệu hoặc liên quan đến thương hiệu.

Ví dụ, nếu tên doanh nghiệp của bạn là MarketingTrips, thì các từ khoá như MarketingTrips, Marketing Trips hay các biến thể khác như công ty MarketingTrips đều được xem là các từ khoá thương hiệu.

Ở một phạm vi rộng hơn, các từ khoá thương hiệu có thể bao gồm tên thương hiệu (Brand Name) kết hợp với các từ khoá hay truy vấn có liên quan khác.

Nếu bạn là người từng làm các công việc liên quan đến hoạt động tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization hay SEO) hay đơn giản là bạn thường xuyên đọc các nội dung trên MarketingTrips.com, bạn thấy rằng từ khoá hay keyword đóng một trò hết sức quan trọng.

Tối ưu hóa cho một từ khoá cụ thể có nghĩa là thương hiệu sẽ có thêm cơ hội được xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm, có thêm cơ hội được khám phá và khách hàng mới.

Trong khi có rất nhiều loại từ khoá khác nhau, doanh nghiệp có thể chọn cách tối ưu hoá từ khoá thương hiệu (từ khoá có thương hiệu), tức các từ khoá về thương hiệu.

Từ khoá là gì?

Từ khoá còn có một tên gọi khác là Search Query, chính là các truy vấn tìm kiếm, ví dụ như “marketing là gì” hay “quảng cáo là gì”.

Từ khoá SEO đơn giản là các từ khoá mà người làm SEO hoặc Marketing sử dụng để tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm với mục tiêu là tăng cao thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm.

Để có thể hiểu đầy đủ về khái niệm từ khoá, bạn có thể xem tại từ khoá là gì

Tại sao từ khoá thương hiệu lại quan trọng hay vai trò của từ khoá thương hiệu với thương hiệu là gì?

Nếu bạn từng đọc hay tìm hiểu về khái niệm thương hiệu (Brand), bạn thấy rằng thương hiệu là bản sắc của doanh nghiệp của bạn và nó cũng là một trong những phần quan trọng nhất của các hoạt động Marketing.

Trong khi với phần lớn những người làm marketing hay SEO, họ thường tập trung vào các từ khoá chung chung (generic keyword), các từ khoá liên quan đến thương hiệu lại mang một ý nghĩa to lớn khác.

Bạn cứ thử hình dung thế này, vì doanh nghiệp của bạn đầu tư khá nhiều vào các hoạt động quảng cáo hoặc xây dựng nhận diện thương hiệu (Branding), tên thương hiệu của bạn được khá nhiều người biết đến, tuy nhiên điều gì sẽ xảy ra nếu khi họ bắt đầu tìm kiếm về cái tên đó trên các công cụ tìm kiếm hoặc trên các nền tảng mạng xã hội, họ có được rất ít thông tin hoặc thậm chí là không tìm thấy.

Nhiệm vụ của bạn khi này là hãy xuất hiện trước mắt khách hàng khi họ tìm kiếm bất cứ từ khoá nào liên quan đến thương hiệu tức từ khoá thương hiệu.

Cách tối ưu hóa cho các từ khoá thương hiệu.

Một khi bạn có thể hiểu được vai trò của các từ khoá thương hiệu là gì, bạn cần bắt đầu tối ưu hóa website của mình cho các từ khoá thương hiệu.

Dưới đây là một số chiến thuật bạn có thể tham khảo.

  • Chèn tên thương hiệu của bạn trên toàn bộ website.

Công việc tương đối đơn giản, bạn chỉ cần thêm tên thương hiệu (Brand name) của bạn và các tên thương hiệu được liên kết với tất cả các sản phẩm và dịch vụ của bạn (nếu có) trên toàn bộ website.

Bạn có thể thêm vào các thẻ tiêu đề, phần nội dung chính (body content) và thậm chí cả thẻ alt của các hình ảnh liên quan. Tên thương hiệu của bạn cần phải xuất hiện ở nhiều nơi và nhiều phần trên website.

  • Tìm kiếm các từ khoá thương hiệu từ phần đề xuất của Google (hoặc trên các công cụ tìm kiếm khác).

Khi bạn bắt đầu tìm kiếm các từ khoá về thương hiệu của bạn trên các công cụ tìm kiếm như Google, phần đề xuất từ khoá của Google (Suggest) sẽ hiển thị những từ khoá khác có liên quan đến thương hiệu của bạn mà mọi người cũng đang tìm kiếm.

Bạn cần thu thập tất cả các từ khoá này và tìm cách đưa nó vào website của mình.

  • Xây dựng các Trang riêng biệt cho từng từ khoá thương hiệu.

Sau khi thu thập được tất cả các từ hay cụm từ mà người dùng vẫn sử dụng để tìm kiếm thương hiệu của bạn, bạn nên cân nhắc đưa từng cụm từ vào từng Trang bài viết riêng biệt trên website của bạn.

  • Thêm hình ảnh và video.

Từ các bản cập nhật mới đây từ công cụ tìm kiếm có thị phần lớn nhất thế giới, Google, nền tảng này giờ đây không chỉ có văn bản (text), mà còn ngày càng ưu tiên nhiều hơn cho nội dung bằng hình ảnh và video.

Nếu bạn muốn tìm cách tối đa hoá website trên các công cụ tìm kiếm, hãy đảm bảo rằng bạn có nhiều nội dung đa phương tiện hơn cho người tìm kiếm.

  • Hãy đề phòng các đối thủ cạnh tranh.

Khi nói đến các từ khoá liên quan đến thương hiệu hay từ khoá thương hiệu, nó không chỉ bao gồm các từ khoá của thương hiệu của chính bạn mà còn cả những từ khoá của đối thủ cạnh tranh của bạn.

Bạn cần kiểm tra xem liệu các đối thủ cạnh tranh có đang tìm cách xếp hạng tốt hơn với các từ khoá liên quan đến thương hiệu của bạn hay không (cả Paid Search, tức quảng cáo tìm kiếm, lẫn Organic Search tức các thứ hạng tự nhiên).

Trong không gian tìm kiếm, có không ít các đối thủ cạnh tranh sẽ tìm cách “chơi xấu” đối thủ của họ bằng cách gắn từ khoá thương hiệu của đối thủ với các bài viết hay đề xuất tìm kiếm tiêu cực.

Bạn thử hình dung xem, một khách hàng sẽ nghĩ gì khi họ tìm kiếm tên thương hiệu A nhưng họ lại được đề xuất các từ khoá như “A gian lận…” hay “A kém chất lượng..”.

Nếu bạn đang ở trong tình huống này, bạn có 2 cách để xử lý.

Thứ nhất, vì website của bạn có tên miền (domain) hay được “bao quanh” bởi các từ khoá liên quan đến thương hiệu (nhiều hơn so với đối thủ), bạn cần tối ưu các nội dung mà đối thủ viết thành các nội dung có lợi cho thương hiệu, Google về cơ bản là sẽ ưu tiên xếp hạng cho các từ khoá liên quan đến thương hiệu của bạn trên chính website của bạn hơn.

Thứ hai, bên cạnh việc bạn cần xếp hạng cao hơn để đẩy các từ khoá tiêu cực mà đối thủ cố tình xếp hạng, bạn cũng có thể làm điều tương tự với các từ khoá thương hiệu của đối thủ, tuy nhiên điều này thường là không được khuyến khích.

  • Xem xét việc xây dựng các website vệ tinh (satellite sites/PBN).

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm cho chiến lược từ khoá thương hiệu của mình, hãy nên xem xét việc thiết lập các trang vệ tinh và trang đích độc lập, với các tên miền khác nhau, để hỗ trợ ngược cho website chính của bạn.

Từ khoá thương hiệu trong các quảng cáo tìm kiếm có trả phí (Paid Search).

Ngoài các hoạt động liên quan đến SEO và website, từ khoá thương hiệu cũng đặc biệt quan trọng trong thế giới quảng cáo tìm kiếm có trả phí.

Thay vì bạn thêm các từ khoá của thương hiệu của bạn hay các từ khoá chung chung khác vào các nhóm quảng cáo (chẳng hạn như trên Google Ads), bạn cũng có thêm các từ khoá liên quan đến thương hiệu của đối thủ vào.

Điều này giải thích tại sao khi bạn tìm kiếm từ khoá ví dụ là “Tiki” nhưng các website của đối thủ như Shopee hay Lazada lại xếp hạng thậm chí là còn cao hơn.

Thông qua quá trình phân tích ở trên từ MarketingTrips, bạn thấy rằng, từ khoá thương hiệu nên là một phần trong các chiến lược marketing hay tối ưu nội dung của thương hiệu.

Chỉ cần bạn hiểu từ khoá thương hiệu là gì và cách ứng dụng nó như thế nào, bạn có thể bắt đầu triển khai và xây dựng cho thương hiệu của mình.

Ngoài các lý thuyết về từ khoá thương hiệu nói trên, để có thể hiểu sâu hơn về khái niệm từ khoá (keyword) cũng như các loại từ khoá SEO phổ biến, bạn có thể đọc chi tiết bài viết “từ khoá là gì” trên MarketingTrips.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips.com

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Ứng dụng gọi xe Bolt sắp vào Việt Nam tuyên bố sẽ đánh bại Grab

21 Tháng Một, 2025
Tại nhiều thị trường quan trọng của Grab, ứng dụng gọi xe công nghệ Bolt đã vươn lên đe doạ vị th…

Đọc nhiều

Top 10+ xu hướng Marketing sẽ thống trị trong năm 2025 (từ Kantar)

18 Tháng Một, 2025
Theo báo cáo từ Kantar Media (một công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường,…