Skip to main content

Social Media Marketing là gì? Vai trò của Social Media Marketing

13 Tháng Tư, 2022

Social Media Marketing là gì? Vai trò và lợi ích của Social Media Marketing trong doanh nghiệp và với thương hiệu? Những ưu điểm và nhược điểm của Social Media Marketing là gì? Một số chỉ số chính được sử dụng để đo lường hiệu suất Marketing trên các nền tảng Social Media? Một số nền tảng Social Media phổ biến trên toàn cầu mà thương hiệu có thể sử dụng để làm Marketing?

social media marketing là gì
Social Media Marketing là gì? Vai trò của Social Media Marketing

Social Media Marketing là gì? Cũng như bất cứ cách thức tiếp cận nào khác tới các hoạt động marketing như digital marketing, buzz marketing, outbound marketing hay agile marketing, social media marketing đơn giản là chiến lược tận dụng tất cả những gì mà social media có để đạt được các mục tiêu của marketing.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:

  • Social Media Marketing là gì?
  • Social Media là gì?
  • Marketing là gì?
  • Một số lưu ý về khái niệm Social Media Marketing bạn nên hiểu.
  • Những ưu điểm và nhược điểm của Social Media Marketing là gì?
  • Một số chỉ số chính được sử dụng để đo lường hiệu suất Marketing trên các nền tảng Social Media.
  • Social Media Marketing bao gồm những gì?
  • Những vị trí thường có xoay quanh Social Media Marketing.
  • Lợi ích của Social Media Marketing là gì?
  • Một số nền tảng Social Media phổ biến trên toàn cầu mà thương hiệu có thể sử dụng để làm Marketing.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Social Media Marketing là gì?

Social Media Marketing hiểu một cách đơn giản nhất đó là việc sử dụng các nền tảng hay phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media) như Facebook hay TikTok để đạt được các mục tiêu Marketing hay những gì mà thương hiệu mong muốn.

Khi áp dụng Social Media Marketing, các doanh nghiệp hay thương hiệu chọn cách đưa các sản phẩm và dịch vụ của họ đến với các nhóm đối tượng mục tiêu thông qua mạng xã hội.

Với những tiến bộ của các yếu tố công nghệ, các hoạt động Social Media Marketing cũng có thể được theo dõi và đo lường một cách chi tiết từ đó giúp những người làm marketing luôn có thể kiểm soát được các nguồn lực hay ngân sách của họ.

Theo một định nghĩa từ Wikipedia, Social Media Marketing hay tiếp thị truyền thông mạng xã hội là việc sử dụng các website hay nền tảng mạng xã hội để quảng bá các sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu.

Khi sử dụng Social Media Marketing, các thương hiệu cho phép khách hàng hay người dùng đăng tải các nội dung do chính họ tạo ra (UGC) thay vì liên tục đẩy các nội dung được sản xuất bởi thương hiệu.

Social Media là gì?

Social Media hay các phương tiện truyền thông mạng xã hội là khái niệm đề cập đến các công nghệ (hoặc nền tảng) dựa trên máy tính được sử dụng để chia sẻ nội dung, ý tưởng hay thông tin thông qua các cộng đồng và mạng lưới ảo (online hay virtual networks).

Các phương tiện truyền thông mạng xã hội này hoạt động dựa trên môi trường internet và các thiết bị điện tử nhằm mục tiêu giúp người dùng có thể nhanh chóng truy cập và chia sẻ các nội dung (hình ảnh, video…) khi cần.

Marketing là gì?

Trong khi không có bất cứ một định nghĩa nào được cho toàn diện về marketing, marketing được hiểu một cách đơn giản là bao gồm tất cả các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.

Thị trường mà ở đây chủ yếu là khách hàng và đối thủ là hai mục tiêu chính của marketing.

Một số lưu ý về khái niệm Social Media Marketing bạn nên hiểu.

  • Social Media Marketing sử dụng Social Media (nền tảng mạng xã hội) và Social Networks (cách thức mọi người giao tiếp trên mạng xã hội) để mở rộng thị trường cho các sản phẩm và dịch vụ.
  • Những gì mà Social Media Marketing hướng tới là tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng, tương tác nhiều hơn với họ, xây dựng lòng tin của họ với thương hiệu để sau đó thúc đẩy họ hành động và mua hàng.
  • Những nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, TikTok, Instagram hay LinkedIn chính là mục tiêu của các doanh nghiệp khi triển khai Social Media Marketing.

Những ưu điểm và nhược điểm của Social Media Marketing là gì?

Cũng giống như các cách thức tiếp cận marketing khác, Social Media Marketing cũng có một số ưu điểm và nhược điểm khác nhau.

Ưu điểm của Social Media Marketing.

  • Với sức mạnh lan truyền (Viral) vốn có mà các nền tảng mạng xã hội có thể mang lại, thương hiệu có thể nhanh chóng tiếp cận được một lượng lớn khách hàng tiềm năng cho thương hiệu. Thúc đẩy nhanh quá trình nhận biết và yêu thích thương hiệu.
  • Thay vì chỉ tiếp cận được một hoặc một số ít nhóm đối tương mục tiêu như các kênh marketing truyền thống, Social Media Marketing có thể tiếp cận đồng thời nhiều nhóm đối tượng khác nhau như khách hàng, nhân viên, giới truyền thông, người có ảnh hưởng (Influencer), KOL, hay các bên thứ ba khác.

Nhược điểm của Social Media Marketing.

  • Ưu điểm lớn nhất của Social Media Marketing là gì thì nhược điểm của nó cũng xuất phát từ đây. Trong khi Social Media có thể giúp lan truyền nhanh thông điệp của thương hiệu, những nội dung hay thông tin sai lệch theo đó cũng được đẩy đi nhanh hơn. Đây chính là lý do giải thích tại sao có không ít các thương hiệu gặp khủng hoảng truyền thông khi các nội dung xấu về thương hiệu liên tục được chia sẻ.
  • Vì khách hàng trên các nền tảng mạng xã hội có thể dễ dàng tương tác hay phản hồi (bình luận, thích, chia sẻ…) với thương hiệu, những phản hồi tiêu cực có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu.

Một số chỉ số chính được sử dụng để đo lường hiệu suất Marketing trên các nền tảng Social Media.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng mô hình kinh doanh, từng giai đoạn kinh doanh hay chiến lược cụ thể, các mục tiêu của doanh nghiệp có thể khác nhau khi tiếp cận và sử dụng Social Media Marketing, dưới đây là một số chỉ số chính thường được sử dụng.

  • Mức độ tiếp cận khách hàng (Reach): Là chỉ số được sử dụng để đo lường tổng số người mà thương hiệu đã tiếp cận được trong một khoảng thời gian hay chiến dịch nhất định.
  • Tổng số lần quảng cáo được hiển thị (Impressions): Chỉ số ghi nhận tổng số lần một quảng cáo được hiển thị trên một nền tảng nhất định. Liên quan đến chỉ số này, các nhà quảng cáo sử dụng chỉ số CPM (chi phí trên 1000 lần hiển thị quảng cáo) để đánh giá mức độ hiệu quả hay chi phí của quảng cáo.
  • Tổng số lượt tương tác (Engagement): Tổng số lần mà người dùng đã tương tác (nhấp chuột, bình luận, thích, chia sẻ) với thương hiệu.
  • Tổng số khách hàng tiềm năng (Lead): Bên cạnh các chỉ số về tương tác, nhiều thương hiệu cũng sử dụng tổng số lượng khách hàng tiềm năng để đánh giá hiệu suất marketing.
  • Tổng số lần đề cập đến thương hiệu (Brand Mention): Với không ít các thương hiệu lớn, những gì họ cần từ các chiến dịch Social Media Marketing không phải khách hàng hay doanh số bán hàng mà là lượng người dùng thảo luận hay đề cập đến thương hiệu. Bằng cách sử dụng các công cụ lắng nghe khách hàng (social listening), các thương hiệu có thể đo lường chỉ số này một cách dễ dàng.
  • Doanh số bán hàng (Sales): Với không ít các doanh nghiệp (thường là các doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp hoạt động theo mô hình D2C), họ sử dụng Social Media Marketing với mục đích trực tiếp là bán hàng.

Social Media Marketing bao gồm những gì?

Theo nền tảng Buffer, Social Media Marketing có 05 thành phần chính:

  • Chiến lược: Bao gồm các nội dung như mục tiêu của thương hiệu khi sử dụng Social Media Marketing là gì, những kênh nào sẽ được sử dụng, các kiểu hay định dạng nội dung nào sẽ được ưu tiên hay có nên áp dụng Social Commerce không.
  • Lập kế hoạch và đăng tải nội dung: Các thương hiệu cần quyết định nội dung của họ sẽ xuất hiện như thế nào trên các nền tảng và kế hoạch đăng bài ra sao.
  • Lắng nghe và tương tác:  Như đã phân tích ở trên, một trong những lợi thế lớn nhất của các nền tảng Social Media đó là khách hàng có thể dễ dàng tương tác và để lại phản hồi. Các thương hiệu cần lắng nghe xem hiện khách hàng đang nói về điều gì để từ đó có kế hoạch tương tác lại phù hợp.
  • Phân tích và báo cáo: Các chỉ số như lượt tiếp cận, tỷ lệ tương tác cũng rất quan trọng khi sử dụng Social Media Marketing.
  • Quảng cáo: Quảng cáo là một thành phần quan trọng khác để tiếp cận nhanh và nhiều hơn khách hàng tiềm năng.

Những vị trí thường có xoay quanh Social Media Marketing.

Khi trở thành một nhân viên trong lĩnh vực Social Media Marketing, dưới đây là một số vị trí mà doanh nghiệp có thể cần.

  • Social Media Executive: Là những nhân viên phụ trách các công việc liên quan đến Social Media Marketing. Thường cấp độ Executive sẽ dành cho những người mới có từ 1-3 năm kinh nghiệm.
  • Social Media Specialist: Là các chuyên viên phụ trách các công việc liên quan, vị này thường dành cho những nhân viên đã có từ ít nhất 2-3 năm kinh nghiệm đi làm ở vị trí tương đương.
  • Social Media Leader: Là những nhà quản lý mới nổi, vị trí này có thể quản lý các vị trí bên dưới như Social Media Executive hay Social Media Specialist.
  • Social Media Manager: Là những nhà quản lý phương tiện truyền thông đúng nghĩa. Họ có thể quản lý tất cả các vị trí nói trên (nhưng không bắt buộc).
  • Social Media Director: Mặc dù có rất ít doanh nghiệp tuyển dụng vị trí này, nếu có, họ là sếp của tất cả các vị trí nói trên.

Một số nền tảng Social Media phổ biến trên toàn cầu mà thương hiệu có thể sử dụng để làm Marketing.

  • Facebook: với gần 3 tỷ người dùng.
  • Instagram: với gần 1.5 tỷ người dùng.
  • TikTok: với hơn 1 tỷ người dùng.
  • LinkedIn: với hơn 700 triệu người dùng.
  • Twitter: với gần 300 triệu người dùng.
  • Pinterest: với hơn 400 triệu người dùng.

Kết luận.

Trong bối cảnh khi ngày càng nhiều người sử dụng mạng xã hội để không chỉ giải trí, tương tác mà còn là để mua sắm và hơn thế nữa.

Bằng cách hiểu bản chất và vai trò của các nền tảng mạng xã hội hay thấu hiểu Social Media Marketing là gì, doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn để gặp gỡ khách hàng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và thúc đẩy sự tăng trưởng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Giang Nguyễn | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Ứng dụng gọi xe Bolt sắp vào Việt Nam tuyên bố sẽ đánh bại Grab

21 Tháng Một, 2025
Tại nhiều thị trường quan trọng của Grab, ứng dụng gọi xe công nghệ Bolt đã vươn lên đe doạ vị th…

Đọc nhiều

Top 10+ xu hướng Marketing sẽ thống trị trong năm 2025 (từ Kantar)

18 Tháng Một, 2025
Theo báo cáo từ Kantar Media (một công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường,…