Skip to main content

Thẻ: Brand equity

Tầm quan trọng của tài sản thương hiệu (Brand Equity) trong thế giới số

Trong thế giới kỹ thuật số siêu cạnh tranh như ngày nay, tài sản thương hiệu (Brand Equity) nên là chiến lược ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của tài sản thương hiệu (Brand Equity) trong thế giới số
Tầm quan trọng của tài sản thương hiệu (Brand Equity) trong thế giới số

Brand Equity hay Tài sản thương hiệu là tất cả những tài sản hay giá trị xoay quanh một thương hiệu chẳng hạn như độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness), giá trị thương hiệu (Brand Value) hay lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty).

Về bản chất, tài sản thương hiệu cũng giống như thương hiệu, nó được nhìn nhận và đánh giá từ góc nhìn của khách hàng mục tiêu hơn là từ ý muốn chủ quan của doanh nghiệp.

Để có thể hiểu sâu hơn về thuật ngữ thương hiệu, bạn có thể xem tại: Thương hiệu là gì

Ngày nay, tài sản thương hiệu được xây dựng không chỉ thông qua các nỗ lực MarketingQuảng cáo mà còn thông qua những trải nghiệm khách hàng tích cực.

Để có thể giữ chân khách hàng về lâu dài, các doanh nghiệp cần phải thực thi các chiến lược ưu tiên người tiêu dùng, luôn mang đến những trải nghiệm liền mạch, đáp ứng nhu cầu và sở thích của họ.

Sức mạnh của việc đầu tư vào tài sản thương hiệu.

Vào năm 2022, khi nhiều nơi trên thế giới bước vào thời kỳ lạm phátsuy thoái, tài sản thương hiệu ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Người tiêu dùng giờ đây phải thắt chặt chi tiêu, hạn chế hoặc loại bỏ các mặt hàng không thiết yếu và lựa chọn các thương hiệu đáng tin cậy và nổi tiếng hơn.

Theo một nghiên cứu, có đến 80% khách hàng tỏ ra thờ ơ với các thương hiệu mà họ không tin tưởng, do đó niềm tin về thương hiệu tiếp tục là nơi mà các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn.

Các doanh nghiệp sở hữu những thương hiệu đáng tin cậy và tích cực hơn thường chỉ cần chi ít ngân sách quảng cáo hơn so với các đối thủ cạnh tranh của họ.

Xây dựng tài sản thương hiệu thông qua những thông điệp thương hiệu có ý nghĩa.

Để cải thiện giá trị hay tài sản thương hiệu, doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao là chưa đủ. Người tiêu dùng ngày nay không chỉ quan tâm đến những gì một thương hiệu nói hay những gì mà thương hiệu cung cấp, họ cũng quan tâm đến những gì mà thương hiệu đang đại diện.

Theo một nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường Gartner, 70% khách hàng mong đợi các doanh nghiệp đối xử tốt với khách hàng, cộng đồng, nhân viên và môi trường và sẽ đưa ra quyết định mua hàng dựa trên các giá trị của thương hiệu.

Từ đây, việc đảm bảo các thông điệp thương hiệu được rõ ràng, thể hiện mục đích kinh doanh hướng tới cộng đồng và người tiêu dùng mục tiêu chính là chìa khóa để nâng cao nhận thức về thương hiệu và thúc đẩy doanh thu.

Xây dựng tài sản thương hiệu thông qua các trải nghiệm kỹ thuật số.

Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại ngày nay, khi hầu hết các hoạt động mua bán đã được chuyển sang trực tuyến, phần lớn sự khác biệt và hoạt động xây dựng thương hiệu hiện được thực hiện thông qua các nền tảng trực tuyến.

Bằng cách mang đến những trải nghiệm liền mạch từ chiến lược toàn kênh (Omni Channel), thương hiệu đang giúp khách hàng mang lại những cảm xúc tốt hơn và tiết kiệm nhiều thời gian hơn.

Một nghiên cứu từ Glassbox cho thấy, hơn 80% người tiêu dùng tin rằng trải nghiệm của họ đóng vai trò trung tâm trong mọi quyết định mua hàng trong suốt hành trình khách hàng (Customer Journey Map).

Họ cũng tin rằng có rất ít thương hiệu hay doanh nghiệp hiện có thể đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của họ. Để xây dựng những giá trị thương hiệu tích cực, các doanh nghiệp cần phải nỗ lực không ngừng để thu hẹp khoảng cách hay mức độ kỳ vọng này.

Mỗi trải nghiệm kỹ thuật số tiêu cực và khó chịu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức thương hiệu và tình cảm của khách hàng đối với toàn bộ doanh nghiệp.

Tận dụng dữ liệu khách hàng để tạo sự khác biệt.

Trong vô số các cách mà doanh nghiệp có thể làm để xây dựng nên những điểm bán hàng riêng biệt, hay còn được gọi là USP, tận dụng các dữ liệu có được để tạo ra sự khác biệt là chiến lược ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh kỹ thuật số.

Một trong những cách hiệu quả nhất để làm điều này là đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu bằng cách sử dụng dữ liệu từ khách hàng (Data driven Marketing).

Việc gia tăng sự tiện lợi và cung cấp khả năng cá nhân hóa cao hơn trong cách tương tác sẽ nâng cao lòng trung thành của khách hàng cũng như mang lại các tác động tích cực đến giá trị của thương hiệu.

Theo một nghiên cứu, 90% khách hàng nói rằng khi họ tương tác với một thương hiệu nào đó trực tuyến, họ muốn có những trải nghiệm thuận tiện.

Khoảng 80% nói rằng “Tôi sẽ trung thành hơn với một thương hiệu cho thấy họ thực sự hiểu tôi và những gì tôi đang tìm kiếm từ họ” (và từ các thương hiệu khác).

Dữ liệu khách hàng là yếu tố cần thiết để tạo ra những trải nghiệm được cá nhân hóa.

Làm thế nào để đo lường tài sản thương hiệu.

Trong khi việc thực hiện nhiều hoạt động với mục tiêu xây dựng tài sản thương hiệu vốn đã rất khó khăn, việc đo lường mức độ ảnh hưởng của nó cũng là một vấn đề mà các doanh nghệp cần quan tâm.

Các chỉ số định lượng có thể được đo lường bao gồm biên độ lợi nhuận, độ nhạy về giá, tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ bỏ giỏ hàng, tốc độ tăng trưởng, thị phần và tần suất mua hàng lặp lại của khách hàng.

Các chỉ số định tính có thể là tình cảm của khách hàng với thương hiệu (Brand Love), phản ứng của khách hàng trên mạng xã hội, VOC và hơn thế nữa.

Các chiến lược phát triển tài sản thương hiệu nên được điều chỉnh thường xuyên dựa trên các bài học và dữ liệu có được.

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng cũng là chiến lược khôn ngoan khi xây dựng tài sản thương hiệu.

Về bản chất, xây dựng tài thương hiệu hay xây dựng thương hiệu là xây dựng mối quan hệ với khách hàng và công chúng mục tiêu.

Khái niệm hành trình của khách hàng (Customer Journey) nên được nhìn nhận một cách tổng thể. Các doanh nghiệp nên cố gắng kết nối với khách hàng thông qua tất cả các điểm tiếp xúc với khách hàng (Brand Touchpoints) trong suốt quá trình khám phá và mua hàng.

Vào năm 2022, tài sản thương hiệu có thể tạo ra hoặc phá vỡ một doanh nghiệp. Để thành công, các thương hiệu cần không ngừng nỗ lực để hiểu khách hàng, hiểu thị trường và hiểu điều gì khiến doanh nghiệp trở nên nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh còn lại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Tài sản thương hiệu hay Brand Equity là gì?

Cùng tìm hiểu các khái niệm như tài sản thương hiệu hay Brand Equity là gì, các quyết định liên quan đến tài sản thương hiệu trong chiến lược thương hiệu.

Tài sản thương hiệu hay Brand Equity là gì?
Tài sản thương hiệu hay Brand Equity là gì?

Tài sản thương hiệu hay Brand Equity là gì?

Thương hiệu là một tài sản vô hình lớn và dài hạn của công ty. Thương hiệu mạnh có giá trị cao hơn nhiều so với các tài sản hữu hình.

Tài sản thương hiệu là tính tích cực khác biệt trong phản ứng đáp lại của người tiêu dùng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ khi họ nhận diện thương hiệu gắn với sản phẩm, dịch vụ đó.

Một cách thức để đo lường tài sản thương hiệu này lớn hay nhỏ hơn tài sản thương hiệu khác là mức độ khách hàng trả giá nhiều hơn hay thấp hơn cho thương hiệu đó.

Trong các thương hiệu đem so sánh, thương hiệu nào có giá trị tài chính cao hơn thì thương hiệu đó sẽ có sức mạnh lớn hơn.

Công ty có tài sản thương hiệu lớn sẽ đem lại cho nó rất nhiều lợi thế trong cạnh tranh. Bởi vì, thương hiệu mạnh sẽ có mức độ tin cậy cao, do đó mức độ nhận biết và sự trung thành của khách hàng rất cao.

Nhờ thương hiệu mạnh công ty có được nên một lượng lớn khách hàng trung thành và sinh lợi. Đây chính là tài sản khách hàng. Tài sản khách hàng tạo nên tài sản thương hiệu.

Trên thực tế, khi có một thương hiệu mạnh công ty sẽ có quyền thương lượng cao; dễ dàng giới thiệu các dòng sản phẩm, mở rộng thương hiệu và tạo được rào cản, cũng như khả năng phòng thủ cao thông qua giá bán.

Nhưng để thương hiệu trở thành tài sản quí như vậy các công ty phải tập trung nguồn lực, kiên trì theo đuổi mục tiêu xây dựng thương hiệu mạnh.

Những quyết định chủ yếu trong chiến lược thương hiệu liên quan đến tài sản thương hiệu hay Brand Equity.

Những quyết định chủ yếu trong chiến lược thương hiệu của công ty bao gồm:

  • Định vị thương hiệu

Các cách thức định vị gồm

+ Định vị dựa trên đặc điểm của sản phẩm

+ Định vị tạo được mối liên hệ giữa tên thương hiệu với lợi ích mong đợi của khách hàng

+ Định vị dựa trên giá trị và niềm tin mãnh liệt

  • Lựa chọn tên thương hiệu

+ Đơn giản, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, dễ phát âm, không nên mang dấu của địa phương và dễ quốc tế hóa

+ Thân thiện và có ý nghĩa

+ Khác biệt, nổi trội và độc đáo

+ Khả năng liên tưởng cao

  • Bảo trợ thương hiệu

Các cách bảo trợ thương hiệu

+ Sản phẩm có thể được giới thiệu dưới thương hiệu của nhà sản xuất (còn gọi là thương hiệu quốc gia)

+ Nhà sản xuất có thể buộc phải để cho nhà bán lẻ hoặc bán buôn gắn bộ phận nhận diện thương hiệu của họ lên sản phẩm (gọi là thương hiệu cửa hàng hay thương hiệu của nhà phân phối)

+ Nhà sản xuất bán sản phẩm của mình dưới thương hiệu nhượng quyền

+ Hai doanh nghiệp liên danh với nhau và đồng bảo trợ cho thương hiệu sản phẩm

  • Phát triển thương hiệu

+ Mở rộng dòng sản phẩm

+ Mở rộng thương hiệu

+ Dùng nhiều thương hiệu

+ Phát triển thương hiệu mới

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips