Skip to main content

Thẻ: PWC

PwC trở thành khách hàng doanh nghiệp lớn nhất của OpenAI trong cuộc đua AI

 

Theo đó, PwC mới đây đã ký kết một thỏa thuận với OpenAI để cung cấp ChatGPT Enterprise, phiên bản tập trung vào kinh doanh của chatbot AI tổng quát cho nhân viên và khách hàng.

PwC cũng theo đó trở thành đối tác bán lại đầu tiên và người dùng doanh nghiệp lớn nhất của OpenAI tính đến thời điểm hiện tại.

PwC cho biết trong một bài đăng trên blog: “Thỏa thuận này sẽ giúp “mở rộng hệ sinh thái công nghệ của chúng tôi, đưa GenAI đi sâu hơn vào doanh nghiệp của chúng tôi và cho phép chúng tôi mở rộng năng lực AI trên toàn bộ doanh nghiệp với mục tiêu giúp thúc đẩy tác động nhanh hơn cho khách hàng của mình”.

PwC cho biết thỏa thuận này sẽ giúp các nhân viên và khách hàng ở Mỹ và Vương Quốc Anh có quyền truy cập vào các công cụ mới nhất từ ​​OpenAI, bao gồm cả mẫu ChatGPT-4o được công bố gần đây và các khả năng mới tập trung vào giọng nói và hình ảnh.

PwC cho biết trong bài đăng của mình: “Bằng việc đi đầu trong các mô hình của OpenAI và là công ty đầu tiên công bố tích hợp vào hoạt động của OpenAI, chúng tôi có vị thế đặc biệt để giúp khách hàng tận dụng phiên bản ChatGPT Enterprise một cách hiệu quả”.

PwC sẽ áp dụng ChatGPT Enterprise cho hơn 100.000 nhân viên – 75.000 ở Mỹ và 26.000 ở Anh.

PwC cho biết: “Bằng cách sử dụng ChatGPT Enterprise trong lực lượng lao động của mình, chúng tôi sẽ mang trải nghiệm trực tiếp về quá trình chuyển đổi AI của mình đến khách hàng, bổ sung cho các dịch vụ kiểm toán, thuế và tư vấn của chúng tôi bằng một loạt các giải pháp kinh doanh riêng biệt”.

PwC không tiết lộ các điều khoản tài chính của thỏa thuận.

Về phía OpenAI, vào tháng 2 năm 2023, OpenAI ra mắt phiên bản trả phí của ChatGPT, được gọi là ChatGPT Plus. Cuối năm đó, vào tháng 8, OpenAI đã ra mắt ChatGPT Enterprise, phiên bản chatbot có độ bảo mật cao hơn nhắm vào các doanh nghiệp.

Về phía PwC, vào tháng 4 năm ngoái, PwC tuyên bố sẽ cam kết đầu tư 1 tỷ USD trong vòng 3 năm để mở rộng và nâng cao năng lực của mình trong lĩnh vực AI.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Big Four kiểm toán: Hơn 300.000 nhân viên tự nguyện hoặc bị sa thải chỉ trong 10 tháng

Một partner cấp cao (đối tác kiểm toán) của Ernst & Young, trong cuộc họp với một số đối tác và nhân viên người Mỹ của công ty đã đưa ra một thông điệp rõ ràng: Đã đến lúc cắt giảm chi phí.

Big Four kiểm toán: Hơn 300.000 nhân viên tự nguyện hoặc bị sa thải chỉ trong 10 tháng
Big Four kiểm toán: Hơn 300.000 nhân viên tự nguyện hoặc bị sa thải chỉ trong 10 tháng

Dave Burg, người đứng đầu bộ phận an ninh mạng Châu Mỹ của EY cho biết: “Đây là một giai đoạn khó khăn khi chúng tôi thực hiện các hành động cần thiết để giải quyết những thách thức về nguồn lực trong hoạt động kinh doanh của mình. Việc nà sẽ ảnh hưởng tới những mảng kinh doanh có tốc độ tăng trưởng chậm lại đáng kể hoặc những nơi đang có năng lực dư thừa”.

Công ty kế toán này đang sa thải hàng chục partner tại Mỹ, một chiến thuật hiếm hoi nhằm kéo dài thời gian cắt giảm việc làm đang diễn ra đối với cấp cao nhất của một trong các công ty Big Four. Điều đó diễn ra sau đợt cắt giảm khoảng 5% lực lượng lao động của KPMG tại Mỹ vào mùa hè này, bao gồm cả các partner.

Trong khi EY, KPMG và Deloitte đã sa thải hàng nghìn nhân viên tại Mỹ trong năm nay, thì việc sa thải partner lại ít phổ biến hơn trong ngành. Tom Rodenhauser, đối tác quản lý tại Kennedy Research Reports, chuyên theo dõi ngành tư vấn, cho biết các công ty thường phải mua hết lượng cổ phần của các partner và chịu những thanh toán bổ sung dựa trên thâm niên và nhiệm kỳ của người đó khi họ rời đi.

Theo công ty nghiên cứu thị trường Statista, Big Four kiểm toán gồm EY, KPMG, Deloitte và PricewaterhouseCoopers (PwC) có tổng cộng 15.700 partner tại Mỹ vào năm 2022, bao gồm 3.600 tại EY và 2.344 tại KPMG.

Andrew Nicholas, nhà phân tích nghiên cứu tại ngân hàng đầu tư William Blair & Co cho biết, các đối tác tư vấn và giám đốc điều hành cũng cần thiết để thúc đẩy hoạt động kinh doanh mới khi nền kinh tế phục hồi.

Nhưng nhu cầu về dịch vụ tư vấn và giao dịch thấp hơn mong đợi đang làm giảm lợi nhuận. Trong khi đó, các công ty Big Four phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh tư vấn của họ với 43% đến 66% doanh thu toàn cầu tùy thuộc vào từng công ty, một tình huống vốn đã diễn ra trong hai thập kỷ qua.

Theo đánh giá về hồ sơ nghề nghiệp trực tuyến của Revelio Labs, nhà cung cấp dữ liệu tại nơi làm việc, tính đến tháng 10, số nhân viên tại Mỹ rời bỏ công ty tại các Big Four — cả tự nguyện và không tự nguyện — đều tăng 43% tính đến tháng 10 so với cùng kỳ năm trước, lên khoảng 65.800. Revelio cho biết, trên toàn cầu, có khoảng 307.000 nhân viên Big Four rút lui trong năm nay tính đến tháng 10, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước.

Các công ty Big Four đã mở rộng hoạt động tư vấn của họ trong hai thập kỷ qua, trong đó mảng kinh doanh này đóng góp tỷ trọng lớn hơn vào tổng doanh thu toàn cầu của so với kiểm toán.

Trong thời gian này, họ liên tục phải đối mặt với những lo ngại về xung đột lợi ích giữa công việc tư vấn và kiểm toán. Gần đây hơn, EY đã tìm cách tách hoạt động kinh doanh kiểm toán và tư vấn của mình nhưng đã phải hủy bỏ kế hoạch này vào tháng tư.

Allan Koltin, giám đốc điều hành của công ty tư vấn Koltin Consulting Group cho biết nhiều hoạt động tư vấn đã tăng cường nhân sự trong thời kỳ đại dịch. Lý do là bởi họ tin rằng các công ty sẽ tiếp tục dựa vào các chuyên gia tư vấn khi họ điều chỉnh mô hình kinh doanh của mình sang trạng thái bình thường mới.

Tuy nhiên, khi nền kinh tế phục hồi và lãi suất bắt đầu tăng, một số khách hàng ít ưu tiên chi tiêu cho các dự án chuyển đổi kinh doanh hơn. Và ngày càng có nhiều công ty giảm chi tiêu cho các dịch vụ tư vấn của bên thứ ba, ngay cả khi họ phải đối mặt với điều kiện kinh tế suy yếu và tình trạng bất ổn địa chính trị.

Các giám đốc điều hành đã cho biết vào đầu năm nay rằng khối lượng giao dịch giảm mạnh và các giao dịch vốn cổ phần tư nhân chậm chạp cũng đang làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh có lợi nhuận và đáng tin cậy của EY. EY đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Koltin cho biết: “Đặc biệt là vào năm 2023, số lượng giao dịch được thực hiện ở khắp mọi nơi đã giảm và điều đó dẫn đến tác động đáng kể đến nhiều công ty tư vấn. Điều đó bao gồm công việc tư vấn giao dịch, nhiệm vụ thẩm định và chất lượng báo cáo”.

Tất cả bốn công ty kiểm toán lớn đều có mức tăng trưởng chậm hơn vào năm 2023 xét về tổng doanh thu toàn cầu và có tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm hơn trong mảng tư vấn.

KPMG, công ty đã báo cáo doanh thu trong tuần này, bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong lĩnh vực tư vấn toàn cầu trong số Big Four, với doanh thu tăng 2,98% lên 12,6 tỷ USD trong năm tài chính kết thúc vào ngày 30/9. Con số này khá thấp so với mức tăng 13,1% của cùng kỳ năm trước và đánh dấu mức tăng trưởng nhỏ nhất kể từ mức giảm 2,3% trong giai đoạn 2020, ở đỉnh điểm của đại dịch.

Rodenhauser cho biết, các công ty đã phát triển theo cấp số nhân kể từ đợt cắt giảm lớn gần đây nhất trong lĩnh vực tư vấn vào năm 2008. Điều đó khiến họ khó ứng phó nhanh chóng hơn với những thách thức kinh tế.

KPMG trong mùa hè này đã sa thải nhân viên tư vấn, thuế và hậu cần, sau khi cắt giảm một số nhân viên cố vấn như một phần của đợt cắt giảm gần 2% nhân viên tại Mỹ hồi đầu năm. Số nhân viên người Mỹ của họ đã giảm 6%, tương đương khoảng 4.000, xuống gần 62.800 người trong năm kết thúc vào ngày 30/9.

KPMG từ chối bình luận về các câu hỏi liên quan đến việc sa thải partner tại Mỹ.

Deloitte đã cắt giảm 1,5% nhân viên tại Mỹ vào tháng tư. Công ty nói thêm rằng đây là một quá trình đang diễn ra: “Dựa trên tình hình thực tế, chúng tôi đang thực hiện các hành động nhân sự khiêm tốn khi cần thiết”.

EY, cùng với các công ty tư vấn khổng lồ McKinsey và Bain, nằm trong số những công ty đã trì hoãn ngày bắt đầu tuyển dụng một số nhân viên mới.

Các công ty vẫn thận trọng với việc tuyển dụng ở Mỹ sau đợt sa thải vào đầu năm nay. Theo William Blair, các tin tuyển dụng tại Mỹ của KPMG, Deloitte và EY trên tất cả các ngành kinh doanh đã giảm 61% trong tháng 12 so với một năm trước đó.

Nicholas của William Blair cho biết, các công ty có thể sẽ tiếp tục tìm cách tiết kiệm tiền trong khi cố gắng tránh bị sa thải thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

PwC, EY, KPMG và Deloitte chi hàng tỷ USD để đào tạo AI cho nhân viên

Big Four ngành kiểm toán là PwC, EY, KPMG và Deloitte đang chi hàng tỷ USD để đào tạo AI (trí tuệ nhân tạo) cho nhân viên, nhân viên cũng sẽ được học cách làm việc với chatbot.

PwC, EY, KPMG và Deloitte chi hàng tỷ USD để đào tạo AI cho nhân viên
PwC, EY, KPMG và Deloitte chi hàng tỷ USD để đào tạo AI cho nhân viên

Theo đó, gã khổng lồ ngành kiểm toán và tư vấn PwC đã công bố khoản đầu tư 1 tỷ USD trong vòng 3 năm vào các công nghệ mới trong đó có AI nhằm mục tiêu mở rộng các giải pháp AI cho khách hàng, thiết lập quan hệ đối tác với Microsoft và OpenAI cũng như tập trung đào tạo AI cho khoảng 75.000 nhân viên tại Mỹ.

Ông Winston Weinberg, chủ tịch và đồng sáng lập của Harvey, một công ty khởi nghiệp đang hợp tác với PwC để cung cấp các mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) tùy chỉnh cho công việc khai báo thuế, pháp lý và cả nhân sự, cho biết: “Tôi nghĩ rằng họ (ngụ ý PwC) đang đi trước xu hướng”.

Bên cạnh PwC, các tên tuổi lớn khác như Deloitte cũng đã công bố khoản đầu tư 1,4 tỷ USD vào việc đào tạo cho nhân viên về các công nghệ bao gồm AI. EY và KPMG cũng không nằm ngoài xu hướng đầu tư này.

Một lãnh đạo của PwC cho biết: “Generative AI là công nghệ đầu tiên trong hơn 30 năm qua, thứ mà tôi hy vọng rằng sẽ có thể giúp tăng tốc và cải thiện công việc quản lý trong các doanh nghiệp về quản trị tri thức.”

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có khoảng 60% nhân viên của PwC đã bắt đầu được đào tạo và công ty này cũng cam kết rằng tất cả 75.000 nhân viên PwC tại Mỹ sẽ được tham gia chương trình.

Ngoài việc tập trung đào tạo AI cho nhân viên, PwC cũng đang đưa AI vào hoạt động tư vấn cho khách hàng và giao tiếp nội bộ. Công cụ “ChatPwC” nội bộ có thể giúp nhân viên của PwC tiếp cận nhanh các công nghệ của OpenAI (đối tác của PwC) trong một môi trường an toàn, cho phép nhân viên PwC trở thành cái mà nhà lãnh đạo Atkinson gọi là “client zero”, tự mình thử nghiệm AI.

Các công việc hàng ngày như đánh giá hợp đồng, nghiên cứu thẩm định cho các giao dịch M&A hay các vấn đề pháp lý khác cũng sẽ sử dụng AI để hỗ trợ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

PwC bắt tay với OpenAI nhằm tận dụng AI để tối ưu hoá dịch vụ tư vấn

Sự hợp tác này khiến PwC trở thành Big Four đầu tiên hợp tác với OpenAI, một trong những công ty đi đầu trong công nghệ AI tổng quát với chatbot ChatGPT.

PwC bắt tay với OpenAI nhằm tận dụng AI để tối ưu hoá dịch vụ tư vấn
PwC bắt tay với OpenAI nhằm tận dụng AI để tối ưu hoá dịch vụ tư vấn

Theo Bloomberg, hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers LLP đã hợp tác với OpenAI, chủ sở hữu công cụ ChatGPT. Kết quả của mối hợp tác này là PwC sẽ cung cấp cho khách hàng những lời khuyên do trí tuệ nhân tạo tạo ra. Mối hợp tác này diễn ra khi các công ty kiểm toán Big Four đang tìm cách cắt giảm chi phí và tăng năng suất.

BIG FOUR KIỂM TOÁN ĐẦU TIÊN HỢP TÁC VỚI OPENAI

Theo đó, công ty kiểm toán sẽ sử dụng AI để tư vấn các vấn đề phức tạp về thuế, pháp lý và nhân sự, chẳng hạn như thực hiện thẩm định đối với các công ty, xác định các vấn đề tuân thủ và thậm chí đề xuất xem có nên ủy quyền các giao dịch kinh doanh hay không.

Sự hợp tác này khiến PwC trở thành Big Four đầu tiên hợp tác với OpenAI, được coi là một trong những công ty đi đầu trong công nghệ AI tổng quát (Generative AI) với chatbot ChatGPT.

Các công ty kiểm toán lớn đang cắt giảm chi phí để đối phó với sự suy giảm của các dịch vụ chuyên nghiệp.

PwC đang dừng tăng lương và thưởng cho một số trong số 25.000 nhân viên ở Vương quốc Anh, Deloitte LLP chuẩn bị cắt giảm hơn 800 việc làm ở Vương quốc Anh, Ernst & Young LLP sẽ sa thải khoảng 5% nhân viên từ bộ phận tư vấn dịch vụ tài chính ở Vương quốc Anh, trong khi KPMG LLP đang có kế hoạch cắt giảm 125 việc làm tư vấn.

PwC cho biết, mối quan hệ đối tác với OpenAI, không dựa trên ChatGPT, cũng sẽ không dẫn đến việc cắt giảm việc làm trong thời gian tới.

Bivek Sharma, giám đốc điều hành về thuế, pháp lý và con người tại PwC UK, cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Hai rằng hệ thống AI mới của PwC đã “hoạt động giống như một đối tác có thời hạn 25 năm”.

Sharma cho biết: “Gánh nặng tuân thủ trên toàn cầu đang gia tăng và cùng với địa chính trị, mức độ phức tạp mà C-Suite đang phải đối mặt là điều bạn chưa từng thấy trước đây”.

“Rất nhiều người nói về việc AI sẽ chuyển dịch công việc như thế nào, nhưng trên thực tế, để giải quyết những tình huống rất phức tạp này, AI là công cụ thực sự cần thiết giúp thực hiện các công việc đó”.

Harvey, một công ty khởi nghiệp về AI được OpenAI hỗ trợ và chuyên về các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, cũng là một phần của quan hệ đối tác.

Hệ thống này hiện đang được triển khai ở Anh, nơi khoảng 650 nhân viên sẽ được tiếp cận để thử nghiệm và đào tạo.

Công ty có kế hoạch mở rộng khả năng tiếp cận tới 10.000 nhân viên tại hơn 50 quốc gia trong vài tháng tới. PwC cho biết mối hợp tác này cũng giúp thực hiện các dự án quy mô lớn, mà trước đây nếu thực hiện có thể sẽ quá tốn kém hoặc kéo dài.

Brad Lightcap, giám đốc vận hành của OpenAI, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên Zoom: Dịch vụ chuyên nghiệp là “một lĩnh vực mà chúng tôi khá hào hứng”.

Ông nói: “Những mô hình này có thể là những trợ lý thực sự đắc lực trong quy trình làm việc pháp lý, quy trình làm việc kế toán và quy trình làm việc về thuế”.

CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN BIG FOUR ĐÃ TĂNG GẤP ĐÔI ĐẦU TƯ VÀO AI

Các công ty kiểm toán Big Four đã tăng gấp đôi đầu tư vào AI khi họ tìm cách tăng năng suất. Đối thủ KPMG đã công bố khoản đầu tư trị giá hàng tỷ đô la vào các dịch vụ đám mây và AI tổng quát của Microsoft, trong khi Ernst & Young LLP gần đây đã hợp tác với IBM để sử dụng AI nhằm hợp lý hóa các quy trình nhân sự.

Deloitte đã mở rộng quan hệ đối tác với Google Cloud để phát triển các giải pháp hỗ trợ AI cho khách hàng. PwC cũng đã sử dụng dịch vụ chatbot để giúp tăng tốc các công việc như tóm tắt tài liệu kể từ tháng 3.

Fiona Czerniawska, Giám đốc điều hành của Source Global Research cho biết: “Rủi ro ở đây là, với tỷ suất lợi nhuận chịu áp lực từ lạm phát tiền lương vào năm 2021, các công ty dịch vụ chuyên nghiệp tập trung vào việc sử dụng các công cụ nhúng AI như một phương tiện để giảm chi phí thay vì phát triển các giải pháp tốt hơn”.

PwC không tiết lộ giá trị của thỏa thuận với OpenAI nhưng cho biết PwC ở Anh đang chi 100 triệu bảng Anh (122 triệu USD) cho AI trong năm nay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

10 bài học xử lý khủng hoảng đáng để học hỏi của các thương hiệu lớn

Đôi khi, lời nói chứa đựng sức mạnh to lớn nhất phát ra từ một thương hiệu lại là những từ hết sức đơn giản: “Chúng tôi xin lỗi”.

10 bài học xử lý khủng hoảng đáng để học hỏi của các thương hiệu lớn
Fox Business

Nếu được truyền tải tốt, lời xin lỗi có thể nhẹ nhàng thu dọn cả một thảm họa của doanh nghiệp và làm tan biến hết tất thảy mọi suy nghĩ tiêu cực.

Tuy nhiên, nếu thực hiện không tốt, lời xin lỗi sẽ như đổ thêm dầu vào lửa. Và, dưới đây là 10 bài học về những lời xin lỗi chân thành và tác dụng to lớn từ các doanh nghiệp lớn.

1. KFC.

Đầu năm 2018, do trục trặc trong khâu vận chuyển thịt gà, hơn một nửa trên tổng số 900 cửa hàng KFC tại Anh đã phải tạm thời ngưng hoạt động.

Khó chịu trước việc này, hàng loạt thực khách đã bày tỏ sự bất mãn của mình trên mạng xã hội. Và, để xoa dịu làn sóng bất bình này, KFC đã nhanh chóng đưa ra lời xin lỗi, mang theo thông điệp tự châm biếm bản thân một cách hết sức hài hước.

Được biết, ngay sau sự cố, KFC đã công khai đăng lời xin lỗi lên trang quảng cáo của nhiều tờ báo tại London. Khéo léo lấy hình ảnh chiếc hộp đựng gà quen thuộc nhưng nay đã trống không, thương hiệu gà rán còn nhanh trí chơi chữ, biến cái tên KFC thành FCK (viết tắt của từ fuck, với ngụ ý: tiêu đời chúng tôi rồi). Bên dưới là đôi dòng xin lỗi, giải thích vấn đề và lời hứa sẽ không phạm sai lầm này thêm một lần nào nữa.

2. PricewaterhouseCoopers.

Nhiều người vẫn chưa quên sự cố tại lễ trao giải Oscar vào năm 2017, khi giải thưởng Phim Xuất sắc nhất bị trao nhầm cho “La La Land” thay vì “Moonlight”.

Trách nhiệm của sai lầm này thuộc về PricewaterhouseCoopers (PwC) – công ty kiểm toán đảm nhận việc kiểm tra phiếu bầu. Thay vì biện minh, PwC đã thẳng thắn nhận sai cũng như đưa ra lời xin lỗi rõ ràng và nhanh chóng.

Giải thích vấn đề một cách ngắn gọn, PwC đã xin lỗi tất cả những người có liên quan và gửi lời cảm ơn chân thành đến những cá nhân đã giúp giải quyết tình huống.

3. O.B. Tampons.

Có lẽ, một trong những cách tốt nhất để gửi lời xin lỗi là thông qua một bài hát. Vào năm 2010, một dòng sản phẩm băng vệ sinh dạng ống của O.B. đ

ột nhiên biến mất tại các cửa hàng do vấn đề phát sinh từ nhà cung cấp, khiến cho người tiêu dùng vô cùng phẫn nộ. Giải quyết tình huống này, Johnson & Johnson – công ty mẹ của O.B. – đã quay một MV xin lỗi và gửi đến hơn 65.000 khách hàng nữ của mình.

Tổng cộng, MV này có tới 10.000 phiên bản khác nhau, mỗi bản tương ứng với một cái tên riêng thường gặp của phụ nữ.

Nhờ vận dụng tốt yếu tố cá nhân qua việc đề cập đến tên riêng của mỗi người, MV này đã giúp O.B. biến một thảm họa sắp diễn ra trên truyền thông trở thành một chiến dịch PR hết sức thành công.

4. Apple.

Với lượng fan hùng hậu, không thể phủ nhận việc Taylor Swift là một nữ sĩ có tầm ảnh hưởng rất lớn. Do đó, sẽ thật không may cho doanh nghiệp nào bị cô ca sĩ này tẩy chay; và Apple đã từng phải đối mặt với tình huống như thế.

Apple Music đã bị Taylor Swift tẩy chay sau khi dịch vụ này cho phép người dùng nghe nhạc miễn phí trong 3 tháng mà không trả tiền cho các nghệ sĩ.

Trên Tumblr, Swift đã đăng một bài viết phản đối hành động này. Ngay lập tức, Apple đã lên Twitter xin lỗi, cam kết sẽ thay đổi chính sách cũng như trả tiền cho nghệ sĩ.

5. Airbnb.

Vào tháng 12/2015, Airbnb đã bị buộc tội phân biệt chủng tộc kèm theo bằng chứng là một bài nghiên cứu thuộc trường Harvard cùng làn sóng phản ứng gay gắt trên mạng xã hội.

Thay vì đùn đẩy trách nhiệm, CEO của Airbnb đã chủ động đề cập đến vấn đề này thông một email được gửi đến toàn thể nhân viên.

Sau sự kiện này, Airbnb cũng bày tỏ quan điểm mạnh mẽ hơn về việc chống lại nạn phân biệt chủng tộc bằng cách ban hành một chính sách mới, đi kèm với một chiến dịch triển khai và kiểm tra sát sao.

6. JetBlue.

Một trong những thảm họa truyền thông nổi cộm nhất của ngành hàng không là sự kiện hành khách của hãng hàng không JetBlue bị bỏ rơi và mắc kẹt trên đường băng trong suốt 11 tiếng đồng hồ. Sau sự cố, David Neeleman – nhà sáng lập kiêm CEO của JetBlue đã đăng một đoạn video xin lỗi với nội dung chưa qua biên tập trên YouTube.

Trong đó, ông hứa sẽ không để những sự việc đáng tiếc như thế xảy ra trong tương lai, đồng thời cam kết củng cố dịch vụ khách hàng theo đúng với danh tiếng vốn có của JetBlue bằng một bản tuyên bố bảo vệ quyền khách hàng.

7. Netflix.

Quay lại thời mà DVD còn là một sản phẩm quan trọng của Netflix, công ty này đã từng tách ra hai loại giá cả và thu phí riêng – một là thu phí dịch vụ phát sóng, còn lại là giá của DVD.

Việc này đã khiến cho giá cả tăng hơn 60% so với trước kia, và người tiêu dùng hoàn toàn không hài lòng về điều này. Chính hành động này đã khiến giá cổ phiếu Netflix lao dốc gần 50%.

Reed Hastings – CEO của Netflix – đã công khai gửi email xin lỗi đến từng tài khoản khách hàng. Nhờ lời xin lỗi chân thành, thái độ thừa nhận sai lầm, và sửa chữa lỗi sai, Netflix đã kịp thời cứu vãn tên tuổi của mình.

8. Sony.

Vào năm 2011, hãng Sony trở thành nạn nhân của một trong những vụ xâm phạm dữ liệu lớn nhất trong lịch sử, khi thông tin cá nhân của 77 triệu game thủ PlayStation bị rò rỉ, CEO của Sony đã công khai xin lỗi, ghi nhận những sự cố phát sinh cũng như nhanh chóng đưa ra biện pháp khắc phục.

Bên cạnh đó, các game thủ còn được tặng một món quà xin lỗi là một tháng chơi PlayStation Plus miễn phí và gói bảo hiểm thông tin cá nhân để xoa dịu làn sóng phẫn nộ.

9. Toyota.

Cơn ác mộng kinh hoàng nhất của hãng xe hơi Nhật Toyota xảy đến vào năm 2010, khi 8 triệu chiếc xe hơi bị thu hồi và gần 90 người tử vong do tai nạn gây ra bởi lỗi phát sinh trong các chiếc xe này. Akio Toyota – CEO của Toyota – đã gửi lời chia buồn và xin lỗi chân thành đến các gia đình nạn nhân cũng như tất cả khách hàng.

Để chắc rằng mọi người đều nhận được lời xin lỗi này, Toyota đã thực hiện cả một chiến dịch quảng cáo; trong đó, thừa nhận việc hãng đã không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn, đồng thời công bố trên các tờ báo lớn về việc hãng sẽ khắc phục vấn đề này như thế nào.

10. Domino’s Pizza.

Có thể nói, đến năm 2009, nguy cơ khủng hoảng truyền thông phát sinh từ mạng xã hội mới được các doanh nghiệp nhìn nhận kỹ càng hơn thông qua sự cố của Donimo’s Pizza.

Khi đó, hai nhân viên của thương hiệu pizza này đã quay một video ghi lại cảnh họ hắt hơi vào bánh pizza, nhét phô mai vào mũi rồi để chúng lên bánh giao cho khách. Video này sau đó đã lập tức gây bão trên mạng xã hội.

Để giải quyết tình hình, Chủ tịch của Domino – Patrick Doyle – đã quay một video gửi lời xin lỗi chân thành đến thực khách. May mắn là, lời xin lỗi kịp lúc ấy đã giúp lấy lại danh dự cho Domino và tái khẳng định tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của thương hiệu này.

Kết: Dù tình huống và cách thức xin lỗi từ các doanh nghiệp là khác nhau, nhưng những câu chuyện kể trên cho thấy, một lời nhận lỗi chân thành và kịp lúc có thể giúp xoay chuyển cục diện.

Ngoài ra, việc thừa nhận trách nhiệm và đưa ra hướng giải quyết vấn đề còn có thể giúp doanh nghiệp tái thiết lập cảm tình và sự tin cậy của khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Tập đoàn kiểm toán PwC sẽ để 40.000 nhân viên tại Mỹ làm việc từ xa ở bất cứ nơi đâu

PwC đã công bố rằng họ sẽ cho phép tất cả nhân viên của mình tại Mỹ có thể làm việc từ xa toàn thời gian hầu như từ bất kỳ nơi đâu trên lãnh thổ của Mỹ trong tương lai.

Tập đoàn kiểm toán PwC sẽ để 40.000 nhân viên tại Mỹ làm việc từ xa ở bất cứ nơi đâu
Source: BBC

Chính sách mới này từ PwC sẽ tác động đến gần 40.000 nhân viên đang làm việc trong mảng dịch vụ khách hàng, bao gồm các nhà tư vấn, kiểm toán viên và các chuyên gia thuế.

Công ty cho biết họ là doanh nghiệp dịch vụ chuyên nghiệp đầu tiên cung cấp cho người lao động một lựa chọn làm việc lâu dài từ bất cứ nơi đâu.

Bà Yolanda Seals-Coffield, một nhà lãnh đạo nhân sự của PwC cho biết trong một trao đổi với CNBC:

“Nếu bạn là một nhân viên dịch vụ khách hàng đang ở trạng thái tốt và bạn muốn làm việc từ xa, chúng tôi sẽ làm cho điều đó xảy ra – toàn thời gian.”

Bà cho biết thêm: “Chúng tôi chưa biết có bao nhiêu người sẽ áp dụng điều này, nhưng đó sẽ là một bước nhảy vọt về niềm tin từ góc độ lãnh đạo để cung cấp cho mọi người sự linh hoạt cần thiết.”

Sau thông báo, người lao động sẽ có hai tuần để thông báo cho lãnh đạo của họ biết liệu họ có muốn chọn tham gia mô hình làm việc từ bất cứ nơi đâu hay không.

Công ty cũng sẽ giữ phương pháp trả lương như hiện tại, tức là trả lương cho mọi người dựa trên nơi họ sinh sống.

Ví dụ: tất cả nhân viên của PwC sống trong khu vực tàu điện ngầm của Thành phố New York, Mỹ sẽ được trả lương dựa trên tỷ giá thị trường của khu vực đó, cho dù họ làm việc hoàn toàn từ xa, trực tiếp hay làm việc theo một thỏa thuận kết hợp.

Cơ chế trả lương này cũng tương tự như nhiều doanh nghiệp khác bao gồm mạng xã hội Facebook, Twitter, Microsoft và Google, những đơn vị nói rằng những người lao động chuyển đến một thị trường ít tốn kém hơn có thể bị cắt giảm lương sao cho phù hợp.

Bà Seals-Coffield cho biết mô hình làm việc hoàn toàn từ xa mới là cam kết mới nhất của doanh nghiệp nhằm mang lại cho nhân viên sự linh hoạt hơn trong thập kỷ qua. Trước đại dịch, khoảng 7.000 nhân viên ở Mỹ đã làm việc theo mô hình này.

Một báo cáo gần đây của PwC cho thấy, tính đến tháng 8 năm 2021, có khoảng 65% ​​nhân viên trên thị trường lao động nói chung đang tìm kiếm một công việc mới – con số gần gấp đôi tỷ lệ người lao động dự định nghỉ việc vào tháng 5.

Nhiều chuyên gia thị trường việc làm đã cho rằng khiến người lao động cảm thấy tự tin rằng họ có thể tìm được công việc mới với mức lương, giờ làm và điều kiện làm việc tốt hơn, chẳng hạn như tùy chọn làm việc từ xa.

Theo Glassdoor, tỷ lệ tìm kiếm việc làm trực tuyến cho các công việc làm từ xa đã tăng 460% trong hai năm từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 6 năm 2021.

Các nhà lãnh đạo của PwC từ đó cũng tin rằng chính sách làm việc từ mọi nơi sẽ mở rộng nguồn nhân tài mà họ có thể tuyển dụng, từ đó họ có thể đa dạng hóa, thúc đẩy sự công bằng và nỗ lực hòa nhập trong toàn bộ doanh nghiệp.

Bà Seals-Coffield cho biết công ty này đã dành 18 tháng qua để phát triển các chương trình đào tạo về kỹ năng lãnh đạo để quản lý các nhóm qua môi trường ảo với trọng tâm là “thúc đẩy sự bình đẳng giữa các nhóm”.

Để đối phó với những thách thức về thu nhập trong thời gian diễn ra Covid-19, PwC đã đưa ra mức lương 20% ​​khi nghỉ phép trong tối đa sáu tháng và tăng gấp đôi chi phí chăm sóc sức khoẻ khẩn cấp lên 2.000 USD để trang trải các khoản chi phí chăm sóc con cái, vợ chồng hoặc người lớn tuổi.

Công ty cũng đã tăng cường tính linh hoạt hàng ngày bằng cách đặt mục tiêu rút ngắn các cuộc họp xuống 25% trên toàn công ty và dành buổi chiều thứ Sáu như là khoảng thời gian mà nhân viên thể sử dụng cho các công việc cần nhiều sự tập trung hoặc nghỉ ngơi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo CNBC