Skip to main content

Thẻ: mô hình c2c

Mô hình C2C là gì? Ví dụ về mô hình kinh doanh C2C

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nội dung như: C2C là gì, các đặc điểm của mô hình C2C, các thức hoạt động và hơn thế nữa.

mô hình c2c
C2C là gì? Tìm hiểu về mô hình kinh doanh C2C

Được sinh ra và phát triển trong bối cảnh bùng nổ thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến, mô hình C2C được xem là mô hình kinh doanh có khả năng thúc đẩy tăng trưởng mạnh cho doanh nghiệp trong tương lai.

Các nội dung sẽ được phân tích trong bài:

  • Mô hình C2C hay khái niệm C2C là gì?
  • Một số nội dung cần hiểu về mô hình C2C.
  • Mô hình C2C hoạt động như thế nào.
  • Các kiểu vận hành chính của mô hình C2C.
  • Doanh số và sự tăng trưởng của mô hình C2C.
  • C2C khác gì so với B2C.
  • Một số nền tảng C2C lớn toàn cầu.
  • Những lợi ích chính khi kinh doanh theo mô hình C2C.
  • Những hạn chế của mô hình kinh doanh C2C là gì?
  • Một số mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến khác ngoài C2C.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Mô hình C2C là gì?

C2C là từ viết tắt của Customer to Customer hoặc Consumer to Consumer, là mô hình kinh doanh trong đó các khách hàng là người mua và người bán có thể tự kinh doanh hay giao dịch với nhau thông qua một nền tảng thứ ba, C2C chủ yếu phát triển dưới môi trường trực tuyến hay thương mại điện tử.

Theo Wikipedia, C2C là loại hình thương mại điện tử được phân loại bởi sự tăng trưởng của thị trường điện tử và đấu giá trên mạng, đặc biệt với các ngành theo trục dọc nơi các doanh nghiệp có thể đấu thầu cho những gì họ muốn từ các nhà cung cấp khác nhau.

Một số thông tin cần hiểu thêm về mô hình C2C.

  • C2C là một mô hình kinh doanh cho phép các khách hàng (cá nhân) giao dịch với nhau và thường xuyên trong môi trường trực tuyến.
  • Các doanh nghiệp C2C xuất hiện cùng với công nghệ thương mại điện tử và nền kinh tế chia sẻ (sharing economy).
  • Các nền tảng C2C trực tuyến phổ biến như Craigslist, Etsy và eBay, bán các sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua hệ thống phân loại hoặc đấu giá.
  • Một trong những hạn chế lớn nhất của mô hình C2C là khó kiểm soát chất lượng và đảm bảo thanh toán.

Mô hình C2C hoạt động như thế nào.

C2C là khái niệm đại diện cho một thị trường nơi một khách hàng có thể mua hàng hóa từ một khách hàng khác bằng cách sử dụng nền tảng hoặc doanh nghiệp của bên thứ ba nhằm mục tiêu làm cho quá trình giao dịch trở nên thuận tiện hơn.

Các doanh nghiệp hay nền tảng C2C phát triển mạnh cùng với công nghệ thương mại điện tử và nền kinh tế chia sẻ.

Với C2C, khách hàng được hưởng lợi từ sự cạnh tranh về sản phẩm và có thể tìm thấy cả những mặt hàng mà họ rất khó có thể thấy ở những nơi khác.

Ngoài ra, vì các khách hàng trên nền tảng có thể kinh doanh với nhau mà không cần đến các nhà bán lẻ hoặc bán buôn khác, tỷ suất lợi nhuận có được thường cao hơn các nền tảng kinh doanh truyền thống khác.

Các mô hình C2C thường có tiềm năng tăng trưởng lớn và phát triển rất nhanh vì không cần đến cửa hàng truyền thống, người bán liệt kê các sản phẩm của họ trực tuyến và người mua chỉ cần truy cập vào và mua hàng.

Các kiểu vận hành chính của mô hình C2C.

Đấu giá.

Hiện tại, đấu giá đang là xu hướng thịnh hành trong thương mại điện tử.

Các hoạt động trao đổi mua bán sản phẩm, dịch vụ,…được thực hiện trên các sàn đấu giá trực tiếp. Hình thức và cách thức cũng tương tự như phiên đấu giá ngoài đời thực, hồ sơ dự thầu của ai cao hơn thì sẽ đấu giá thành công.

Một vài trang web của dạng mô hình này là: eBay, amazon.com, Yahoo, …Trong đó sẽ có hai dạng web chính là web trung gian hoặc web chuyên dụng.

Bên cạnh đó trang greatshop.com còn cung cấp thêm phần mềm để tạo ra các cộng đồng bán giá ngược trực tuyến.

Giao dịch trao đổi.

Đây là hình thức cả hai người dùng sẽ trao đổi sản phẩm hoặc thông tin tương đương giá trị nhau mà không có sự can thiệp của đồng tiền. Ví dụ như trang targetbarter.com.

Giao dịch hỗ trợ.

Mô hình này như một kênh uy tín làm công cụ trung gian trong các việc đảm bảo chất lượng hàng hóa, thanh toán sản phẩm,…Paypal là một ví dụ cho loại hình giao dịch này.

Giao dịch tài sản ảo.

Mua bán các vật phẩm trong trò chơi điện tử là cách mà giao dịch tài sản ảo hoạt động. Các game thủ sẽ tham gia và những gì họ nhận được các phần thưởng, rồi mua bán sản phẩm trong game như một trao đổi mua bán trong thế giới ảo.

Tuy nhiên vì là trò chơi điện tử nên vẫn còn nhiều bất cập trong vấn đề này và dễ phát sinh mâu thuẫn. Nên nhà sản xuất đã có những điều chỉnh phù hợp với trò chơi để có thể mang đến cho người dùng những trải nghiệm tối ưu.

Doanh số và sự tăng trưởng của mô hình C2C.

Các nền tảng (website hoặc ứng dụng) C2C kiếm tiền từ việc tính phí cho người bán để niêm yết các sản phẩm hay dịch vụ của họ lên nền tảng.

Các giao dịch C2C thường liên quan đến các sản phẩm đã qua sử dụng được bán thông qua hệ thống phân loại hoặc đấu giá.

Thị trường C2C được dự đoán là sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai vì tính hiệu quả về chi phí của nó. Chi phí sử dụng nền tảng của các bên thứ ba đang giảm dần và số lượng sản phẩm được bán ngược lại đăng tăng lên nhanh chóng.

C2C khác gì so với B2C.

mô hình c2c

Trong khi cả hai mô hình kinh doanh này đều hướng các sản phẩm đến người tiêu dùng là khách hàng cá nhân (C-ustomer), B2C thì phân phối các sản phẩm trực tiếp từ doanh nghiệp đến tay khách hàng, còn C2C thì các khách hàng tự trao đổi mua bán với nhau.

Vì B2C không phải thông nền tảng của bên thứ 3 như C2C, mô hình này cũng có nhiều điểm lợi thế khác biệt như:

  • Bên tham gia của mô hình kinh doanh B2C có sự xuất hiện của doanh nghiệp, nhà sản xuất…
  • Người bán và người mua cũng có sự thay đổi.
  • Độ tin cậy sản phẩm cao hơn.
  • Sản phẩm được sản xuất chuyên nghiệp hơn về mẫu mã, màu sắc…
  • Đa dạng hình thức mua bán, thanh toán…

Một số nền tảng C2C lớn toàn cầu.

Khi nói đến các nền tảng hoạt động theo mô hình C2C, Tokopedia là một trong số những cái tên sáng giá nhất. Từ quý 2 năm 2018 đến quý 2 năm 2019, Tokopedia là website thương mại điện tử hàng đầu của Indonesia, mang lại 140,4 triệu lượt truy cập.

Cái tên tiếp theo trong mô hình này là Etsy, nền tảng cho phép các chủ sở hữu doanh nghiệp tạo website tùy chỉnh theo ý muốn của riêng họ để phục vụ cho mục tiêu marketing và bán hàng tới tay người tiêu dùng.

Các đơn vị bán hàng trên Etsy có thể quản lý các đơn đặt hàng, danh sách và truy vấn của khách hàng một cách hiệu quả thông qua “Sell on Etsy”.

Ngoài Tokopedia và Etsy, eBay cũng là một trong số những nền tảng lớn nhất toàn cầu hoạt động theo mô hình C2C.

Những lợi ích chính khi kinh doanh theo mô hình C2C.

Hiện nay khi nhìn vào những sàn thương mại điện tử, điển hình là Shopee, nền tảng là minh chứng rõ ràng nhất cho những lợi ích mà mô hình C2C có thể mang lại.

Mặc dù mỗi sàn thương mại điện tử lại có một mô hình kinh doanh riêng, không phải tất cả đều là C2C. Tuy nhiên chúng đều có mục đích chung là trở thành cầu nối trung gian giữa người bán và người mua.

Xét riêng về mô hình C2C, những lợi ích mà mô hình này mang lại có thể kể đến như:

  • Đăng tin rao bán dễ dàng, không quy định về số lượng.

Có những món đồ bạn mua về nhưng không có nhu cầu sử dụng tới, hoặc đã từng qua sử dụng nhưng còn cần thiết nữa, tất cả đều có thể được rao bán dễ dàng trên các sàn thương mại điện tử C2C.

Điều này giúp bạn tận dụng được giá trị của món đồ một cách triệt để nhất. Ngoài ra, bạn có thể thoải mái rao bán bao nhiêu món hàng tùy thích, không bị giới hạn về số lượng.

  • Tăng khả năng kết nối giữa người mua và người bán.

Một số trang web hoạt động theo mô hình C2C, điển hình là Facebook là nơi được nhiều người tìm đến để rao bán sản phẩm. Người mua có thể đăng tin tìm người mua hàng, từ đó người bán có thể tìm được món hàng cần mua dễ dàng hơn.

Nhờ vậy mà tăng được khả năng người bán tìm được khách hàng phù hợp, còn người mua tìm được sản phẩm theo mong muốn.

  • Giảm được chi phí hoa hồng cho môi giới.

Như đã đề cập ở phía trên, mô hình C2C giúp cho giá bán không bị ảnh hưởng bởi cách định giá truyền thống, khi không còn sự xuất hiện của phía nhà sản xuất, nhà bán buôn. Người mua và người bán được kết nối trực tiếp với nhau để giao dịch.

Nhờ vậy sẽ mang lại lợi ích cho cả hai phía, phía người bán không phải chiết khấu doanh thu cho phía bên thứ 3, nhờ vậy tỷ suất lợi nhuận sẽ cao hơn. Về phía người mua cũng được hưởng lợi vì giá mua sẽ rẻ hơn mức giá thông thường.

Những hạn chế của mô hình kinh doanh C2C là gì?

  • Không thể kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Bản chất của mô hình kinh doanh C2C là giữa cá nhân và cá nhân và không có sự can thiệp của bên thứ ba nào khác.

Điều này có nghĩa rằng không ai có thể kiểm tra cũng như đánh giá về chất lượng sản phẩm. Điều này khiến quyền lợi của người tiêu dùng không thể được đảm bảo chắc chắn.

  • Dễ bị “bom hàng”.

Giao dịch và đẩy đơn trên 1 kênh thứ 3 nghĩa là bạn không thể đảm bảo được khả năng người mua sẽ thanh toán cho mình nếu đó là ship COD. Và tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể bị “bom hàng” với những lý do vô cùng “trời ơi đất hỡi”.

  • Bảo mật thông tin.

Mua hàng online là một hình thức vô cùng tiện lợi nhưng cũng mang lại nhiều trở ngại cho người tiêu dùng. Một trong những vấn đề hàng đầu chính là trong bảo mật thông tin.

Nguy cơ lộ thông tin cá nhân đến từ quá trình thanh toán online và địa chỉ được cung cấp trên các kênh bán thứ 3. Cả người mua và người bán đều không thể kiểm soát được các nguy cơ có thể xảy ra nếu an ninh mạng không đảm bảo.

Một số mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến khác ngoài C2C.

B2B – Business to Business.

Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) là các giao dịch trực tuyến giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tham gia vào mô hình B2B chủ yếu là các công ty sản xuất, nhà bán sỉ, và nhà phân phối.

Ví dụ nổi bật thương mại điện tử theo mô hình B2B là Alibaba.com.

Bạn cần phải trả lời 3 câu hỏi sau đây trước khi khởi đầu kinh doanh B2B

  1. Khách hàng và thị trường mục tiêu của bạn có thường muốn đặt hàng, mua hàng với số lượng lớn hay không?
  2. Khách hàng của bạn có yêu cầu riêng về vật liệu cụ thể, kích thước hoặc các thông số kỹ thuật đặc biệt không?
  3. Lợi thế cạnh tranh của bạn là gì?

B2C – Business to Customer.

Thương mại điện tử B2C là một mô hình thương mại điện tử truyền thống mà hầu hết các doanh nghiệp đều quen thuộc.

Trong hình thức B2C, các doanh nghiệp và nhà bán lẻ online sẽ marketing và bán sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Kinh doanh B2C rất đơn giản, trong khi B2B có thể phức tạp hơn.

Các nhà bán lẻ trực tuyến B2C phục vụ nhiều đối tượng và ưu tiên các chiến lược tiếp thị và bán hàng hiện đại như tiếp thị dựa trên quảng cáo, tiếp thị dựa trên người ảnh hưởng (KOL) và truyền thông xã hội.

Doanh nghiệp TMĐT B2C sẽ tập trung nguồn lực và thời gian vào việc tối ưu lượng khách truy cập website, gia tăng các chiến lược marketing và tăng doanh số mua hàng từ người tiêu dùng hơn là thương lượng hợp đồng, báo giá, thực hiện hoạt động sản xuất và hoàn thành đơn hàng như trong hình thức B2B.

Các sàn thương mại điện tử theo mô hình B2C ở Việt Nam như Shopee, Lazada, Sendo, Tiki.

D2C – Direct to Consumer.

D2C – Direct To Consumer là một mô hình kinh doanh mà trong đó doanh nghiệp phân phối trực tiếp sản phẩm đến khách hàng (qua cửa hàng chính hãng, website, thương mại điện tử) mà không cần qua bất kì một kênh phân phối nào cả.

Ở mô hình D2C, khách hàng sẽ mua trực tiếp tại các gian hàng của thương hiệu hoặc truy cập vào link phân phối sản phẩm và đặt mua hàng, nhân viên sau khi nhận order sẽ gọi điện xác nhận đơn hàng và chuyển trạng thái thành đặt hàng thành công.

D2C được xem là mô hình tối ưu chi phí và mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nhằm thiết lập và xây dựng các mối quan hệ tốt với khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng của mình.

Kết luận.

Bằng cách thấu hiểu các mô hình C2C hay khái niệm C2C là gì, bạn có thể tham gia vào cuộc chiến cạnh tranh trên các nền tảng thương mại điện tử, thêm lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp thông qua các mô hình kinh doanh mới và hơn thế nữa.

Bạn có thể xem các mô hình kinh doanh phổ biến trên toàn cầu tại: Link

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh