Skip to main content

Creator Economy là gì? Tìm hiểu về khái niệm Creator Economy

30 Tháng Tám, 2022

Cùng tìm hiểu các nội dung xoay quanh chủ đề Creator Economy như Creator Economy là gì, những xu hướng chính của Creator Economy, Creator Economy đáng giá bao nhiêu và hơn thế nữa.

creator economy là gì
Creator Economy là gì? Tìm hiểu về khái niệm Creator Economy

Creator Economy là gì? Creator Economy có nghĩa là nền kinh tế nhà sáng tạo. Kể từ khi yếu tố công nghệ phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều khía cạnh khác nhau từ kinh doanh đến cuộc sống, đặc biệt khi các nền tảng mạng xã hội trở thành nơi không chỉ là để giải trí mà còn để mua sắm và hơn thế nữa, khái niệm Creator Economy ra đời và không ngừng phát triển.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Creator Economy là gì?
  • Những số liệu đáng tham khảo nhất về Creator Economy.
  • Creator Economy được phân loại như thế nào?
  • Influencer là gì?
  • KOL là gì?
  • Content Creator là gì?
  • Tìm hiểu tổng quan về Creator Economy.
  • Mối quan hệ giữa Social Media với Creator Economy là gì?
  • Lịch sử hình thành khái niệm Creator Economy.
  • Những nhóm đối tượng chính hiện đang thúc đẩy Creator Economy.
  • Những xu hướng Creator Economy chính trong năm 2022 là gì?
  • Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Creator Economy?

bên dưới là nội dung chi tiết:

Advertisement

Creator Economy là gì?

Creator Economy là khái niệm đề cập đến một nền kinh tế (Economy) nơi các nhà sáng tạo (Creator) thông qua sự hỗ trợ của các nền tảng hay phần mềm có thể kiếm tiền từ các sản phẩm sáng tạo của họ.

Các nền tảng hỗ trợ phổ biến nhất trong Creator Economy hiện nay đó là YouTube, Facebook, Instagram hay TikTok.

Ngoài thuật ngữ khá phổ biến là Economy (Nền kinh tế), theo từ điển Cambridge, Creator được định nghĩa là nhà sáng tạo, tác giả hay người xây dựng, những người có thể sản xuất hay tạo ra một thứ gì đó.

Theo cách định nghĩa của Adobe, Creator hay Nhà sáng tạo là người tham gia vào các hoạt động sáng tạo nội dung — như nhiếp ảnh, viết lách hoặc xây dựng NFT — và chia sẻ các công việc này trực tuyến ít nhất là hàng tháng, với hy vọng thu hút được một lượng khán giả tiềm năng để từ đó có thể kiếm tiền.

Advertisement

Tính đến năm 2022, Creator Economy có giá trị khoảng 100 tỷ USD với hơn 165 triệu nhà sáng tạo trên toàn cầu.

Những số liệu đáng tham khảo nhất về Creator Economy.

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về Creator Economy, dưới đây là những gì bạn cần nắm:

  • Creator Economy được ước tính có giá trị là khoảng 104,2 tỷ USD. (Influencer Marketing Hub)
  • Định giá quy mô thị trường toàn cầu của Influencer Marketing (một phần của Creator Economy) là 13,8 tỷ USD, cao hơn gấp đôi so với năm 2019. (Statista)
  • Trong số hơn 165 triệu nhà sáng tạo (Creator) trên toàn thế giới, số nhà sáng tạo nghiệp dư (chiếm 92%) và nhà sáng tạo chuyên nghiệp (chiếm 8%). (SignalFire)
  • Đa phần nhà sáng tạo là những người trẻ tuổi (63% thuộc Gen Z) và Nữ (48%). (GWI The Creator Economy Report 2022).
  • Các khoản đầu tư cho các công ty khởi nghiệp trong Creator Economy ước tính đã đạt khoảng 5 tỷ USD chỉ riêng trong năm 2021. (The Information).
  • 41% Creator ở Mỹ sử dụng các trang web hoặc blog để kết nối với khán giả của họ ngoài mạng xã hội (Social Media). (eMarketer)
  • 15% người tiêu dùng đã đăng ký trở thành thành viên của nhà sáng tạo; cao hơn 8% kể từ đầu năm 2021. (GWI The Creator Economy Report 2022).
  • 78% người tiêu dùng đã khám phá sản phẩm mới khi xem video của các nhà sáng tạo. (Statista).
  • Gen Y chiếm khoảng 42% Creator Economy và Gen Z là 14%, (Theo Adobe).

Creator Economy được phân loại như thế nào?

Như đã phân tích ở trên, Creator Economy là nền kinh tế được tạo ra từ những nhà sáng tạo (Creator) và khi mổ xẻ thuật ngữ này, chúng ta có thể phân loại các nhóm đối tượng chính khác nhau có trong Creator Economy.

Theo đó các nhóm đối tượng chính có thể là:

Advertisement
  • Influencer (Economy): Mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ phần trăm tương đối thấp trong toàn bộ khái niệm Creator, Influencer hay Người có ảnh hưởng là những người có “quyền lực” nhất trong Creator Economy. Influencer cũng có thể được phân loại thành nhiều kiểu khác nhau như Micro Influencer, Macro Influencer và hơn thế nữa.
  • KOL (Economy): Nhóm nhà sáng tạo thứ 2 có trong Creator Economy là KOL (Key Opinion Leader), chính là những chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên nghiệp như kinh tế, chính trị, Y tế, Giải trí, Giáo dục và nhiều ngành nghề khác.
  • Content Creator (Economy): Content Creator hay Nhà sáng tạo nội dung là khái niệm đề cập đến tất cả những cá nhân làm các công việc về sản xuất, sáng tạo và xây dựng nội dung (Content) trên nhiều các nền tảng khác nhau, trong đó chủ yếu là trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media).

Về mặt tổng thể, Creator Economy là một phần của bức tranh kinh tế lớn hơn đó là Nền kinh tế số hay Digital Economy.

Influencer là gì?

Influencer (trong tiếng Anh có nghĩa là người ảnh hưởng hoặc người có ảnh hưởng) là khái niệm chủ yếu được sử dụng trong phạm vi ngành marketing, kinh doanh và giải trí nói chung, thuật ngữ influenecer đề cập đến tất cả những cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng đến người khác, đặc biệt là có thể làm thay đổi suy nghĩ và hành vi của họ.

Trong phạm vi ngành marketing, Influencer hay “người có ảnh hưởng” là thuật ngữ chung mang tính đại diện cho tất cả những người có sức ảnh hưởng dù cho họ đang làm việc trong lĩnh vực cụ thể là gì, họ ảnh hưởng trong phạm vi nào hay độ lớn của những nhóm đối tượng theo dõi (bị ảnh hưởng) họ.

Đặc điểm rõ ràng nhất để nhận diện một cá nhân nào đó là Influencer đó là sức ảnh hưởng của họ đến hành vi, tâm lý và thậm chí là các hành động cụ thể của đối tượng theo dõi họ.

Advertisement

Tuỳ theo từng mức độ ảnh hưởng hay lĩnh vực cụ thể mà các Influencer cũng được chia thành các nhóm hay có những tên gọi khác nhau, bạn có thể xem chi tiết ở các phần tiếp theo của bài viết này.

KOL là gì?

KOL là từ viết tắt của Key Opinion Leader, là khái niệm đề cập đến những người có khả năng gây ảnh hưởng đến một nhóm người nhất định trong xã hội.

Các KOL có thể là những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, những nhà lãnh đạo tư tưởng ngành, những chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể nào đó hay thậm chí là các nhà chính trị gia.

Một trong những điểm nhận dạng rõ ràng nhất về các KOL là khả năng được nhìn nhận bởi công chúng, mức độ tín nhiệm, khả năng ảnh hưởng của họ trên các phương tiện truyền thông đại chúng (mass media) hay mức độ liên quan của họ đến đối tượng mục tiêu.

Advertisement

Ngoài ra, như bản thân ý nghĩa của chính nó “Key Opinion Leader”, các KOL chính là những người có khả năng dẫn dắt các quan điểm hay lập trường riêng của chính họ.

Content Creator là gì?

Content Creator hay nhà sáng tạo nội dung là những người tham vào công việc sản xuất những nội dung hay vật liệu sáng tạo mang tính giải trí và giáo dục cho các nhóm đối tượng mục tiêu (người mua, người ra quyết định, người ảnh hưởng…).

Những gì mà những người này tạo ra có thể xuất hiện dưới nhiều định dạng khác nhau như: bài viết trên blog của website doanh nghiệp, bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội, các video trên YouTube, các biểu đồ đồ hoạ hay các ebooks…

Đối với thế giới kinh doanh ngày nay, các nhà sáng tạo nội dung đóng vai trò quan trọng trong việc trong việc tăng mức độ tương tác với khách hàng cũ lẫn khách hàng tiềm năng.

Advertisement

Tìm hiểu tổng quan về Nền kinh tế và Creator Economy.

Cách đây khoảng một thế kỷ trước, chúng ta sống trong một nền kinh tế công nghiệp (Industrial Economy). Đó là thời đại của sản xuất, nơi mà hầu hết mọi người có thể kiếm được tiền thông qua các công việc chân tay trong các xí nghiệp và nhà máy.

Tuy nhiên, đến những năm 1950, chúng ta đang chuyển sang nền kinh tế tiêu dùng (Consumer Economy).

Đây là giai đoạn mà sau một quá trình Khủng hoảng Kinh tế (Economic Depression), mọi người đang tìm kiếm những cách mới để tiêu tiền của họ.

Mọi người bắt đầu kiếm thêm thu nhập bằng cách thực hiện các dịch vụ cho người khác. Thương mại từ đây trở nên toàn cầu hóa nhiều hơn, với việc mọi người muốn có “nhiều thứ” hơn từ khắp nơi trên toàn thế giới.

Advertisement

Trong thời đại của internet, chúng ta bước vào nền kinh tế tri thức (Knowledge Economy), nơi công nghệ, tri thức và khả năng sáng tạo đóng vai trò then chốt.

Đây chính là tiền đề của Creator Economy vốn dựa trên internet, yếu tố công nghệ (các nền tảng) và khả năng sáng tạo (ra một thứ gì đó).

Mối quan hệ giữa Social Media với Creator Economy là gì?

Mối quan hệ giữa Social Media với Creator Economy là gì?
Mối quan hệ giữa Social Media với Creator Economy là gì?

Như đã phân tích ở trên, Creator Economy được phát triển trong bối cảnh khi các phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media) phát triển mạnh mẽ.

Những nhà sáng tạo thành công là những nhà sáng tạo tận dụng tốt các nền tảng mạng xã hội để chia sẻ nội dung và xây dựng cộng đồng của riêng họ.

Advertisement

Theo số liệu đến năm 2022, mỗi người dùng internet sử dụng 3h mỗi ngày trên các nền tảng mạng xã hội, trong đó dành đến hơn 2h trên TikTok, gần 1h trên Facebook cùng nhiều nền tảng khác.

Khi các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, YouTube hay TikTok không chỉ là nơi để mọi người giải trí, tìm kiếm thông tin, mua sắm và tương tác với thương hiệu mà còn trở thành nơi để mọi người kết nối với các nhà sáng tạo yêu thích của họ, Creator Economy phát triển theo tỷ lệ thuận với sự phổ biến của các nền tảng này.

Những xu hướng Creator Economy chính trong năm 2022 là gì?

1. Những người có ảnh hưởng vi mô (Micro Influencer) sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.

2. Nhiều nhà sáng tạo hơn sẽ gia nhập Creator Economy.

Advertisement

3. Cộng đồng sẽ mang lại sự ổn định cho nhà sáng tạo.

4. Các công cụ kiếm tiền sẽ đổi mới theo nhu cầu của nhà sáng tạo.

5. Thương mại điện tử (eCommerce) sẽ biến nhà sáng tạo thành thương hiệu.

6. Người xem sẽ yêu cầu nhiều hơn các nội dung đi kèm.

Advertisement

7. Các trải nghiệm bằng âm thanh (Audio, Podcast) sẽ tiếp tục phát triển.

8. Nhiều thương hiệu hơn sẽ lắng nghe nhà sáng tạo và những thứ họ chia sẻ.

9. Những nhà sáng tạo Gen Z sẽ tạo ra nhiều đột phá mới.

10. NFTs sẽ là một nguồn doanh thu bổ sung đáng kể của nhà sáng tạo khi Web3 và Metaverse tiếp tục phát triển và phổ biến hơn.

Advertisement

Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Creator Economy?

  • Creator Economy là ngành gì?

Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, Creator Economy không phải là một ngành mà là một nền kinh tế nơi các nhà sáng tạo (Creator) đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng chính.

Thông qua các cộng đồng rộng lớn chủ yếu nhờ vào các nền tảng mạng xã hội, nhà sáng tạo có nhiều cơ hội để chia sẻ và kiếm tiền từ các hoạt động sáng tạo (nội dung) của họ.

  • Creator bao gồm những ai?

Creator là khái niệm mang tính đại diện, đại diện cho tất cả những nhà sáng tạo, tác giả, người biên tập, những người tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ sáng tạo.

Nằm trong bối cảnh Creator Economy, Creator chủ yếu ám chỉ những nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội với mục tiêu là kiếm tiền.

Advertisement
  • Creator Economy có giá trị bao nhiêu?

Tính đến năm 2022, Creator Economy có giá trị hơn 100 tỷ USD với khoảng hơn 150 triệu nhà sáng tạo đang hoạt động.

  • Kinh tế nhà sáng tạo là gì?

Là nền kinh tế được tạo ra từ các hoạt động sáng tạo của các nhà sáng tạo.

Kết luận.

Cho dù bạn đang có ý định trở thành một Creator trong Creator Economy đầy tiềm năng hay là một Marketer đang tìm cách kết nối và tận dụng Creator Economy để phát triển doanh nghiệp.

Việc hiểu bản chất của Creator Economy là gì cũng như những tác động của nó đến sự phát triển chung của doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết. Giờ đây, bạn đã có thể bắt đầu hoạch định các chiến lược cho riêng mình.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement