Social Media Manager là thế hệ kế cận của CMO
Social Media Manager hay nhà quản lý các nền tảng Social Media hiện đại đòi hỏi phải là một người có khả năng tổng quát sâu sắc, có sức thu hút, khả năng đàm phán, kỹ năng viết quảng cáo và xây dựng cộng đồng tuyệt vời.
Ngày nay, tiếp thị truyền thông mạng xã hội (social media marketing) đóng một vai trò quan trọng trong các nhóm marketing nội bộ (internal marketing) tại các công ty khởi nghiệp cũng như tại các doanh nghiệp thuộc Fortune 500.
* Fortune 500 là tập hợp 500 doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ được xếp hạng bởi tổng doanh thu của các năm tài chính tương ứng do tạp chí Fortune bình chọn.
Phương tiện truyền thông mạng xã hội hiện đại không chỉ đơn thuần là xuất bản nội dung trên blog của doanh nghiệp, đẩy nội dung đó lên các nền tảng mạng xã hội và sau đó mọi người nhấp vào nội dung đó để trỏ về website và đọc nó.
Phương tiện truyền thông mạng xã hội hiện đại đòi hỏi một người có khả năng tổng quát sâu sắc, có sức thu hút và khả năng đàm phán, có kỹ năng viết quảng cáo và xây dựng cộng đồng tuyệt vời.
Social Media Manager là thế hệ kế cận của CMO.
Trên thực tế, nhiều nhà lãnh đạo marketing ngày nay cũng đã nghĩ rằng các nhà quản lý truyền thông mạng xã hội (social media manager) hiện tại sẽ là các giám đốc marketing (CMO) của ngày mai.
Ông Matthew Kobach, Giám đốc tiếp thị nội dung tại Fast cho biết:
“Các chuyên gia truyền thông mạng xã hội hiểu rất rõ những điều sau đây về công ty của bạn: tiếp thị (marketing), truyền thông (communications), thương hiệu (brand), xu hướng ngành (industry trend), dịch vụ khách hàng (CS), sáng tạo (Creative), cách xây dựng và nuôi dưỡng những người ủng hộ thương hiệu (brand advocates). Họ xứng đáng là những thế hệ giám đốc marketing (CMO) kế cận của doanh nghiệp.”
Bà Amanda Goetz, cựu Phó Chủ tịch phụ trách Marketing tại The Knot cũng hoàn toàn đồng ý với quan điểm này:
“Tôi không thể tin rằng mọi người vẫn coi mạng xã hội như một ‘kênh’ hoặc ‘một thứ gì đó bên lề’, Social Media Manager nên là thế hệ CMO trong tương lai. Họ hiểu insight về người dùng, định vị và tiếp thị thương hiệu (brand marketing).”
Nếu bạn muốn thương hiệu của bạn nổi bật hơn trên mạng xã hội và bắt đầu có được những insights tốt nhất về người tiêu dùng, bạn cần phải có ngay một nhà quản lý truyền thông mạng xã hội chuyên nghiệp.
Dưới đây là những kỹ năng mà bạn cần tìm kiếm từ họ:
Chiến lược sáng tạo và khả năng đánh giá kênh.
Các nhà quản lý truyền thông mạng xã hội nên là điểm giao nhau giữa marketing và sáng tạo trong tổ chức. Đối với nhiều công ty khởi nghiệp, các nhà quản lý truyền thông mạng xã hội vừa đóng vai trò là động cơ marketing vừa là cửa ngõ của sự sáng tạo.
Họ phải tìm ra cách kể lại những câu chuyện của thương hiệu trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau theo những cách hấp dẫn và phù hợp nhất có thể.
Để tạo ra thứ gì đó hấp dẫn, những nhà marketer này phải tạo ra thứ mà mọi người trên các nền tảng đó quan tâm và tương tác.
Họ cũng cần có chiến lược sáng tạo tuyệt vời để biến điều đó thành hiện thực, bao gồm cả tài sản sáng tạo, quản lý sản xuất nội dung, cũng như các kỹ năng phân tích cần thiết để đánh giá khả năng hay mức độ hiệu quả của từng kênh.
Kỹ năng viết nội dung dạng ngắn (short-form content) và kể chuyện (storytelling).
Viết nội dung quảng cáo là một trong những kỹ năng hàng đầu đối với bất kỳ người làm marketing nào nói chung và các nhà quản lý mạng xã hội nói riêng.
Bạn phải có khả năng kể những câu chuyện ngắn một cách thu hút và hay nhất để gây sự chú ý của mọi người một cách nhanh nhất có thể.
Quản lý cộng đồng (Community management).
Tại hầu hết các doanh nghiệp, những người quản lý các phương tiện truyền thông mạng xã hội phải chăm sóc và phát triển cộng đồng của thương hiệu.
Họ phải giỏi trong việc xử lý các phản hồi từ các nguồn thông tin bên trong lẫn bên ngoài.
Ngoài ra, họ cần có hiểu biết đủ vững chắc về quản lý mối quan hệ, cụ thể là khi họ xây dựng khả năng hiện diện của thương hiệu, họ cần tương tác với rất nhiều bên liên quan, chẳng hạn như những người có ảnh hưởng (KOL). Tất cả công việc này đòi hỏi khả năng lắng nghe một cách nhất quán và liên tục trên nhiều kênh khác nhau.
Kỹ năng giao tiếp nội bộ.
Việc xây dựng một cộng đồng trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau cần có thời gian.
Đây không phải là một chiến thuật có thể thực hiện một sớm một chiều.
Vì vậy, các nhà tiếp thị truyền thông mạng xã hội cũng phải xuất sắc trong giao tiếp nội bộ, phân tích dữ liệu và báo cáo để duy trì công việc của họ.
Họ phải trở thành chuyên gia phân tích và báo cáo dữ liệu, sau đó chuyển đổi những dữ liệu đó thành chiến lược và niềm tin cho đội ngũ nội bộ của họ.
Làm được những điều trên, các nhà quản lý truyền thông mạng xã hội sẽ sớm là những ‘C-suite’.
Kết hợp tất cả những kỹ năng và chuyên môn nói trên, các nhà quản lý các nền tảng truyền thông mạng xã hội sẽ sớm có một chỗ đứng vững chắc trong hàng ngũ các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp.
Họ xứng đáng vì họ là những người luôn làm việc chăm chỉ để hiểu thương hiệu và truyền đạt thương hiệu đó ra thế giới theo những cách có thể xây dựng lượng khách hàng trung thành cho doanh nghiệp, điều cốt lõi mà một doanh nghiệp cần.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Đan Linh | MarketingTrips