Passion Point là gì? Tại sao nó là chìa khoá để thấu hiểu đối tượng mục tiêu
Cùng tìm hiểu các nội dung như passion point là gì, cách xác định passion point của các nhóm đối tượng mục tiêu của thương hiệu, thấu hiểu tư duy hay ưu tiên của đối tượng mục tiêu và hơn thế nữa.
Với tư cách là người làm marketing, bạn phải thừa nhận rằng, cũng tương tự như chính bản thân khách hàng hay các đối tượng mục tiêu, bạn cũng hiểu về họ hơn ai hết.
Trên thực tế, các marketer giỏi luôn tìm đủ mọi cách để hiểu nhiều hơn về khách hàng của họ và cũng trong không ít trường hợp, marketer còn hiểu về khách hàng nhiều hơn những gì khách hàng đang nhìn nhận về chính họ.
Khách hàng không chỉ đơn giản được thể hiện thông qua các tương tác với thương hiệu hay thậm chí là những thái độ mà họ đã để lại với thương hiệu, họ chứa đựng nhiều hơn thế.
Tìm hiểu và kết nối với Passion Point của khách hàng chính là chìa khoá để các thương hiệu có thể thấu hiểu về khách hàng của mình, tạo ra những kết nối có ý nghĩa, xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu và nhiều lợi ích khác.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
- Passion Point là gì?
- Cách xác định Passion Point của các nhóm đối tượng mục tiêu của thương hiệu.
- Cách doanh nghiệp có thể sử dụng Passion Point để làm lợi thế cho mình.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Passion Point là gì?
Passion Point trong tiếng Việt có thể hiểu là Điểm đam mê, khái niệm mô tả toàn bộ các tính cách hay đặc điểm đặc biệt của đối tượng mục tiêu của thương hiệu. Passion Point giúp giải thích khách hàng là ai và họ thích hay đam mê về điều gì.
Khác với các sở thích thông thường, Passion Point là những thứ mà khách hàng có mức độ quan tâm sâc sắc, là thứ mà khách hàng sẽ coi là ưu tiên hàng đầu khi họ sử dụng thời gian hay tiền bạc của mình.
Và Passion Point cũng là một phần biểu hiện cụ thể của khái niệm văn hoá.
Phân biệt Passion Point với các số liệu có được từ các nghiên cứu đối tượng.
Khi đã hiểu cơ bản về khái niệm Passion Point, bạn thấy rằng các Điểm đam mê này khác với các số liệu mà bạn có được từ các nghiên cứu về đối tượng mục tiêu (Target Audience).
Ví dụ thế này, một thương hiệu về rượu vang đang tìm cách tăng doanh số bán hàng bằng cách xác định các điểm tương tác mới với đối tượng mục tiêu của mình.
Thông qua các nghiên cứu thị trường sơ bộ, nhóm marketing phát hiện ra một sự thật thú vị về khách hàng của họ là: Hơn 1/3 số người uống vang quan tâm đến rạp chiếu phim, những khách hàng này có khả năng nói nhiều hơn về rạp chiếu phim tới 39% so với một người dùng bình thường khác.
Với những dữ liệu này, thương hiệu có thể thực hiện một số chiến thuật như:
- Tập trung các nỗ lực Marketing vào các kênh liên quan đến rạp chiếu phim.
- Định hình thông điệp của thương hiệu để thu hút sự quan tâm của những người hâm mộ các rạp chiếu phim.
- Bắt tay hợp tác với các rạp để bán sản phẩm.
Đó là những gì mà các nghiên cứu khách hàng có thể mang lại, tuy nhiên, làm thế nào để thương hiệu xác định được các Passion Point hay Điểm đam mê của khách hàng?
Cách xác định Passion Point của khách hàng của thương hiệu.
Về mặt tổng thể, sau khi tiến hành phân khúc thị trường hay phân khúc đối tượng mục tiêu, các thương hiệu có thể bắt đầu tìm kiếm những sở thích quan trọng, thứ có thể mang nhiều khách hàng của thương hiệu lại với nhau – dù có hoặc không có sự xuất hiện của thương hiệu.
Một Passion Point thực sự sẽ bao hàm các dấu hiệu như:
- Nó gắn liền với một lượng lớn các đối tượng mục tiêu hay khách hàng.
- Nó bắt nguồn từ một câu hỏi có thể đo lường được, ví dụ: thời gian khách hàng dành cho các phương tiện truyền thông là bao nhiêu, sở thích hay ưu tiên của khách hàng là gì hay họ ưu tiên sử dụng và tương tác trên nền tảng nào.
- Bạn có thể sử dụng Passion Point như một điểm khởi đầu để tìm hiểu sâu hơn về các chủ đề cụ thể chẳng hạn như thời trang, điện ảnh hay mạng xã hội.
- Passion Point có thể giúp thương hiệu phát triển các định hướng thông điệp mới, định hình vị trí quảng cáo và nội dung (Content) của các chiến dịch.
Trong nhiều trường hợp, thương hiệu sẽ chỉ có khoảng từ 1-3 Passion Point, sau đó thương hiệu có thể sử dụng các điểm này để tìm hiểu sâu hơn về đối tượng mục tiêu.
Thấu hiểu tư duy của đối tượng mục tiêu.
Một khi thương hiệu đã tìm thấy các Passion Point của khách hàng của mình, đừng chỉ dừng lại ở đó.
Thương hiệu nên tiếp tục nghiên cứu mở rộng để tìm hiểu chính xác điều gì làm cho đối tượng mục tiêu trở nên đặc biệt và tại sao các Passion Point đó lại quan trọng đối với họ đến vậy.
Nói một cách dễ hiểu, nhiệm vụ của người làm marketing khi này là tìm hiểu sâu hơn về các lý do tiềm ẩn đằng sau các Passion Point của khách hàng.
Những chiến thuật mà thương hiệu có thể sử dụng Passion Point để xây dựng lợi thế là gì?
Cuối cùng, Passion Point cũng giúp cho thương hiệu biết khách hàng của họ là ai và họ đang hướng tới những điều gì. Các dữ liệu có được từ các nghiên cứu Passion Point và nghiên cứu đối tượng sẽ giải thích cho thương hiệu biết lý do tại sao.
Từ đây, thương hiệu có thể sử dụng các Passion Points để:
- Cung cấp thông tin đến các chiến lược và chiến dịch.
- Xác định và mở ra các cơ hội hợp tác.
- Tinh chỉnh thông điệp và giọng điệu của thương hiệu.
- Cải tiến và tối ưu sản phẩm.
- Tạo các chiến dịch thương hiệu (Brand Campaign) có sức ảnh hưởng cao.
Và nhiều thứ khác mà thương hiệu có thể làm từ các Passion Point có được.
Thúc đẩy Passion Point với các nghiên cứu tùy chỉnh.
Trong không ít các trường hợp, một lượng dữ liệu phong phú cũng không giúp thương hiệu hiểu sâu hơn về khách hàng của họ, các nghiên cứu tuỳ chỉnh khi này chính là chìa khoá.
Thương hiệu có thể tạo một cuộc khảo sát riêng với tất cả các khách hàng hiện có của mình để có được một bức tranh rõ ràng hơn về niềm đam mê của họ cũng như các lý do đằng sau các điểm đam mê đó.
Bằng cách tận dụng nhiều hơn các nguồn dữ liệu, thương hiệu có thể đảm bảo rằng họ đã khai thác tất cả những thông tin cần thiết để xác định chính xác các điểm đam mê.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hà Anh | MarketingTrips