Skip to main content

Thẻ: agile mindset

Agile Mindset hay tư duy linh hoạt – Bài học từ các CEO thành công

Bằng cách áp dụng một phương pháp quản lý mới dựa trên độ tuổi, cách cộng tác, và lấy con người làm cốt lõi, tỷ phú Richard Branson đã định nghĩa lại về sự thành công của một CEO.

Với mục tiêu quản lý một công ty để thành công trên phạm vi toàn cầu, điều quan trọng là bạn phải đưa ra được những quan điểm mới cho các vấn đề thương mại phổ biến.

Tham vọng, lòng can đảm và suy nghĩ sáng tạo vượt ra ngoài cái lồng gò bó sẽ giúp các nhà lãnh đạo có thể tìm được những phương pháp mới để giải quyết các vấn đề đau đầu nhất, và họ thường trở nên nổi tiếng cùng quá trình đó.

Ví dụ điển hình là Richard Branson, một trong những người đàn ông giàu nhất hành tinh, người tạo ra thương hiệu siêu lớn mang tên Virgin.

Bằng cách áp dụng một phương pháp quản lý mới dựa trên độ tuổi, cách cộng tác, và lấy con người làm cốt lõi, ông đã định nghĩa lại về sự thành công của một CEO.

Với tầm nhìn đó, ông đã đạt được những thành công chưa từng thấy, và đồng thời, làm những điều chưa ai từng có thể làm trong lĩnh vực từ thiện.

Những nhà lãnh đạo có sự nghiệp kinh doanh mang tính toàn cầu cần phải có khả năng suy nghĩ khác biệt trong việc giải quyết những trở ngại trong việc tăng trưởng chung hay nói cách khác họ cần có tư duy linh hoạt (Agile Mindset) trong nhiều tình huống khác nhau.

Tìm kiếm sự cân bằng trong sự biến động.

Khi vừa phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh đang ngày càng phát triển, vừa phải giúp đỡ Virgin Records (thành lập năm 1972, là một thương hiệu thu âm nổi tiếng bậc nhất Thế Giới) thoát khỏi sự sụt giảm về doanh số bán hàng trong mảng âm nhạc, Branson đã tiên đoán ra và thực hiện những “bước đi vĩ đại” trong mảng bán lẻ và bắt đầu lên định hình cho những kế hoạch khác để chinh phục những phương tiện truyền thông khác như sách hoặc video.

Khi hãng hàng không của ông bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự gia tăng của số lượng các nhóm khủng bố trong những năm 1990, ông đã tìm cách thu hút khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh và rồi cứu vãn được hãng hàng không của mình.

Có lần, Branson đã quyết định theo đuổi thành công bằng một động thái mạnh mẽ tiến là vào ngành viễn thông, điều này sau đó đã giúp ông ổn định đế chế của mình và có thể rảnh tay để tham gia giải quyết những vấn đề xã hội khác.

Chúng ta có thể tạm hiểu rằng thành công của Branson đến từ khả năng suy nghĩ nhanh và chính xác hơn người bình thường. Tuy nhiên, mọi người đều có khả năng suy nghĩa vượt ra ngoài những điều bình thường.

Phần khó nhất là làm thế nào để định hình được một ý tưởng, đưa ra kế hoạch kinh doanh và sau đó biến ý tưởng đó trở thành hiện thực.

Ý tưởng này phải vừa có khả năng sinh lời, vừa giúp tạo ra những giá trị đích thực cho khách hàng. Để làm được điều này, chúng ta cần sự giúp đỡ từ một CEO có kinh nghiệm và có kỹ năng tốt.

Tìm kiếm những lĩnh vực đã chín muồi để đổi mới chúng.

Tương tự như thành công của Branson, sản phẩm iPhone của Steve Jobs vẫn luôn thống trị thị trường di động toàn cầu bởi vì ông đã nhận ra được rằng mọi người không chỉ cần những công cụ kết nối đơn giản, mà cái họ cần hơn đó là những thiết bị được tích hợp tính linh động của công nghệ với nghệ thuật, cùng tất cả những lợi ích và cả những đặc điểm của một máy tính cá nhân vào làm một.

Sau khi xác định được nhu cầu người dùng, Jobs đã rất nhanh chóng làm việc để thích ứng với điều đó.

Dù bạn đang cố gắng tạo dấu ấn trong bất kể lĩnh vực nào, điều tối quan trọng là phải đánh giá được những nhu cầu hiện tại và tìm ra các cách để thỏa mãn những nhu cầu đó. Có rất nhiều lĩnh vực đã chín muồi để sẵn sàng được tái tạo lại.

Chẳng hạn như lĩnh vực chăm sóc sức khỏe vẫn còn cần được hỗ trợ cả về phương pháp cung cấp sản phẩm đến khách hàng và cách các nhà cung cấp lấy lại được doanh thu.

Vậy điều gì khiến những cái đầu sáng tạo đó phải dành thời gian để đánh giá đầy đủ tình hình, đưa ra những giải pháp tiềm năng và rồi thay đổi cả xã hội ?

Khám phá không gian hiện là ngành đang phát triển chậm, tốc độ phát triển không bằng một nửa so với chính nó ở những thập niên 60 và 70.

Lĩnh vực này vẫn luôn rất cần một nhà tư tưởng vượt ra ngoài giới hạn thông thường, một người có thể tìm ra một cách để thúc đẩy ngành hàng không quay trở lại thời kì hoàng kim mà vẫn giữ được sự an toàn cho công nhân và đảm bảo nhu cầu tài chính cho các nhà đầu tư.

Hoặc ngay cả với một yêu cầu ở mức độ nhỏ hơn, ví dụ như vì mục đích để hoạt động kinh doanh hoạt động trơn tru, thì một cái đầu nhanh nhạy và linh động sẽ luôn được ưu tiên để thực hiện nhiệm vụ đó.

Câu trả lời là nếu bạn không có những thiên tài để giúp bạn phát minh ra cái mới hoặc không có đủ tài chính để gây dựng một công ty mới, thì bạn vẫn có thể gây ấn tượng mạnh với người khác bằng việc suy nghĩ nhiều hơn, rộng hơn, và lớn hơn.

Những người thành công theo phương pháp kể trên có điểm chung là thường không đủ kiên nhẫn đề ngồi im một chỗ, họ hay đem những ý tưởng của mình áp dụng luôn vào công việc và rồi liên tục thay đổi để tạo nên sự khác biệt.

Việc một nhà lãnh đạo biết cân nhắc và ứng dụng những yếu tố này rồi kết hợp chúng với những kỹ năng sẵn có để tái tạo lại công ty sẽ giúp họ có được những cơ hội tốt hơn để mở rộng thành công của họ ra bên ngoài.

Mặt khác, những người đã thành công trên chính đất nước họ lại là những lựa chọn hợp lý nhất để những doanh nhân ngoại quốc tiếp cận và học hỏi.

Điều quan trọng cần lưu ý là những doanh nhân thành công là những người biết phát triển khả năng định hướng, tầm nhìn và nguồn cảm hứng từ chính những kinh nghiệm khi gặp mặt khách hàng và tạo những “liên kết não bộ” với khách hàng đó. Branson chính là một ví dụ điển hình cho việc này.

Một ý tưởng mới lạ có thể được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau, ở nhiều nơi khác nhau. Nếu bạn đối phó với một vấn đề bằng một động lực lớn, sự nhiệt tình, sự sẵn sàng hi sinh và khả năng suy nghĩ sáng tạo, hành động nhanh chóng để điều chỉnh lại những khái niệm của bạn, bạn sẽ chiến thắng trong cuộc chơi.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen