Creator Economy 2022: Một vài xu hướng mới về nền kinh tế nhà sáng tạo
Tính đến năm 2022, Creator Economy hay Nền kinh tế nhà sáng tạo có giá trị khoảng 100 tỷ USD với hơn 165 triệu nhà sáng tạo trên toàn cầu.
Chủ yếu được hỗ trợ bởi các yếu tố công nghệ và đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) trở thành một phần có sức ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế kỹ thuật số (Digital Economy).
Trong khi việc kiếm tiền từ các nền tảng kỹ thuật số vốn không phải là một thứ gì mới, kể từ năm 2020, dưới ảnh hưởng từ đại dịch cũng như sự bùng nổ của các định dạng video ngắn, nền kinh tế nhà sáng tạo lại trở nên sôi động hơn.
Hơn 160 triệu nhà sáng tạo trên toàn cầu đang tạo ra một thị trường với quy mô hơn 104 tỷ USD tính đến năm 2022.
Trong bối cảnh mới, nhà sáng tạo đang trở thành doanh nghiệp của chính họ và các thương hiệu có thể tận dụng khả năng tiếp cận của nhà sáng tạo để thúc đẩy thương hiệu.
Để có thể tận dụng tốt hơn xu hướng này, dưới đây là các dự báo về nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) mà bạn có thể tham khảo.
Quỹ của nhà sáng tạo vẫn sẽ được duy trì tuy nhiên có ít nhà sáng tạo dựa trên nó.
Một trong những thách thức lớn nhất mà hầu hết những nhà sáng tạo (mới) phải đối mặt đó là làm thế nào họ có thể có thu nhập ổn định từ nội dung của họ.
Trong những năm gần đây, các nền tảng mạng xã hội liên tục giới thiệu các quỹ dành cho các nhà sáng tạo (Creator Fund) với mục tiêu là kéo nhà sáng tạo đến với nền tảng, TikTok dẫn đầu khoản phí này với quỹ trị giá 200 triệu USD.
Vào tháng 11 năm 2020, ứng dụng Snapchat bắt đầu chi 1 triệu USD mỗi ngày cho những nhà sáng tạo đã sử dụng tính năng video dạng ngắn Spotlight.
Vào tháng 6 năm 2021, Meta (Facebook) công bố khoản quỹ 1 tỷ USD thông qua việc đầu tư vào các chương trình mới để giúp nhà sáng tạo kiếm được nhiều tiền hơn.
Trong khi các nền tảng quan tâm nhiều hơn đến nhà sáng tạo, một trong những yếu tố then chốt quyết định sự tồn tại của các nền tảng mạng xã hội lại không dựa trên điều này mà đó chính là cộng đồng (người dùng).
Người dùng đến với mạng xã hội không chỉ là vì nhà sáng tạo hay thậm chí là không liên quan, họ đến với nền tảng vì muốn được kết nối và hơn thế nữa.
Các thương hiệu sẽ lựa chọn nhiều nhà sáng tạo hơn với mục tiêu là đa dạng hoá cách tiếp cận đối tượng mục tiêu của họ.
Ngoài các khoản doanh thu hỗ trợ từ nền tảng, nhiều nhà sáng tạo kiếm được phần lớn thu nhập từ việc cộng tác với các thương hiệu.
Theo Influencer Marketing Factory, 31% nhà sáng tạo cho rằng tiếp thị người ảnh hưởng (Influencer Marketing) là nguồn thu nhập chính của họ.
Theo xu hướng mới, thay vì thương hiệu chỉ phụ thuộc vào một hoặc một số ít những người có ảnh hưởng (Influencer), họ sẽ chọn nhiều người hơn với mục tiêu là tiếp cận rộng hơn đến các phân khúc hay nhóm đối tượng khác nhau.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này là các thương hiệu đang muốn tập trung nhiều hơn đến Gen Z, những người vốn coi trọng sự đa dạng.
Theo một cuộc khảo sát từ công ty quảng cáo Wunderman Thompson, 73% người Mỹ thuộc Gen Z muốn một thương hiệu hiểu họ và 76% muốn một thương hiệu chấp nhận các đặc điểm và trải nghiệm khác nhau, đây chính là lúc mà những nhà sáng tạo nội dung ở nhiều cấp độ khác nhau trong nhiều chủ đề nội dung khác nhau trở nên có giá trị hơn.
Nhiều thương hiệu và người nổi tiếng hơn sẽ trở thành nhà sáng tạo.
Bên cạnh các nhà sáng tạo (chuyên nghiệp), nhiều thương hiệu và người nổi tiếng (celebrities) khác sẽ trở thành những nhà sáng tạo nội dung theo đúng nghĩa.
Ông Scott Belsky, giám đốc sản phẩm của Adobe cho biết: “Mọi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ đều nên trở thành một nhà sáng tạo.”
“Cho dù bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, việc cung cấp những nội dung sáng tạo và mới mẻ đến người dùng đều hết sức cần thiết, bạn cần xuất hiện ở bất cứ nơi đâu mà khách hàng tiềm năng đang ở và giải trí họ.”
Điều này cũng có thể đúng đối với những người nổi tiếng, những người đang có sẵn một sự ủng hộ và nhận biết rất lớn từ cộng đồng.
Các nền tảng và nhà sáng tạo sẽ thích nghi nhanh hơn với NFTS, Metaverse và hơn thế nữa.
Trong bối cảnh mới, khi Web3 và Metaverse trở thành những xu hướng mới của “tương lai của thế giới internet”, nhiều nhà sáng tạo hơn có thể kiếm được thêm thu nhập từ việc bán hoặc làm người có ảnh hưởng cho các sản phẩm NFTs (các mã thông báo không thể thay thế) của các thương hiệu.
Trong năm 2022, khi cả Facebook và Instagram đều đã cho phép người dùng thêm và bán các sản phẩm NFTs trên các tài khoản của họ, xu hướng này sẽ được dự báo tăng trưởng mạnh trong 2023 và xa hơn nữa, khi cả Metaverse và Web3 dần trở nên hiện thực hơn.
Trong khi có không ít người tỏ ra nghi ngờ về giá thị thực của NFTs hay các tài sản số khác, một số chuyên gia cho rằng, NFTs sẽ dần có giá trị trong thế giới thực hơn, chẳng hạn như việc sử dụng nó để đổi lấy hàng hoá hay sử dụng cho các chương trình mua hàng giảm giá.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hà Anh | MarketingTrips