Skip to main content

Thẻ: làm việc

Tối ưu hóa năng suất làm việc với phương pháp GTD

Giai đoạn cuối năm, việc công ty phải hoàn tất, việc gia đình cần chỉn chu, nhiều người rơi vào trạng thái không biết bắt đầu từ đâu hoặc làm nhiều việc cùng lúc, dẫn đến kết quả không như mong đợi. David Allen – chuyên gia hàng đầu thế giới về thúc đẩy năng suất cá nhân và tổ chức giới thiệu phương pháp Getting Things Done (GTD).

Cụ thể, để áp dụng phương pháp này, bạn có thể thực hiện theo ba bước sau:

1. Nắm bắt (Capture).

Lý do lớn nhất khiến bạn cảm thấy bản thân luôn bận rộn là vì bạn chưa ý thức các việc mình phải làm. Vì vậy, hãy lấy một quyển sổ, một tờ giấy hay mở một trang Word để ghi lại tất cả những việc đang khiến bạn chú ý trong thời điểm hiện tại.

Đó có thể là những điều bạn cần phải làm, những điều bạn muốn làm, những điều có thể xảy ra và bạn phải giải quyết… Viết ra tất cả những điều đang đè nặng trong tâm trí, bạn dễ dàng quản lý công việc, giảm trạng thái stress.

2. Làm rõ và sắp xếp (Clarify and Organize).

Sau khi liệt kê tất cả đầu việc, bạn sẽ ngồi lại và xử lý từng ý một với câu hỏi: “Liệu việc này có làm được hay không?”.

Nếu câu trả lời là có, bạn nên hành động theo hai cách, hoặc là làm ngay hoặc có thể giao lại cho người khác thì nên mạnh dạn giao, tránh trường hợp ôm nhiều việc cùng lúc. Nếu câu trả lời là không, bạn hãy đưa nó vào một danh sách khác và không bận tâm đến nữa.

Chi tiết hơn, bạn có thể sắp xếp các việc phải làm theo ba nhóm sau:

Thứ nhất, danh sách các việc có thể làm một lần như trả lời email, tin nhắn, dọn dẹp bàn làm việc…

Thứ hai, danh sách các việc làm theo lộ trình, phải thực hiện nhiều bước mới hoàn thành như thu thập số liệu làm báo cáo quý, chuẩn bị bài thuyết trình giới thiệu dự án…

Thứ ba, danh sách các việc liên quan đến thời gian, ngày tháng và địa điểm cụ thể như 10 giờ ngày 10/1/2022 họp tổng kết cuối năm toàn công ty…

3. Xem lại và thực thi (Reflect and Engage).

Bước quan trọng của phương pháp GTD là xem lại và đánh giá các mục, các việc đã sắp xếp. Bởi các công việc có được thực hiện hiệu quả theo kế hoạch hay không phụ thuộc phần nhiều và bối cảnh, địa điểm, thời gian và mức năng lượng theo từng thời điểm trong ngày.

Lúc này, bạn cần lưu ý thêm về mức độ ưu tiên, nên thực hiện những điều cấp bách ngay với thời gian và năng lượng đang có.

Cuối cùng, khi đã viết ra tất cả, sắp xếp hệ thống và cân nhắc rõ ràng, bạn hoàn toàn có thể bắt tay vào giải quyết từng việc một cách tự tin nhất.

Hy vọng rằng, với “Getting Things Done”, công việc những ngày cuối năm của bạn sẽ nhẹ nhàng và luôn đạt hiệu suất cao .

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

UAE áp dụng mô hình 4.5 ngày làm việc nhằm thúc đẩy năng suất và cải thiện sự cân bằng

Với mô hình làm việc mới, ít giờ và ngày làm việc hơn, UAE hướng tới mục tiêu tăng năng suất, sự sáng tạo và cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

UAE áp dụng mô hình 4.5 ngày làm việc nhằm thúc đẩy năng suất
Source: Expatica

Các ‘Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất’ (UAE – The United Arab Emirates) đang áp dụng tuần làm việc 4.5 ngày cho các nhân viên liên bang để “tăng năng suất và cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống“, chính phủ UAE vừa công bố hôm 7.12 vừa qua.

Theo đó, từ ngày 1 tháng 1 năm 2022, cuối tuần sẽ được bắt đầu từ lúc 12 giờ trưa ngày thứ Sáu và đến tối Chủ nhật.

Theo nội dung được đăng tải trên trang Twitter của Chính phủ UAE: “Động thái mới này sẽ đảm bảo “những ngày cuối tuần sẽ dài hơn từ đó tăng năng suất và cải thiện nhiều hơn sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.”

“Ngày làm việc mới sẽ bắt đầu từ 7:30 sáng đến 3:30 chiều, từ Thứ Hai đến thứ Năm và 7:30 sáng đến 12 giờ trưa Thứ sáu”. Chính phủ UAE cho biết.

Trong một tuyên bố, chính phủ UAE cũng cho biết họ sẽ “đảm bảo các giao dịch tài chính, thương mại và kinh tế diễn ra suôn sẻ với các quốc gia có lịch làm việc khác, tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động liên kết kinh doanh quốc tế mạnh mẽ hơn và cơ hội nhiều hơn cho hàng nghìn công ty đa quốc gia có trụ sở tại UAE.”

Một số chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp cũng tin rằng một tuần làm việc ngắn hơn có thể dẫn đến tăng năng suất và chất lượng cuộc sống cho nhân viên cao hơn.

Bên cạnh UAE thì Iceland, Ireland, Scotland, Tây Ban Nha, Nhật Bản, New Zealand và Thụy Điển cũng đã công bố kế hoạch thí điểm tuần làm việc 4 ngày trong khi các thử nghiệm ở New Zealand, Iceland và Nhật Bản thì cho thấy rằng đời sống của nhân viên được cải thiện và năng suất tăng cao hơn theo mô hình mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Cách thúc đẩy sức ảnh hưởng của bạn tại nơi làm việc

Để trở nên có vị trí hơn trong các tổ chức ngày nay, bạn phải có khả năng gây ảnh hưởng đến mọi người. Dưới đây là một số mẹo về cách tự định vị mình như là một nhà lãnh đạo, ngay cả khi bạn chỉ đang là một nhân viên.

Cách thúc đẩy sức ảnh hưởng của bạn tại nơi làm việc

Để trở nên thành công hơn trong các tổ chức ngày nay, bạn phải có khả năng gây ảnh hưởng đến người khác. Chỉ riêng chức danh hay vị trí của bạn không phải lúc nào cũng đủ sức mạnh để làm người khác lung lay.

Do đó, cách tốt nhất để định vị mình như là một nhà lãnh đạo là gì? Làm thế nào để bạn có đủ sức thuyết phục các đồng nghiệp ủng hộ các ý kiến ​​của bạn?

Làm thế nào bạn có thể trở thành một người luôn được mọi người tìm đến để được hướng dẫn và được tư vấn?

Các chuyên gia nói gì.

Ông Dorie Clark, một chuyên gia tư vấn cho biết: “Có được sức ảnh hưởng ở nơi làm việc đã được chứng minh là có giá trị rất lớn. Bạn làm được nhiều việc hơn và thúc đẩy các dự án mà bạn quan tâm nhiều hơn, bạn có nhiều khả năng được chú ý hơn, có cơ hội được thăng chức và tăng lương nhiều hơn.”

Còn theo Ông Nick Morgan, tác giả của những cuốn sách chuyên về lãnh đạo nói: “Để có được sức ảnh hưởng ở một môi trường làm việc hiện đại là điều rất khó. Gây ảnh hưởng đến người khác chưa bao giờ khó hơn thế.”

“Sự phát triển của công nghệ đã làm cho mọi thứ trở nên hối hả hơn và mọi người ít được chú ý hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn bao giờ hết là bạn có thể tạo ra được sức ảnh hưởng lớn hơn khi áp lực để đạt được kết quả cao trong công việc đang trở nên khó khăn hơn. Tất cả đều phụ thuộc vào cách tiếp cận của bạn.”

Dưới đây là một số cách để bạn có thể xây dựng năng lực của bản thân và tạo ra được nhiều sức ảnh hưởng hơn đến người khác.

Xây dựng các kết nối.

Ở một cấp độ cơ bản, một trong những lý do mà mọi người làm việc cho bạn, ủng hộ ý tưởng hay quan điểm của bạn hoặc chấp thuận những yêu cầu từ bạn là vì họ thích bạn.

Bạn không cần phải là người thông minh nhất trong phòng ban hay luôn đảm bảo mọi người đều bị cuốn hút bởi sức hút của bạn. Bạn chỉ cần có mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp của mình là ổn.

Tất nhiên, điều này sẽ không trực tiếp chuyển thành khả năng gây ảnh hưởng, nhưng ít nhất, nó có thể làm cho mọi người lắng nghe bạn nhiều hơn.

Hãy cố gắng lắng nghe trước khi bạn định cố gắng thuyết phục ai đó.

Cách tốt nhất để khuyến khích các đồng nghiệp hay sếp ủng hộ bạn và công việc của bạn là làm cho họ cảm thấy họ đang được lắng nghe.

Để làm điều này, hãy xoay thẳng người về phía người khác, đứng yên tại chỗ và lắng nghe họ. Một phần lớn của những mâu thuẫn tại nơi làm việc là mọi người cảm thấy không được tôn trọng và tiếng nói của họ không được lắng nghe.

Chỉ cần bạn làm được điều đó, bạn sẽ dần dần có được sự ủng hộ từ họ, và tất nhiên, bạn cũng bắt đầu có sức ảnh hưởng tới họ.

Lưu ý đến ngôn ngữ cơ thể và giọng điệu của bạn.

Mọi người xung quanh bạn sẽ liên tục đánh giá xem họ có nên tin tưởng bạn hay không, có thể họ sẽ tự hỏi, người này là bạn hay thù?

Người này đang cố gắng hạ gục mình hay cùng phe với mình? Ngôn ngữ cơ thể của bạn khi này đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền tải đúng thông điệp của bạn.

Việc đứng thẳng vai hướng lên cao sẽ giúp bạn trở nên tự tin và có khả năng ra lệnh hơn, khi bạn áp dụng một tư thế chùn vai hoặc người xuống, bạn đang trong tâm thế của kẻ yếu thế, và điều đó làm tăng khả năng bạn bị coi là kém uy quyền hơn.

Ví dụ, giả sử bạn có cuộc họp với một đồng nghiệp mà bạn không biết rõ từ một bộ phận khác. Bạn nên báo hiệu rằng bạn là một người bạn bằng cách không khoanh tay, đặt tay sang hai bên, toàn thân của bạn mở ra và hướng đến người đối diện.

Bạn cũng nên cất giọng thấp hơn bình thường một chút để thể hiện sức mạnh. Điều này rất hữu ích vì nó không thể hiện là bạn đang lo lắng, khi mà bạn thường sẽ đẩy giọng điệu của bạn lên cao hơn.

Phát triển chuyên môn của bản thân.

Một cách khác rất hiệu quả để tăng sức ảnh hưởng của bạn tại nơi làm việc là khi bạn được xem như là một chuyên gia chính hiệu trong ngành hoặc tổ chức của bạn.

Điều này chắc chắn sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều được, nhưng bạn có thể thực hiện từng bước để phát triển những kiến ​​thức chuyên môn quan trọng.

Bạn có thể phát triển chuyên môn bằng cách thường xuyên tham dự các buổi hội thảo chuyên ngành, đăng ký tham gia các lớp học hoặc nhận được nhiều các chứng nhận chuyên ngành, hoặc đảm nhận vai trò dẫn dắt trong một tổ chức chuyên nghiệp nào đó.

Đừng giấu giếm kiến ​​thức của bạn. Việc viết blog về các chủ đề của bạn và chia sẻ nó đến các nhóm đối tượng mục tiêu cũng là một cách khác để thể hiện những gì bạn biết.

Xây dựng một chiến lược rõ ràng.

Khi đến lúc có thể tận dụng sức ảnh hưởng mà bạn đã tạo dựng để kêu gọi sự ủng hộ cho các ý tương của bạn, hãy có một chiến lược thật rõ ràng. Nó nên là “bản đồ sức mạnh” để thể hiện những gì bạn có thể làm.

Hãy xây dựng một biểu đồ tổ chức gồm những người ra quyết định có liên quan đến vấn đề của bạn. Hãy tự hỏi bản thân, tôi có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến người này không? Nếu không, tôi có thể ảnh hưởng đến ai?

Sau đó, hãy bắt đầu suy nghĩ về cách thức và thời điểm bạn sẽ tiếp cận những đồng nghiệp khác nhau này.

Cung cấp cho mọi người những gì họ muốn.

Bạn có thể gia tăng sức ảnh hưởng của mình đối với một vấn đề cụ thể bằng cách xác định chính xác những lợi ích với những người mà bạn muốn gây ảnh hưởng.

Hãy xem xét về yếu tố nhu cầu, quan điểm và tính khí của từng người. Hãy cố gắng để tìm ra những gì họ cần nghe và những gì sẽ thu hút sự chú ý của họ. Đối với mỗi người, bạn hãy chắc chắn rằng bạn đang trả lời câu hỏi “Tôi sẽ được gì nếu theo bạn?”.

Một ý tưởng khác dành cho bạn đó là, hãy sử dụng cụm từ  “chúng ta”, kiểu “chúng ta sẽ …” thay vì dùng “Tôi…”. Nếu đề xuất của bạn về cơ bản là chỉ quan tâm đến bản thân, mọi người rõ ràng là không có lý do gì để nghe bạn cả.

Các nguyên tắc cần nhớ.

Nên làm:

  • Nuôi dưỡng các mối quan hệ cá nhân với đồng nghiệp để họ có những ý định tích cực khi bạn cố gắng gây ảnh hưởng đến họ.
  • Nói rõ với đồng nghiệp rằng bạn coi trọng ý kiến ​​của họ.
  • Thực hiện các bước để phát triển kiến thức chuyên môn bằng cách tham dự các buổi hội thảo hoặc các lớp học chuyên môn.

Không nên làm:

  • Lo lắng rằng những nỗ lực của bạn để có được sự ảnh hưởng là xấu hoặc tiêu cực hay một thứ gì đó mang tính cá nhân.
  • Quá thả lỏng cơ thể khi bạn đang nói chuyện. Việc đứng thẳng với vai, dựa thắng lưng có thể giúp bạn trở nên tự tin hơn.
  • Sử dụng “Tôi…” quá nhiều. Khi bạn tìm kiếm sức ảnh hưởng của bạn, hãy nói về cách ý tưởng của bạn sẽ mang lại lợi ích chung cho toàn bộ tổ chức và “chúng ta…” là cách để bạn thể hiện điều đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Bạn có thể trở nên thành công hơn với công thức “70-20-10”

Đặt mục tiêu làm được nhiều việc hơn nhìn chung sẽ giúp bạn tiến xa hơn là đặt mục tiêu hoàn thành xuất sắc một công việc.

Getty Images

Hầu hết chúng ta đều muốn tạo ra những ‘tác phẩm’ tốt nhất có thể. Bạn theo đuổi mục tiêu đó như thế nào? Một cách tiếp cận phổ biến nhất đó là hướng đến sự xuất sắc.

Bạn nghiên cứu mọi thứ có thể về lĩnh vực của mình, bạn đọc những thứ hay ho đến điên cuồng rồi lại lo lắng khi bắt tay làm việc với con mắt luôn hướng tới sự hoàn hảo.

Để đạt được mục tiêu, bạn có thể theo đuổi sự xuất sắc hay cũng có thể bạn lựa chọn một hướng đi khác.

Bạn chỉ có thể không cần quan tâm đến chất lượng công việc và làm nhiều việc hơn nếu bạn không cần lo lắng hay chịu trách nhiệm về việc liệu nó có đủ tốt hay không.

Vậy, con đường nào sẽ đưa bạn đến gần hơn với những gì tốt nhất của bản thân?

Câu chuyện ngụ ngôn về những cái chậu.

Câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng về những chiếc chậu trong cuốn sách Art & Fear của David Bayles và Ted Orlando đã tuyên bố là sẽ trả lời câu hỏi đó bằng một giai thoại về một lớp học gốm sứ.

Theo đó, một vị Giáo sư chia lớp học thành hai nhóm: Một nhóm sẽ được phân loại về số lượng và nhóm còn lại về chất lượng.

Nhóm đầu tiên sẽ tiến hành cân tất cả những cái chậu của họ và theo quy luật càng nặng thì có điểm càng cao.

Nhóm thứ hai sẽ được phân loại dựa trên những chiếc chậu tốt nhất mà họ sản xuất, bất kể là họ đã làm thành công nó như thế nào.

Kết quả là gì: Các tác phẩm có chất lượng cao nhất đều do nhóm sản xuất được chấm điểm dựa trên số lượng.

“Có vẻ như trong khi nhóm ‘số lượng’ đang bận rộn với đống công việc – và học hỏi từ những sai lầm của họ – thì nhóm ‘chất lượng’ đã chỉ ngồi đưa ra những lý thuyết về sự hoàn hảo, và cuối cùng, họ đã có ít thứ hơn để thể hiện cho những nỗ lực của mình ngoài những mớ lý thuyết vĩ đại và một đống đất sét chết.”

Bài học rút ra cho mỗi chúng ta là gì, cách tốt nhất để đạt được những thành quả tuyệt vời không phải là nhắm mục tiêu vào những kết quả tuyệt vời, mà thường là đến từ việc đặt mục tiêu để được làm nhiều việc hơn.

Cách tiếp cận này hiệu quả vì nó buộc chúng ta phải gạt đi chủ nghĩa hoàn hảo sang một bên và hành động nhiều hơn trong thế giới thực, và kinh nghiệm (bao gồm cả thất bại) thường là người thầy tốt nhất.

“Số lượng giúp tạo ra chất lượng.”

Làm thế nào để bạn áp dụng nguyên tắc này vào cuộc sống của chính mình?

Đầu tiên, hãy nhớ rằng cách tốt nhất để trở nên giỏi hơn trong một điều gì đó không phải chỉ đơn giản là lo lắng và nghiên cứu nó, mà đó là hãy thực hiện nó, ngay cả khi ban đầu bạn hoàn toàn không thích nó.

Một cách hữu ích khác để buộc bản thân phải chấp nhận sự thật này là quy tắc 70-20-10.

Như nhạc sĩ nổi tiếng Jonathan Reed đã từng giải thích trên Medium, sự thật là bất cứ thứ gì bạn đang cố gắng tạo ra, 70% nỗ lực của bạn sẽ là tầm thường, 20% sẽ là tệ hại và 10% sẽ là tuyệt vời.

Các tỷ lệ phần trăm này luôn ổn định cho dù bạn đang làm việc ở cấp độ nào.

Sự “tuyệt vời” của bạn có thể không đạt tiêu chuẩn giống như một nghệ sĩ biểu diễn đẳng cấp thế giới, nhưng ngay cả những nghệ sĩ biểu diễn đẳng cấp thế giới cũng chỉ đạt được 10% thành công trong quãng thời gian của họ.

Theo Quincy Jones, Michael Jackson đã trải qua 800 bài hát để có được 9 bài thực sự xuất sắc. Khi bạn càng viết nhiều bài hát, thì bạn càng viết được nhiều bài hát hay.

Hãy dán quy tắc 70-20-10 này vào không gian làm việc của bạn như là một cách để nhắc nhở bản thân, và cuối cùng đừng quên, ‘số lượng giúp tạo ra chất lượng’.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips