Skip to main content

Thẻ: Marketing 1.0

Philip Kotler – Nhìn lại hành trình Marketing từ 1.0 đến 5.0

Trong một bài đăng mới nhất tại trang cá nhân của mình trên LinkedIn, Ông Philip Kotler có chia sẻ lại cuộc hành trình của Marketing từ 1.0 đến 5.0 sắp được phát hành.

Theo đó, sau đây là 5 hành trình Marketing đã và sẽ trải qua. Bạn cũng có thể xem Marketing là gì để hiểu sâu hơn về thuật ngữ này.

Marketing 1.0

Marketing hay Tiếp thị 1.0 là tiếp thị lấy sản phẩm làm trung tâm, bạn làm bất cứ điều gì để bán được hàng.

Marketing 2.0

Tiếp thị 2.0 ghi nhận cách người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng là dựa theo các hành vi cảm tính.

Marketing 3.0

Tiếp thị 3.0 khẳng định rằng các nhà tiếp thị hay marketers muốn tạo ra, giao tiếp và cung cấp các giá trị nhằm cải thiện cuộc sống, hạnh phúc và phúc lợi của khách hàng, nhân viên, đối tác và cả cộng đồng.

Marketing 4.0

Cuốn Marketing 4.0 mô tả cuộc cách mạng kỹ thuật số (digital revolution) đã làm thay đổi hoàn toàn cách hoạt động của marketing hay tiếp thị. Bạn không chỉ biết hành vi của các phân khúc thị trường mà còn cả hành vi của từng cá nhân trong phân khúc đó.

Áp dụng công nghệ máy học (machine learning) vào dữ liệu người tiêu dùng, bạn thu thập được thông tin chi tiết để từ đó chuyển chúng thành các thông điệp có ý nghĩa đến khách hàng đúng thời điểm, địa điểm và giá cả để thúc đẩy hành vi mua hàng của cá nhân đó.

Marketing 5.0

Tiếp thị 5.0 sẽ được xuất bản trong thời gian tới. Chúng ta sẽ có thể ghi nhận các công cụ kỹ thuật số mới mà những người làm marketing sẽ ngày càng sử dụng nhiều hơn.

Trí tuệ nhân tạo (AI) và các thuật toán, tự động hóa tiếp thị, robot, cảm biến, Internet vạn vật (IoT), thực tế ảo tăng cường (VR), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Siri, Alexa), hộp trò chuyện (Chatbox), khoa học não bộ và thần kinh trong Marketing (neuralmarketing).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Marketing 1.0 – “Thương hiệu” được hiểu và vận dụng như thế nào

Nếu sản phẩm của bạn cũng giống như các sản phẩm của những người bán khác, điều gì có thể khiến người tiêu dùng mua sản phẩm của bạn? Điều mới mẻ trong Marketing 1.0 là nơi phân phối bán hàng thu hút sự chú ý của những người làm Marketing

Marketing 1.0 - "Thương hiệu" được hiểu và vận dụng như thế nào
Marketing 1.0 – “Thương hiệu” được hiểu và vận dụng như thế nào

Năng suất cao sẽ làm giảm trực tiếp chi phí giá thành của mỗi đơn vị sản phẩm, từ đó làm giảm giá bán tương ứng của chúng. Cơ chế này là gốc rễ của tiến bộ trong công nghiệp, được biết đến rộng rãi như “Thời đại cách mạng công nghiệp” hay “Marketing 1.0“.

Có những công nghệ hiện đại được áp dụng nhằm tăng năng suất sản xuất và hiệu quả, bao gồm sự cải thiện toàn bộ chuỗi cung ứng như dây chuyền sản xuất, hệ thống kiểm kê và kho vận. Vì thế nhà sản xuất có thể sản xuất với số lượng lớn, dễ dàng tiếp cận và phù hợp hỗ trợ người tiêu dùng trong phân khúc lớn hơn.

Thử lấy Ford Model T, một mô hình thử nghiệm của ngành công nghiệp ô tô làm ví dụ.

Trong khoảng thời gian đó, mặc dù có nhu cầu rất lớn về ô tô, nguyên nhân của giá thành đắt đỏ là do sản xuất ít dẫn đến số lượng người sử dụng xe quá ít ỏi.

Ford Model T đã vượt qua hạn chế này và tuyên bố thương hiệu đầu tiên được định nghĩa là “The Car Eventually Owns”. Henry Ford chỉ mất mười năm để mang đến 15 triệu chiếc xe ô tô dòng T Model.

Cho đến nay thì đây vẫn là một câu chuyện thành công của cách mạng công nghiệp.

Trong khi cách mạng công nghiệp dẫn đến sản xuất hàng loạt với giá thành rẻ hơn, bên bán không thể tránh được sự canh tranh ngày càng gay gắt hơn.

Người bán bị buộc phải đưa vào những chiến lược mới bằng cách chuyển từ phương pháp Marketing đơn giản và nguyên thuỷ, tức chỉ dựa vào sản phẩm và giá thành sang Marketing theo hệ thống và chiến lược – Với mục tiêu là “làm nổi bật hơn trước đám đông.

Điều này làm thay đổi hoàn toàn của bộ mặt của cơ chế kinh doanh. Trước thời đại này, câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để sản xuất hàng hoá, sau đó câu hỏi này được nâng cấp lên thành nên sản xuất cái gì và làm sao để bán chúng.

Nhờ có sự xuất hiện của mô hình 4Ps (Product, Price, Place, Promotion) vào năm 1960, một yếu tố mang tính chiến lược Marketing mà người bán sẽ đưa ra cho người tiêu dùng. 4Ps là kim chỉ nam đóng vai trò đưa những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Ý tưởng chủ đạo của 4Ps bắt nguồn từ lợi ích của người bán, cố gắng tạo ra những lợi thế cạnh tranh. Khi sản phẩm xuất hiện trên thị trường nhiều điểm giống nhau, người bán phải tự nghĩ ra hoặc đặc điểm mới để lấp đầy các khoảng trống trong thị trường. Giá cũng là điểm quan trọng trong cạnh tranh.

Từ khía cạnh đó, người bán cũng cố gắng giảm giá sản xuất để bán sản phẩm với giá thấp hơn so với những người bán khác. Tất nhiên, người tiêu dùng sẽ mua những sản phẩm tương tự với mức giá rẻ hơn.

Điều mới mẻ trong Marketing 1.0 là nơi phân phối bán hàng thu hút sự chú ý của những người làm Marketing. Ví dụ, nếu nơi phân phối ở khu vực đông đúc, tức là độ phủ sống của sản phẩm cao, đồng nghĩa với nhiều cơ hội bán hàng hơn.

Phương cuối cùng để phân biệt sản phẩm từ những người bán khác nhau là chiến dịch quảng cáo. Quảng cáo hiệu quả có thể thuyết phục người tiêu dùng tìm hiểu sản phẩm đó hấp dẫn như thế nào so với các sản phẩm khác. Từ đó những phương thức quảng cáo như giảm giá, tặng miễn phí, mua 1 tặng 1…ra đời.

Brand được định nghĩa như thế nào trong Marketing 1.0

Từ Brand tức thương hiệu trong Marketing 1.0 được biết đến như là một công cụ Marketing vì phần bán đã quan trọng hơn phần sản xuất.

Do đó người bán quan tâm hơn đến việc kết nối các đặc điểm của sản phẩm với nhu cầu của người tiêu dùng (Vốn có được từ nghiên cứu thị trường).

Khi người tiêu dùng gắn bó với một thương hiệu, họ tin tưởng và tập trung vào tiêu chuẩn của sản phẩm bất kể nguồn gốc từ đâu. Khi niềm tin này của người tiêu dùng tăng lên sẽ dễ dàng để bán những sản phẩm có thương hiệu hơn với độ phủ rộng hơn.

Định nghĩa về thương hiệu theo Hiệp Hội Marketing Mỹ.

Thương hiệu là một cái tên, thuật ngữ, thiết kế, biểu tượng, hay bất cứ đặc điểm nào cũng để phân biệt hàng hoá hay dịch vụ của một người bán khác biệt so với những người bán khác. Thuật ngữ hợp pháp cho thương hiệu là nhãn hiệu. Một thương hiệu có thể giúp nhận diện môt sản phẩm, một dòng sản phẩm hay toàn bộ sản phẩm của người bán đó”.

Định nghĩa về thương hiệu theo Philip Kotler.

Thương hiệu là một cái tên, thuật ngữ, ký hiệu, biểu tượng, thiết kế hoặc tập hợp tất cả những yếu tố trên, nhằm nhận diện hàng hoá và dịch vụ của một người bán hay một nhóm người bán và phân biệt chúng với hàng hoá và dịch vụ của đối thủ”.

Những thương hiệu thành công trong Marketing 1.0 chủ yếu dựa vào quảng cáo và quan hệ công chúng (AdvertisingPR).

Việc tạo ra thương hiệu nhấn mạnh vào việc truyền thông thụ động tức người bán tiếp cận người tiêu dùng để đẩy doanh số thông qua các phương tiện truyền thông như TV, quảng cáo trên đài phát thanh, bảng hiệu, in ấn…Khi này người tiêu dùng mua hàng chủ yếu dựa vào thông tin từ người bán. Nếu hợp họ sẽ mua.

Với Marketing 1.0, Thương hiệu hay Brand là công cụ mà người bán tận dụng để bán hàng từ đó giúp doanh số tăng cao và tạo ra sự thành công cho doanh nghiệp.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips