Skip to main content

Thẻ: Influencer ảo

Influencer ảo sẽ là xu hướng tất yếu trong ngành Marketing

Những năm gần đây, influencer “ảo” đang dần nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng. Xu hướng này đã và đang thay đổi hoàn toàn cuộc chơi của ngành công nghiệp Influencer Marketing khi ngày càng nhiều người có sức ảnh hưởng được tạo ra.

Influencer được biết đến là những người có sức ảnh hưởng và tác động đến suy nghĩ, hành vi cũng như quyết định mua hàng của một nhóm đối tượng nhất định hoặc một cộng đồng lớn. Mức độ ảnh hưởng của Influencer tùy thuộc vào độ nổi tiếng, sự ủng hộ và yêu mến của mọi người.

Influencer ảo – giá trị thật.

Sáu năm trước, Lil Miquela influencer ảo xuất hiện và trở nên nổi tiếng của ngành thời thời trang lúc bấy giờ.

Cùng số lượng theo dõi “khủng” trên Instagram, Lil Miquela nổi tiếng vượt mặt cả những ngôi sao có sức ảnh hưởng, mở ra một chương mới cho thế hệ Influencer ảo.

Nối tiếp Lil Miquela, nhiều influencer ảo khác cũng tạo được dấu ấn nhất định khi xuất hiện trong những chiến dịch lớn của các nhà mốt hàng đầu, Shudu, Imma, Xhi,… là những ví dụ minh chứng.

Song song với sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, các Influencer ảo này có khả năng kiếm tiền không thua kém người thật.

Việc sử dụng influencer để quảng bá thương hiệu và tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu không phải là điều mới mẻ với nhiều doanh nghiệp trong hoạt động truyền thông.

Tuy nhiên, hướng đi mới của Influencer ảo đã mang đến cho các thương hiệu nhiều lựa chọn hơn khi người dùng đã quá quen thuộc với những influencer thật.

Rozy – một người mẫu ảo của Hàn Quốc ước tính đem về cho công ty hơn 1 tỉ won (821.000 USD) vào năm 2021.

Không nằm ngoài cuộc chơi này, Timi – một Influencer ảo của Việt Nam vừa được “debut” với sự hoàn thiện cao về ngoại hình đang dần được netizen Việt đón nhận.

Timi không chỉ xinh đẹp mà còn giống với người thật hơn bất cứ thần tượng ảo nào, dưới nền đồ họa 3D bắt mắt và thú vị, Timi được định hình là một nhân vật ảo đang tìm hiểu thế giới thật, đang đi tìm tiếng nói và bản sắc của riêng mình.

Lợi thế của influencer ảo trong truyền thông.

Nếu như những ngôi sao có sức ảnh hưởng phải loay hoay làm mới bản thân trong cộng đồng vốn cần những gương mặt mới được sinh ra mỗi ngày, thì lợi thế của Influencer ảo chính là họ có thể trở thành bất cứ điều gì mà khán giả mong muốn, đáp ứng được các yêu cầu, thị hiếu của công chúng.

Doanh nghiệp sẽ là người kiểm soát đằng sau những nhân vật ảo này, đảm bảo hình ảnh của influencer phù hợp với sản phẩm của nhãn hàng.

Mặt khác, các nhãn hàng hoàn toàn yên tâm khi các Influencer ảo sẽ hoàn toàn không gây hại với giới trẻ như những bê bối đời tư, những hành vi trái với chuẩn mực đạo đức như các nghệ sĩ thật, đồng thời cũng hạn chế những phát ngôn nhạy cảm trên mạng xã hội. Họ hướng đến sự hoàn hảo và mang tới giá trị tốt đẹp truyền tải cảm hứng cho cộng đồng.

Về cơ bản, những Influencer ảo sẽ hoạt động và làm việc vô cùng năng suất bởi họ không bị ràng buộc bởi lịch trình và sinh hoạt như con người.

Tất cả những lợi thế này cho thấy được tiềm năng rất lớn của influencer ảo đang không chỉ dừng lại ở một xu hướng nhất thời mà sẽ còn được khai phá và phát triển trong tương lai.

Timi – Đại diện cho Gen Z, tự tin làm chủ cuộc đời.

Nhân vật ảo Timi.

Là một nhân vật ảo, Timi tuy có được thông tin “khổng lồ” từ thế giới digital rộng lớn nhưng chưa thực sự hiểu về khái niệm “con người”.

Cô vô tình phát hiện ra một thế giới song song với cuộc sống của mình – “xã hội loài người”, Timi bắt đầu hiếu kỳ và tìm hiểu, khám phá bản thân trong thế giới mới mẻ này.

Từ góc nhìn của một thực thể mới, mọi trải nghiệm của Timi tại thế giới này đều trở nên độc đáo và khác lạ.

Qua mỗi trải nghiệm, Timi từng bước tiến gần hơn với con người, thể hiện kết nối cảm xúc qua việc tham gia vào các hoạt động hàng ngày như một người thực thụ.

Không phải là Influencer ảo đầu tiên ở Việt Nam, thế nhưng những điểm sáng khác biệt của Timi lại là tiên phong trong kỷ nguyên mới trong ngành công nghiệp Influencer Marketing ở Việt Nam.

Bên cạnh ngoại hình ấn tượng, gần gũi và lạ mắt với đồ họa kết hợp thật ảo, Timi xuất hiện với diện mạo xinh đẹp cùng những cử động chân thật đến khó tin.

Bắt đầu bằng việc hoạt động sôi nổi trên các nền tảng mạng xã hội, Timi hướng tới đối tượng trẻ ở Việt Nam, cụ thể là Gen Z – những người tìm kiếm sự giải trí, thông tin lành mạnh, khám phá bản thân và sự công nhận của số đông.

Mặc dù chỉ là sản phẩm từ kỹ thuật CGI và đồ họa 3D, có thể xem sự phát triển của Influencer ảo nói chung và Timi nói riêng là một làn gió mới đầy táo tạo.

Timi đại diện cho thế hệ hiện đại, phá bỏ những khuôn mẫu cũ, tìm tòi hướng đi mới và sẵn sàng cho những đam mê, lý tưởng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Hà Anh  | MarketingTrips   

Dentsu ra mắt Dentsu VI hướng tới Metaverse và Influencer ảo

Nhằm mục tiêu hướng tới Metaverse cũng như hỗ trợ các thương hiệu thông qua những người có ảnh hưởng ảo (Virtual Influencer), Dentsu vừa thông báo ra mắt Dentsu VI mới.

Dentsu ra mắt Dentsu VI hướng tới Metaverse và Influencer ảo
Dentsu ra mắt Dentsu VI hướng tới Metaverse và Influencer ảo

Theo đó, Dentsu Creative, mạng lưới sáng tạo của công ty mẹ Dentsu, đã công bố ra mắt Dentsu VI, một dịch vụ nhận dạng ảo (virtual identity service) cung cấp cho các thương hiệu một khuôn mặt và cá tính ảo để sử dụng trên các nền tảng kỹ thuật số.

Được hỗ trợ bởi các chuyên gia từ Dentsu Creative Singapore, dịch vụ này áp dụng các công nghệ của ngành công nghiệp điện ảnh và trò chơi (game) để tạo ra các danh tính ảo có thể tùy chỉnh và dùng làm hình đại diện hoặc các nhân vật trong môi trường vũ trụ ảo Metaverse và Game trực tuyến.

Dentsu VI cũng cho phép các thương hiệu sử dụng danh tính ảo – bao gồm cả Rumi (nhân vật Influencer ảo của Dentsu VI) – cho các hoạt động ngắn hạn và trung hạn trong Metaverse.

Influencer ảo Rumi của Dentsu VI
Influencer ảo Rumi của Dentsu VI

Tương lai mới của Dentsu với ngành công nghiệp kỹ thuật số bao gồm Metaverse và Tiếp thị người có ảnh hưởng ảo (Virtual Influencer Marketing).

Các sản phẩm mới của Dentsu Creative hướng tới mụ tiêu giúp các thương hiệu có thêm những cách mới để thể hiện cá tính hay nhận diện của thương hiệu trong môi trường kỹ thuật số bao gồm các kênh mới nổi như Metaverse và Tiếp thị người có ảnh hưởng ảo (Virtual Influener Marketing).

Các danh tính ảo do Dentsu VI thiết kế nhằm mục đích giúp các thương hiệu tương tác một cách có cảm xúc và cá nhân nhất có thể.

Ông Fred Levron, Giám đốc Sáng tạo toàn cầu tại Dentsu International, cho biết trong một tuyên bố.

“Ranh giới giữa thế giới trực tuyến (Online) và ngoại tuyến (Offline) ngày càng trở nên mờ nhạt hơn và đã đến lúc chúng tôi có thể tận dụng được các tiềm năng mới của Metaverse.”

Ông này cũng cho biết thị trường phát trực tiếp dự kiến ​​sẽ đạt 274 tỷ USD vào năm 2027 và điều này sẽ mở ra vô cùng nhiều cơ hội cho các thương hiệu.

Để giới thiệu Dentsu VI, Dentsu cũng đã ra mắt nhân vật ảo của riêng mình là Rumi, hiện các thương hiệu có thể sử dụng Rumi như là một người có ảnh hưởng ảo.

Rumi đã xuất hiện tại nhiều sự kiện thương mại khác nhau với tư cách là một diễn giả và người truyền bá cho sự đổi mới cũng như các trải nghiệm ảo và Metaverse.

Các chuyên gia cho rằng những người có ảnh hưởng hoặc linh vật ảo có thể cho phép kiểm soát tốt hơn và an toàn thương hiệu cao hơn trên các nền tảng kỹ thuật số, nơi các tiêu chuẩn Marketing ít được xác định hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips