Skip to main content

Sai lầm lớn nhất về lý do tại sao các công ty khởi nghiệp thất bại

8 Tháng Chín, 2021

Các công ty khởi nghiệp không thất bại vì thị trường không có nhu cầu. Họ thất bại vì họ thiếu một yếu tố quan trọng khác.

Sai lầm lớn nhất về lý do tại sao các công ty khởi nghiệp thất bại

Câu nói nổi tiếng “Nếu bạn xây dựng nó, họ sẽ đến”, thường được các chuyên gia kinh doanh và doanh nhân sử dụng để ngụ ý rằng nếu bạn có một ý tưởng kinh doanh và nỗ lực để xây dựng nó, mọi người sẽ đến với bạn để giúp bạn thực hiện giấc mơ đó.

Đó là một ý tưởng tốt đẹp. Và trong một thế giới hoàn hảo, nó có thể xảy ra.

Advertisement

Nhưng chúng ta đang không sống trong một thế giới hoàn hảo, có phải không? chúng ta đang sống trong một thế giới đầy sự bất ổn và phức tạp.

Trong thế giới đó, chúng ta không thể ép buộc mọi người đến và nỗ lực với công việc kinh doanh của chúng ta chỉ vì chúng ta đã xây dựng nó.

Thay vào đó, mọi người thường phải xác định nơi mà họ muốn đến, những sản phẩm họ muốn mua và mức giá phù hợp để họ mua nó.

Nếu khách hàng của bạn không nghĩ rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn xứng đáng với chi phí mà họ bỏ ra, họ sẽ không bao giờ mua những sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Advertisement

Tỷ lệ thất bại của các công ty khởi nghiệp.

Mặc dù các nghiên cứu khác nhau có số liệu thống kê khác nhau cho câu hỏi này, nhưng sự thật là hầu hết các công ty khởi nghiệp đều thất bại. Đã có những nghiên cứu cho thấy có tới 90% các công ty khởi nghiệp thất bại.

Theo số liệu tại trị trường Mỹ năm 2016:

  • 79,6% thất bại sau 1 năm (2017).
  • 68,8% thất bại sau 2 năm (2018).
  • 61,2% thất bại sau 3 năm (2019).
  • 54,3% thất bại sau 4 năm (2020).

Vậy, một câu hỏi đặt ra là: Điều gì đã dẫn đến một tỷ lệ thất bại rất lớn với các công ty khởi nghiệp? CB Insights đã thực hiện một nghiên cứu về chủ đề này, trong đó họ đã phân tích 12 lý do hàng đầu khiến các startup thất bại.

Trong số 12 lý do đó, “thị trường không có nhu cầu” có lẽ là lý do gây được nhiều sự chú ý và ngac nhiên nhất với 35% trường hợp thất bại.

Advertisement

Cứ 100 doanh nghiệp, 35 doanh nghiệp thất bại vì họ đã tạo ra những thứ mà không ai muốn? Vậy sự thật đằng sau khái niệm “thị trường không có nhu cầu” là gì.

“Thị trường không có nhu cầu” thực sự có ý nghĩa là gì?

Khi BBVA phân tích nghiên cứu này, họ đã xem xét các công ty không phù hợp với nhu cầu của thị trường. Họ trích dẫn một công ty có tên là Intronet, một công ty khởi nghiệp nhằm mục tiêu cạnh tranh với LinkedIn, đã tồn tại được 3 năm trước khi gặp khó khăn.

Intronet là một ứng dụng giúp dễ dàng tạo và theo dõi các lời giới thiệu đến những người trong mạng lưới cá nhân và chuyên nghiệp. Nó rất giống với LinkedIn. Nhưng có phải họ đã thất bại vì thị trường không có nhu cầu không?

Câu trả lời dĩ nhiên là không. Nhu cầu về một ứng dụng kết nối cá nhân và chuyên nghiệp đã khiến Reid Hoffman, Konstantin Guericke, Jean-Luc Vaillant, Allen Blue và Eric Ly thành lập nên LinkedIn và thành công như ngày hôm nay với hơn 700 triệu thành viên.

Advertisement

Trên thực tế, nhu cầu về một sản phẩm như thế này lớn đến nỗi 10 năm sau khi tạo ra LinkedIn, những người sáng lập đã có thể bán nó cho Microsoft với giá 26,2 tỷ USD.

Điều này chứng minh là thị trường có nhu cầu rất lớn về một ứng dụng kết nối cá nhân và chuyên nghiệp.

Quay lại với Intronet, họ thất bại không phải vì sản phẩm của họ không phù hợp với nhu cầu của thị trường, mà là vì một lý do nào đó khác.

Vào thời điểm Intronet xuất hiện, cung nhiều hơn cầu. Tất cả những ai muốn có một ứng dụng kết nối cá nhân và chuyên nghiệp đều đã sử dụng LinkedIn, và do đó họ không cần Intronet trừ khi Intronet có những thứ gì đó đủ khác biệt.

Advertisement

Sự thật về ý niệm: “Hãy xây dựng nó và họ sẽ đến”.

Chỉ vì bạn xây dựng một doanh nghiệp không có nghĩa là mọi người sẽ có thể trở thành khách hàng của bạn.

Do đó, nếu bạn muốn tối đa hóa khả năng tồn tại và tránh các thất bại trong khởi nghiệp, thì bạn sẽ cần phải tạo ra một sản phẩm trong một thị trường (ngách) có ít hơn những nguồn cung và nhu cầu cao hơn.

Đến đây, nhiều người sẽ tin rằng sự thịnh vượng chỉ đến từ các doanh nghiệp lớn và không có chỗ cho các doanh nghiệp nhỏ như các công ty khởi nghiệp.

Tuy nhiên ý tưởng về việc các doanh nghiêp lớn cũng từng bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất có thể khiến chúng ta thay đổi suy nghĩ. Hãy thử nghĩ vào các công ty như Amazon và Facebook.

Advertisement

Hãy tưởng tượng nếu Jeff Bezos thành lập Amazon với ý định coi nó là ‘đại diện’ của thương mại điện tử. Bạn có nghĩ rằng nó sẽ trở thành gã khổng lồ như ngày nay không?

Tương tự, hãy tưởng tượng nếu Mark Zuckerberg thành lập Facebook với mục tiêu xây dựng nền tảng truyền thông mạng xã hội lớn nhất trên thế giới. Bạn có nghĩ rằng Mark sẽ xây dựng được một nền tảng với 3 tỷ người dùng như lúc bấy giờ không?

Tất cả chúng ta dường như đều quên rằng Amazon chỉ bắt đầu bằng việc bán sách. Mục đích ban đầu của Facebook là kết nối các sinh viên trong trường Harvard thông qua một cộng đồng trực tuyến.

Bạn không thể có được bất kỳ thị trường ngách nào tốt hơn thế. Bằng việc bắt đầu ở những thị trường ngách có ít hoặc không có cạnh tranh, cả hai công ty đều đã phát triển thành những gã khổng lồ như ngày nay.

Advertisement

Các công ty khởi nghiệp không thất bại vì thị trường không có nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ của họ. Họ thất bại bởi vì họ đang tham gia vào một thị trường mà các số liệu về cung và cầu không có lợi cho họ.

Nếu bạn muốn thành công với tư cách là một nhà sáng lập, mục tiêu duy nhất của bạn phải là thoát ra khỏi sự cạnh tranh, càng nhiều càng tốt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement