Skip to main content

Người dùng TikTok chi hơn 10 tỷ USD để mua quà tặng ảo cho nhà sáng tạo nội dung

13 Tháng Mười Hai, 2023

Theo dữ liệu từ data.ai, TikTok đã trở thành ứng dụng giải trí di động đầu tiên không phải trò chơi đạt được cột mốc hơn 10 tỷ USD chi tiêu từ người dùng toàn cầu. Số tiền chủ yếu đến từ việc người dùng sử dụng đồng kỹ thuật số để mua quà tặng ảo gửi cho nhà sáng tạo nội dung.

Người dùng TikTok chi hơn 10 tỷ USD để mua quà tặng ảo cho nhà sáng tạo nội dung
Người dùng TikTok chi hơn 10 tỷ USD để mua quà tặng ảo cho nhà sáng tạo nội dung

Ngoài TikTok, tất cả các ứng dụng khác đều là trò chơi, ví dụ như Candy Crush, Monster Strike, Clash of Clans và Honour of Kings của Tencent Holdings.

Trong năm nay, PUBG Mobile của Tencent, cũng có thể vượt qua cột mốc 10 tỷ USD chi tiêu từ người tiêu dùng.

Xếp hạng của data.ai dựa trên doanh thu thông qua Apple App Store và Google Play. Các ứng dụng ngoài lĩnh vực game có chi tiêu của người dùng cao nhất là Tinder, YouTube, Disney+ và Tencent Video. Đây đều các ứng dụng cung cấp các gói đăng ký thành viên.

Apple và Google chỉ lấy một phần doanh thu từ nội dung và dịch vụ kỹ thuật số được bán thông qua nền tảng của họ, không bao gồm các nền tảng thương mại điện tử như Shein và Temu.

Đối với TikTok, vốn không cung cấp dịch vụ đăng ký (subscription), doanh thu chủ yếu đến từ đồng tiền kỹ thuật số của TikTok. Người dùng mua tiền này để chi tiêu cho các quà tặng ảo gửi cho người sáng tạo nội dung.

Ứng dụng cũng dựa vào quảng cáo và đang tiến sâu vào thương mại điện tử, điều này có thể giúp TikTok đạt được mức tăng trưởng lớn hơn vào năm tới, có thể đạt tới 15 tỷ USD doanh thu, theo data.ai dự đoán.

Tham vọng thương mại điện tử toàn cầu của công ty gần đây đã gặp phải một trở ngại ở Đông Nam Á khi Indonesia cấm mua sắm trực tuyến trên mạng xã hội để bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước. Động thái này buộc TikTok phải ngừng bán hàng trên TikTok Shop tại quốc gia này.

Tuy nhiên, gió đã đổi chiều khi TikTok sẽ khởi động lại dịch vụ mua sắm trực tuyến tại nền kinh tế lớn nhất khu vực, sau khi đầu tư 1,5 tỷ USD vào mảng thương mại điện tử của GoTo và trở thành cổ đông lớn nhất của nền tảng này.

ByteDance vẫn là một trong những công ty tư nhân có giá trị nhất thế giới nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của TikTok và phiên bản Douyin ở Trung Quốc. Trong quý II, doanh thuByteDance tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái lên 29 tỷ USD và chỉ ít hơn 3 tỷ USD so với Meta Platforms, chủ sở hữu Facebook.

Tuy nhiên, giá trị của ByteDance đã giảm 10% so với một năm trước xuống còn 268 tỷ USD, do con đường tiến tới IPO rất được mong đợi của công ty vẫn chưa rõ ràng trong bối cảnh thị trường Mỹ gia tăng giám sát.

Công ty cũng đang cắt giảm các mảng kinh doanh không thiết yếu, với việc rút lui lớn khỏi thị trường trò chơi điện tử trong bối cảnh thị trường nội địa trì trệ.

Tháng trước, ByteDance đã đóng cửa hầu hết các dự án trò chơi của họ tại Nuverse, khiến hàng trăm nhân viên bị sa thải.

Công ty cho biết họ đã “đưa ra quyết định khó khăn là tái cơ cấu” mảng kinh doanh trò chơi sau những đợt đánh giá định kỳ về hoạt động kinh doanh và điều chỉnh để “tập trung vào các lĩnh vực tăng trưởng chiến lược dài hạn”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Volkswagen dự kiến sa thải hàng chục ngàn nhân viên

25 Tháng Mười Hai, 2024
Nhà sản xuất ôtô hàng đầu châu Âu Volkswagen đạt thỏa thuận với công đoàn trong việc cắt giảm hơn…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …