TikTok Shoppertainment: TikTok ra mắt bản hướng dẫn Marketing mới
TikTok vừa ra mắt bản hướng dẫn mới nhằm mục tiêu hỗ trợ người làm marketing tận dụng xu hướng Shoppertainment để kết nối với người dùng trong ứng dụng.
Để có thể giúp các thương hiệu kết nối tốt hơn với người dùng trong ứng dụng, TikTok vừa xuất bản một hướng dẫn mới có tên gọi là TikTok Shoppertainment, với ý tưởng là “hãy giải trí người mua sắm” hay “mua sắm giải trí”.
Theo TikTok:
“Theo nghiên cứu, Shoppertainment có thể có giá trị khoảng 1000 tỷ USD tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APAC) vào năm 2025, tăng từ mức 500 tỷ USD hiện tại.”
Để có thể có thêm insight về phương thức Shoppertainment, TikTok gần đây đã ủy quyền cho đơn vị tư vấn Boston (BCG) thực hiện một cuộc khảo sát người dùng trên 6 thị trường APAC bao gồm Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Úc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Những mục tiêu khác của nghiên cứu là đánh giá các tùy chọn mua sắm cũng như công cụ quảng cáo của TikTok, bên cạnh đó là xem xét cách người dùng tương tác với các thương hiệu trong ứng dụng.
Dưới đây là một số ý chính từ báo cáo.
Trước hết, dữ liệu khảo sát cho thấy rằng hành trình khách hàng của người tiêu dùng đang thay đổi, điều này khiến cho việc theo dõi kết quả trực tiếp cho các chiến dịch quảng cáo trở nên khó khăn hơn.
Theo báo cáo:
“46% mọi người mua vào một ngày khác so với ngày tương tác với quảng cáo và 85% trong số họ đã chuyển đổi ứng dụng (sử dụng nhiều nền tảng khác nhau) trong suốt hành trình khách hàng (Customer Journey).
Kết hợp những hành vi này với sự hoài nghi ngày càng tăng đối với các nội dung có thương hiệu (Branded Content, 34%), bạn có thể thấy rằng tại sao các thương hiệu lại ngày càng khó tiếp cận với khách hàng hơn.”
Về bản chất, điều này có nghĩa là các thương hiệu hay marketer cần sử dụng ít nội dung quảng cáo hơn, thay vào đó, nên tăng cường sử dụng nội dung gốc, nội dung giải trí, nội dung do người dùng tạo ra (UGC) và hơn thế nữa.
Kết hợp với những người có ảnh hưởng (influencer) hay các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) uy tín nên là chiến lược ưu tiên hàng đầu.
TikTok cũng cho biết, hiện khách hàng có 6 nhu cầu chính khi mua sắm bao gồm: giá trị, thuận tiện, được giới thiệu, truyền cảm hứng, giúp thay đổi bản thân và chiều bản thân.
6 nhu cầu này có thể được chia thành hai nhóm chính định hình cách thương hiệu tương tác với người tiêu dùng là nhu cầu về chức năng (functional Needs) và nhu cầu về cảm xúc (emotional Needs).
Khi nói đến xu hướng Shoppertainment trên TikTok, chìa khoá cho các marketer là cần kết hợp một cách hài hoà giữa yếu tố chức năng và cảm xúc trong các nội dung hay thông điệp của thương hiệu.
Báo cáo cũng cho biết rằng, Indonesia là thị trường có tốc độ tăng trưởng tiềm năng cao nhất trong khu vực, điều này có thể mở ra nhiều cơ hội cho các thương hiệu bán hàng xuyên biên giới.
Bạn có thể tải xuống TikTok Shoppertainment tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nam Nguyen | MarketingTrips