Skip to main content

Social Media là gì? Tất tần tật thứ cần biết về Social Media

23 Tháng Ba, 2022

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các nội dung xoay quanh thuật ngữ Social Media (tiếng Việt có nghĩa là Truyền thông xã hội) như: Social Media là gì, Vai trò của Social Media, các kiểu Social Media chính là gì, các nền tảng Social Media phổ biến hiện nay và nhiều nội dung hữu ích khác.

social media là gì
Social Media là gì? Tìm hiểu toàn cảnh về khái niệm Social Media.

Social Media được hiểu đơn giản là các nền tảng truyền thông mạng xã hội hay phương tiện truyền thông xã hội. Khái niệm Social Media chủ yếu đề cập đến cách người dùng chia sẻ và tương tác với nội dung cũng như cách họ kết nối với những người khác thông qua môi trường internet.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:

  • Social Media là gì?
  • Social Media Platform là gì?
  • Social Media và Social Networking.
  • Social Media Marketing là gì?
  • Social Content là gì?
  • Các vị trí liên quan đến Social Media mà bạn có thể đảm nhận tại doanh nghiệp.
  • Thấu hiểu khái niệm Social Media.
  • Các kiểu hay phương thức Social Media chính hiện có trên thế giới là gì?
  • Mục đích hay vai trò của các nền tảng Social Media.
  • Số lượng người dùng của một số nền tảng Social Media phổ biến trên thế giới.
  • Nền tảng Social Media phổ biến nhất toàn cầu là gì?
  • Nền tảng Social Media được chi tiêu nhiều nhất là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Advertisement

Social Media là gì?

Social Media trong tiếng Việt có nghĩa là “Truyền thông xã hội” hoặc “Các phương tiện truyền thông mạng xã hội“.

Social Media là khái niệm đề cập đến các công nghệ (hoặc nền tảng) dựa trên máy tính được sử dụng để chia sẻ nội dung, ý tưởng hay thông tin thông qua các cộng đồng và mạng lưới ảo (online hay virtual networks).

Các phương tiện truyền thông mạng xã hội này hoạt động dựa trên môi trường internet và các thiết bị điện tử nhằm mục tiêu giúp người dùng có thể nhanh chóng truy cập và chia sẻ các nội dung (hình ảnh, video…) khi cần.

Người dùng sẽ tương tác với các nền tảng social media thông qua máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh thông qua các ứng dụng (App) hoặc phần mềm web.

Advertisement

Trong khi các phương tiện này phổ biến ở Mỹ và châu Âu, các quốc gia ở châu Á như Indonesia cũng có lượng người dùng rất lớn.

Tính đến đầu năm 2022, có khoảng gần 5 tỷ người dùng sử dụng các nền tảng Social media trên toàn cầu.

Theo một định nghĩa khác từ Wikipedia, Social Media liên quan nhiều đến các công nghệ tương tác và các kênh kỹ thuật số (digital channels), những thứ có thể tạo điều kiện cho việc xây dựng và chia sẻ nội dung được diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng hơn thông qua các cộng đồng và mạng lưới ảo.

Social Media Platform là gì?

Nếu thuật ngữ Social Media đề cập nhiều đến các yếu tố công nghệ, cách thức và cộng đồng ảo (trực tuyến), Social Media Platform chính là các nền tảng diễn ra các hoạt động chia sẻ và tương tác nội dung.

Advertisement

Social Media Platform cũng có thể được gọi là Social Media App, tức các ứng dụng mạng xã hội, hiện trên thế giới có các nền tảng hay ứng dụng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, WhatsApp, TikTok hay Twitter.

Social Media và Social Networking.

Nằm trong không gian mạng xã hội nói chung, nghe qua thì tưởng như là một hay giống nhau, Social Media và Social Networking là 2 khái niệm khác nhau, vậy sự khác biệt giữa Social Networking và Social Media là gì?

Trong khi đều là những thuật ngữ có gắn yếu tố Social (xã hội), Social Media như đã phân tích đề cập nhiều đến các yếu tố phương tiện và công nghệ, Social Networking ngược lại có liên quan đến cách người dùng truyền tải và nhận thông tin.

Nói một cách dễ hiểu thì người dùng sẽ truy cập hay sử dụng các Social Media hay các Social Media Platform (App) để tiến hành Networking.

Advertisement

Social Media Marketing là gì?

Social Media Marketing là gì?
Social Media Marketing là gì?

Cũng giống các khái niệm khác như Digital Marketing hay Content Marketing, Social Media Marketing đề cập đến tất cả những gì liên quan đến việc các marketer sử dụng những phương tiện truyền thông mạng xã hội cho mục tiêu marketing.

Tuỳ vào từng chiến dịch, mục tiêu chiến lược hay bối cảnh mà các mục tiêu có thể là lượt hiển thị, lương tương tác (like, share comment), khách hàng tiềm năng hay doanh số bán hàng chẳng hạn.

Social Content là gì?

Social Content là các nội dung được xây dựng và sử dụng trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, nội dung đó có thể là hình ảnh, văn bản (text) hoặc video.

Cũng tương tự như các mục tiêu marketing, tuỳ vào từng doanh nghiệp hay thương hiệu, họ có thể ưu tiên các định dạng nội dung hay các Social Content format khác nhau, tuy nhiên theo các số liệu mới nhất thì nội dung video luôn nhận được nhiều sự quan tâm nhất.

Advertisement

Các vị trí liên quan đến Social Media mà bạn có thể đảm nhận tại doanh nghiệp.

  • Social Media Executive: Các nhân viên làm việc trên các nền tảng mạng xã hội. Mục tiêu công việc của họ chủ yếu là xây dựng các cộng đồng trực tuyến, gia tăng mức độ tương tác với người dùng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, doanh số và hơn thế nữa.
  • Social Media Specialist: Các chuyên viên truyền thông mạng xã hội. Những người này thực hiện các công việc tương tự như các Social Media Executive nhưng ở một cấp độ cao hơn, dưới họ có thể các nhân viên khác.
  • Social Media Leader: Các trưởng nhóm Social Media. Cũng cùng một phạm vi công việc tương tự nhưng dưới họ có thể có các Social Media Executive và Social Media Specialist. Trong nhiều trường hợp, họ cũng có thể chịu trách nhiệm nhiều hơn về vai trò dẫn dắt đội nhóm hoặc xây dựng kế hoạch (ít thực thi hơn).
  • Social Media Manager: Những nhà quản lý các phương tiện truyền thông mạng xã hội. Ở trong phần lớn ở các doanh nghiệp, người này đóng vai trò tương đương với các vị trí khác như Trade Marketing Manager, Brand Manager hay Content Manager. Công việc của họ thiên nhiều về chiến lược và dẫn dắt thay vì thực thi.

Khi làm việc trong phạm vi Social Media, thường thì bạn sẽ chỉ dừng lại ở cấp độ Manager, cũng có các tập đoàn lớn cần vị trí Social Media Director nhưng rất ít. Ở các vai trò cao hơn, trách nhiệm của bạn liên quan đến Marketing nhiều hơn thay vì chỉ là Social.

Thấu hiểu khái niệm Social Media.

Các phương tiện truyền thông mạng xã hội khởi đầu như là một cách để tương tác với bạn bè và gia đình nhưng sau đó đã được áp dụng bởi các doanh nghiệp muốn tận dụng một phương thức truyền thông mới để tiếp cận khách hàng của họ.

Sức mạnh lớn nhất của các nền tảng mạng xã hội là khả năng kết nối và chia sẻ thông tin với bất kỳ ai trên toàn cầu hoặc với nhiều người (cộng đồng) trong cùng một thời điểm.

Tính đến năm 2022, có khoảng 5 tỷ người dùng mạng xã hội trên toàn cầu, trong đó Facebook khoảng 2.9 tỷ người dùng, TikTok và Instagram đều có hơn 1 tỷ người dùng và nhiều nền tảng khác.

Advertisement

Đến năm 2023, số lượng người dùng mạng xã hội ở thị trường Mỹ được dự báo sẽ tăng lên khoảng 257 triệu.

Theo công ty nghiên cứu thị trường Pew, người dùng mạng xã hội ngày càng có xu hướng trẻ hơn. Gần 90% người dùng trong độ tuổi từ 18 đến 29 đã sử dụng ít nhất một nền tảng mạng xã hội.

Những gì mà nhóm người dùng này mong muốn là kết nối, giải trí và cả mua sắm.

Các kiểu hay phương thức Social Media chính hiện có trên thế giới là gì?

Các kiểu hay phương thức Social Media chính hiện có trên thế giới là gì?
Các kiểu hay phương thức Social Media chính hiện có trên thế giới là gì?

Các phương tiện truyền thông mạng xã hội có thể xuất hiện dưới nhiều phương thức khác nhau như:

Advertisement
  • Photo Sharing: Mạng xã hội chuyên về chia sẻ hình ảnh như Instagram hay Pinterest.
  • Blogging: Mạng xã hội chuyên về chia sẻ nội dung kiểu blog, các nền tảng phổ biến trên toàn cầu như Wix (www.wix.com), WordPress (www.wordpress.org), Medium (www.medium.com) hay Tumblr (www.tumblr.com).
  • Social Networks: Các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay LinkedIn.
  • Video Sharing: Các nền tảng mạng xã hội chia sẻ nội dung video như YouTube hay Video hay TikTok.
  • Social Gaming: Các nền tảng trò chơi được chơi qua các nền tảng mạng xã hội như Zynga, King hay GREE.
  • Social reviews: Các nền tảng mạng xã hội chuyên về đánh giá hay đưa ra các phản hồi như TripAdvisor hay Yelp.
  • Và một số kiểu nền tảng khác.

Mục đích hay vai trò của các nền tảng Social Media.

Đối với những người dùng là cá nhân, các Social Media được sử dụng để giữ liên lạc hay tương tác với bạn bè và gia đình.

Một số người khác sẽ sử dụng các kiểu nền tảng khác để kết nối các cơ hội nghề nghiệp, tìm kiếm những người có cùng chí hướng để chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc.

Những người tham gia vào các hoạt động này là một phần của các mạng xã hội.

Đối với các doanh nghiệp, các phương tiện truyền thông mạng xã hội là một công cụ không thể thiếu để thực hiện các chiến dịch marketing hay đáp ứng những gì khách hàng cần.

Advertisement

Các doanh nghiệp cũng sử dụng các Social Media để tìm kiếm và tương tác với khách hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng thông qua các hoạt động quảng cáo và khuyến mãi, cũng như cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng.

Ngoài ra trong bối cảnh khi người tiêu dùng ngày càng có xu hướng không chỉ sử dụng các nền tảng mạng xã hội để giải trí hay tìm kiếm thông tin đơn thuần mà thay vào đó là mua sắm, các thương hiệu cần nhanh chóng thích ứng và ứng dụng mạng xã hội vào các hoạt động eCommerce của mình.

Số lượng người dùng của một số nền tảng Social Media phổ biến trên thế giới (Cập nhật 2023).

  1. Facebook (hơn 2.9 tỷ người dùng)
  2. YouTube (hơn 2.5 tỷ người dùng)
  3. WhatsApp (hơn 2 tỷ người dùng)
  4. Facebook Messenger (hơn 1.5 tỷ người dùng)
  5. Instagram (hơn 1.2 tỷ người dùng)
  6. TikTok (hơn 1 tỷ người dùng)
  7. QQ (hơn 700 triệu người dùng)
  8. Douyin (hơn 800 triệu người dùng)

Nền tảng Social Media phổ biến nhất toàn cầu là gì?

Với hơn 2.9 tỷ người dùng, Facebook hiện là nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất.

Nền tảng Social Media được chi tiêu nhiều nhất là nền tảng nào?

Theo số liệu mới nhất của App Annie trong quý 1 năm 2022, TikTok là nền tảng mạng xã hội được người dùng chi tiêu nhiều nhất, vượt qua cả YouTube và Tinder.

Advertisement

Kết luận.

Trong khi có khá nhiều kiểu Social Media khác nhau với từng mục đích sử dụng khác nhau, tuỳ vào từng mục tiêu cụ thể của thương hiệu là gì mà bạn có thể lựa chọn các nền tảng phù hợp nhất.

Bên cạnh đó khi thương mại điện tử (eCommerce), Social Commerce hay thương mại xã hội tiếp tục trở thành một đề tài nóng trong những năm tới, việc am hiểu vai trò và lợi ích của các nền tảng mạng xã hội khác nhau sẽ là chìa khoá chính để tăng trưởng.

Bằng cách hiểu social media là gì, vai trò hay các loại hình Social Media khác nhau, bạn có nhiều cách hơn để thúc đẩy thương hiệu của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Hà Anh | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips.com

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Shopee và TikTok Shop chiếm gần 90% thị phần thương mại điện tử tại Việt Nam

21 Tháng Mười Một, 2024
Tại sự kiện diễn ra chiều 20/11 về thương mại điện tử, ông Nguyễn Xuân Thảo – ủy viên Ban t…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement