Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chưa thể hạ lãi suất ngay vì giá tiêu dùng tháng 2 vẫn tăng cao hơn dự báo của các nhà kinh tế.
Báo cáo do Bộ Lao động Mỹ mới công bố cách đây ít phút cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng mạnh hơn dự báo trong tháng 2.
Cụ thể, CPI tháng 2 đi lên 0,4% so với tháng 1 và 3,2% so với cùng kỳ năm 2023. Theo các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Dow Jones, CPI tháng 2 có thể tăng 0,4% so với tháng trước và 3,1% so với cùng kỳ.
Nếu không tính giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động, CPI lõi đi lên 0,4% so với tháng 1 và 3,8% so với một năm trước. Cả hai đều cao hơn 0,1 điểm % so với dự báo của các chuyên gia.
Nhìn chung, tỷ lệ lạm phát tính theo CPI đã cách xa mức đỉnh xác lập vào giữa năm 2022. Song, lạm phát hiện vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed.
Số liệu CPI tăng cao hơn dự báo chủ yếu là do giá năng lượng đi lên 2,3% trong tháng 2. Giá thực phẩm đi ngang, trong khi chi phí nhà ở nhích thêm 0,4%.
Cũng theo báo cáo, giá vé máy bay tăng 3,6% trong tháng vừa qua và giá xe hơi đã qua sử dụng đi lên 0,5%. Bộ Lao động Mỹ cho biết mức tăng của năng lượng và nhà ở chiếm hơn 60% mức tăng của CPI.
Theo CNBC, thị trường tài chính chưa phản ứng mấy với bản báo cáo. Hợp đồng tương lai gắn với các chỉ số chứng khoán Mỹ cũng như lợi suất trái phiếu kho bạc đều đi lên.
Vào ngày 19 – 20/3 tới, các quan chức Fed sẽ tổ chức họp chính sách. Kết thúc cuộc họp tháng 1, Fed đã nhất trí giữ nguyên lãi suất trong phạm vi 5,25 – 5,5%, mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ qua.
Trong vài tuần gần đây, các quan chức phát tín hiệu rằng ngân hàng trung ương Mỹ có thể cắt giảm lãi suất tại một thời điểm nào đó trong năm nay. Song, họ bày tỏ thái độ thận trọng trước việc tuyên bố chiến thắng quá sớm.
Trong hai phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ tuần trước, Chủ tịch Jerome Powell đã lặp lại những lo ngại đó, dù ông cho biết Fed có lẽ “không còn xa” thời điểm có thể bắt đầu nới lỏng chính sách.
Sau những tín hiệu từ giới chức Fed, thị trường tài chính đã phải điều chỉnh lại kỳ vọng về các đợt giảm lãi suất.
Hồi đầu năm, các nhà đầu tư dự đoán Fed sẽ bắt đầu hạ chi phí đi vay liên ngân hàng từ tháng 3 và thực hiện tổng cộng 6 hoặc 7 đợt giảm trong năm 2024. Mỗi đợt giảm 25 điểm cơ bản.
Song, hiện tại họ kỳ vọng ông Powell và các đồng nghiệp sẽ bắt đầu hạ lãi suất từ tháng 6 và có tổng cộng 3 đợt giảm.
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định đã giúp Fed tập trung hơn vào các dữ liệu tương lai và không cần phải vội vã nới lỏng chính sách để phòng rủi ro suy thoái.
GDP của Mỹ tăng 2,5% trong năm 2023 và dự kiến sẽ mở rộng thêm 2,5% trong quý I/2024, theo công cụ GDPNow của Fed chi nhánh Atlanta.
Một yếu tố quan trọng giúp nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng là người tiêu dùng. Phân tích sâu hơn, người Mỹ vẫn tiếp tục chi tiêu là nhờ vào thị trường lao động vững mạnh.
Báo cáo tuần trước cho thấy nền kinh tế số một thế giới đã tạo ra 275.000 việc làm mới trong tháng 2 và tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,2 điểm % lên 3,9%.
Tuy vậy, thị trường lao động và nền kinh tế quá bền bỉ có thể là con dao hai lưỡi với Fed, vì áp lực lạm phát có thể kéo dài hơn dự kiến.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Việc người dân hạn chế ăn ngoài, dừng mua quần áo và các dịch vụ không cần thiết khiến tăng trưởng kinh tế Nhật Bản giảm trong nửa năm qua.
Hôm 15/2, số liệu chính thức cho thấy GDP quý IV/2023 của Nhật Bản giảm 0,1% so với quý trước đó. Đây là quý thứ hai liên tiếp quốc gia này tăng trưởng âm. Trên lý thuyết, họ đã rơi vào suy thoái. Nhật Bản cũng mất ngôi nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới về tay Đức.
Tiêu dùng cá nhân – đóng góp hơn nửa GDP – giảm 0,2% trong quý IV so với quý trước đó. Giới phân tích cho rằng đây là nguyên nhân chính khiến Nhật Bản suy thoái.
Risa Shinkawa – một chuyên viên làm đẹp 32 tuổi – không hy vọng sớm được tăng lương. Thậm chí, thu nhập của cô đang bị giảm. Ngành dịch vụ tại Nhật Bản đang đi xuống, nhất là với nhóm doanh nghiệp nhỏ đóng góp tới 70% lao động tại nước này.
Shinkawa buộc giảm chi các khoản không cần thiết, như không ăn trưa tại phố mua sắm cao cấp Ginza tại Tokyo. “Lương của tôi đang giảm. Vì thế, tôi phải dừng mua quần áo và ăn ngoài để tiết kiệm tiền”, Shinkawa cho biết.
Sự tằn tiện của Shinkawa và hàng triệu người khác phản ánh sự mong manh của nền kinh tế hàng đầu châu Á. Người tiêu dùng Nhật Bản, vốn đã quen với việc giá cả đứng yên suốt nhiều năm, đã gặp cú sốc khi đồng yen yếu kéo giá mọi thứ lên cao. Đồng tiền này đã mất giá gần 20% trong hai năm qua so với đôla Mỹ.
“Lạm phát cao nhưng chi tiêu không tăng tương ứng, cho thấy xu hướng tiêu dùng tại đây đang yếu đến mức nào”, Hideo Kumano – nhà kinh tế học tại Viện nghiên cứu Dai-Ichi Life nhận xét.
Giới chức và các nhà phân tích chỉ ra việc giảm chi cho ăn ngoài là một trong những lý do khiến tiêu dùng sụt giảm. Bên cạnh đó, thời tiết ấm hơn dự kiến khiến doanh số quần áo mùa đông giảm sút. Nhu cầu dịch vụ từng bùng nổ hậu Covid-19 cũng hạ nhiệt dần.
Còn với bà Miho Ozaki (55 tuổi), sức ép lại đến từ giá xăng và điện tăng. “Chúng tôi đã chuyển sang dùng quạt sưởi chạy dầu và cố gắng không lái xe nhiều”, bà nói.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản lại tăng vọt vài phiên qua, nhờ các tập đoàn lớn cải thiện quản trị và đồng yen yếu kéo lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu lên cao. Tuy nhiên, chính các công ty cũng lên tiếng cảnh báo về tiêu dùng yếu và tác động của lạm phát, thay vì vui mừng khi hưởng lợi từ đồng yen.
Tháng trước, đại gia bán lẻ Aeon cho biết người tiêu dùng đang dần nhạy cảm với giá cả. Công ty này nhận thấy người mua ngày càng “mệt mỏi khi đối mặt với giá cả tăng”, Giám đốc Chiến lược Motoyuki Shikata cho biết.
Mảng kinh doanh quần áo của Aeon cũng bị ảnh hưởng bởi thời tiết ấm hơn dự kiến, nhưng doanh nghiệp này vẫn ghi nhận mức lãi tăng trong quý cuối năm 2023.
Với Ryohin Keikaku, công ty sở hữu thương hiệu hàng tiêu dùng Muji, tăng giá là việc cần cân nhắc kỹ. Người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm này đắt lên, nhưng lại không đồng ý với sản phẩm khác, Giám đốc Nobuo Domae cho biết trong buổi công bố báo cáo tài chính tháng trước.
Nhà kinh tế Kumano dự báo kinh tế Nhật Bản còn đối mặt với nhiều thách thức nữa. “GDP quý I/2024 có thể tiếp tục co lại, do ảnh hưởng từ các trận động đất hồi đầu năm”, ông nhận định.
Momoka Nakano (26 tuổi) thì không cảm thấy buồn khi phải giảm chi. Vì gần đây, cô đang nghỉ sinh. “Tôi sẽ ăn ở nhà để tiết kiệm tiền và sống lành mạnh”, cô nói.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cùng tìm hiểu các lý thuyết xoay quanh thuật ngữ suy thoái kinh tế (Economic Recession) như: Suy thoái kinh tế là gì, thấu hiểu khái niệm suy thoái trong nền kinh tế vĩ mô, các nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế là gì và hơn thế nữa.
Suy thoái kinh tế là gì? Suy thoái kinh tế được định nghĩa là sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế kéo dài hàng tháng hay thậm chí là hàng năm. Các chuyên gia coi một nền kinh tế là suy thoái khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia hay lãnh thổ nào đó là âm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, doanh số bán lẻ giảm và nhiều điều kiện liên quan khác.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Một số lưu ý chính cần nắm với thuật ngữ Suy thoái là gì?
Phân biệt Suy thoái và Khủng hoảng.
Một số nguyên nhân chính dẫn đến Suy thoái kinh tế là gì?
Một số góc nhìn mới về khái niệm Suy thoái kinh tế trong năm 2022.
Mối quan hệ giữa Suy thoái và chu kỳ kinh doanh (Business Cycle) là gì?
Một cuộc suy thoái kinh tế thường kéo dài trong bao lâu?
Một số cuộc suy thoái kinh tế lớn toàn cầu.
Những câu hỏi thường gặp liên quan đến Suy thoái kinh tế là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Suy thoái kinh tế là gì?
Suy thoái kinh tế trong tiếng Anh có nghĩa Economic Recession, khái niệm dùng để chỉ sự suy giảm của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, thường là kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm.
Các chuyên gia coi một nền kinh tế là suy thoái khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia hay lãnh thổ nào đó là âm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, doanh số bán lẻ sụt giảm và nhiều điều kiện liên quan khác.
Theo Wikipedia, tuỳ thuộc vào từng quốc gia khác nhau, khái niệm Suy thoái có thể được hiểu theo những cách khác nhau.
Ví dụ, trong khi tại Mỹ, Suy thoái được định nghĩa là “sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế trên toàn thị trường, kéo dài hơn một vài tháng, và thường là chứng kiến sự sụt giảm về GDP.”
Ở Vương quốc Anh và nhiều các quốc gia khác, một nền kinh tế được xem là Suy thoái nếu tăng trưởng kinh tế là âm trong hai quý liên tiếp.
Suy thoái là gì?
Suy thoái trong tiếng Anh có nghĩa là Recession, khái niệm dùng để chỉ một sự sụt giảm nào đó trong một bối cảnh hay thời kỳ cụ thể.
Suy thoái về cơ bản là mang ý nghĩa xấu, tiêu cực, và thường được sử dụng trong phạm vi kinh doanh hay kinh tế vĩ mô.
Thấu hiểu khái niệm Suy thoái.
Mặc dù suy thoái là một đặc điểm chung của bối cảnh kinh tế, chúng ít diễn ra hơn và kéo dài ngắn hơn trong kỷ nguyên hiện đại.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), từ năm 1960 đến năm 2007, toàn thế giới có đến 122 cuộc suy thoái làm ảnh hưởng đến 21 nền kinh tế tiên tiến.
Bởi vì Suy thoái đại diện cho sự đảo ngược đột ngột của xu hướng tăng trưởng, sự suy giảm sản lượng kinh tế và cả nhu cầu việc làm, hệ quả mà chúng tạo ra thường sẽ ảnh hưởng kép hoặc làm đảo ngược hiệu ứng giàu có (Wealth Effect).
Ví dụ, tình trạng sa thải nhân viên do nhu cầu tiêu dùng giảm sẽ tác động đến thu nhập và chi tiêu của những người mới thất nghiệp, điều này khiến cho nhu cầu chi tiêu lại càng trở nên eo hẹp hơn.
Tương tự, trong bối ảnh thị trường giá xuống (Bear Market) của cổ phiếu, đi kèm với suy thoái có thể khiến nhiều người (cả những người giàu) hạn chế tiêu dùng dựa trên giá trị tài sản gia tăng của họ (đang giảm).
Nếu các ngân hàng hay tổ chức tài chính siết chặt tài chính, các doanh nghiệp nhỏ sẽ khó tiếp tục phát triển và trong nhiều trường hợp, họ sẽ phải tuyên bố phá sản.
Kể từ khi cuộc Đại suy thoái (Great Recession) toàn cầu diễn ra vào năm 1929, các chính phủ trên khắp thế giới đã áp dụng các chính sách mới với mục tiêu đảm bảo rằng các cuộc suy thoái hàng loạt sẽ không gây tổn hại đến triển vọng kinh tế trong dài hạn.
Một số chính sách có thể là tăng chi tiêu của chính phủ, cắt giảm hay thậm chí là miễn thuế để kích cầu, tăng chi tiêu cho bảo hiểm thất nghiệp và nhiều biện pháp khác.
Một số lưu ý chính cần nắm với thuật ngữ Suy thoái và Suy thoái kinh tế là gì?
Suy thoái là một sự suy giảm đáng kể, phổ biến và kéo dài trong hoạt động kinh tế vĩ mô nói chung.
Các nhà kinh tế thường đo lường độ dài của chu kỳ suy thoái từ đỉnh của sự bùng phát trước đó đến đáy của sự sụt giảm.
Mặc dù các cuộc suy thoái có thể kéo dài chỉ trong vài tháng, khả năng phục hồi kinh tế trở lại mức đỉnh cũ lại có thể mất khá nhiều năm.
Trung bình, cứ 10 năm thì suy thoái kinh tế (economic recession) sẽ diễn ra 1 lần.
Tỷ lệ thất nghiệp thường sẽ vẫn ở mức cao sau khi nền kinh tế phục hồi, vì vậy giai đoạn đầu của sự phục hồi có thể giống như một cuộc suy thoái lặp lại đối với nhiều người.
Các quốc gia trên thế giới sử dụng các chính sách về tiền tệ để hạn chế rủi ro từ các cuộc suy thoái.
Phân biệt Suy thoái và Khủng hoảng.
Trong khi đều là các thuật ngữ dùng để chỉ một sự sụt giảm nào đó, Suy thoái mang những ý nghĩa khác so với Khủng hoảng.
Theo NBER (Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ), Mỹ đã trải qua 34 lần suy thoái kể từ năm 1854 và chỉ có 5 lần xảy ra kể từ năm 1980.
Theo IMF, Khủng hoảng (Depression) mang ý nghĩa nặng hơn so với Suy thoái (Recession), tỷ lệ mất việc cao hơn, GDP giảm mạnh hơn, thời gian kéo dài hơn và cần nhiều thời gian phục hồi hơn.
Mặc dù các chuyên gia kinh tế cũng không có những sự phân biệt quá rạch ròi giữa 2 khái niệm này, Khủng hoảng là thuật ngữ được sử dụng khi nền kinh tế trở nên kiệt quệ hơn.
Một số nguyên nhân chính dẫn đến nền kinh tế bị suy thoái là gì?
Khi nói đến các nguyên nhân dẫn đến các cuộc suy thoái, nhiều lý thuyết kinh tế cố gắng giải thích lý do tại sao và làm thế nào nền kinh tế có thể rơi khỏi xu hướng tăng trưởng dài hạn và rơi vào tình trạng suy thoái.
Một số nguyên nhân chính được phân tích dựa trên các yếu tố về kinh tế, tài chính, tâm lý, hoặc là sự kết hợp bắc cầu giữa các yếu tố này.
Một số nhà kinh tế khác lại tập trung vào những thay đổi về nền kinh tế, bao gồm cả sự chuyển dịch cơ cấu trong các ngành công nghiệp.
Ví dụ, giá xăng dầu tăng mạnh và kéo dài liên tục do các cuộc khủng hoảng về chính trị có thể làm tăng chi phí trên toàn bộ nền kinh tế, trong khi một công nghệ mới có thể nhanh chóng làm cho toàn bộ ngành công nghiệp hiện có trở nên lỗi thời, Suy thoái chỉ là một kết quả tất yếu từ những yếu tố này.
Đại dịch COVID-19 xảy ra vào năm 2020 cùng nhiều giới hạn về y tế công cộng là một ví dụ khác về một cú sốc kinh tế có thể dẫn đến suy thoái.
Một số lý thuyết kinh tế khác cũng giải thích nguyên nhân dẫn đến suy thoái từ góc nhìn tài chính.
Khi một nền kinh tế tích lũy nhiều rủi ro tài chính trong những thời kỳ kinh tế đang trong điều kiện tốt đẹp, sự thu hẹp của tín dụng và nguồn cung tiền, một cuộc suy thoái có thể bắt đầu từ đây.
Ngoài ra, từ các cú sốc kinh tế, lạm phát (Inflation) kéo dài không được kiểm soát, nợ quá nhiều, bong bóng tài sản, giảm phát quá nhiều hay những sự thay đổi nhanh chóng của yếu tố công nghệ cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái (Recession).
Một số góc nhìn mới về khái niệm Suy thoái và Suy thoái kinh tế trong năm 2022.
Trong khi suy thoái được xem là “sự suy giảm đáng kể của một nền kinh tế và kéo dài trong một khoảng thời gian ít nhất và từ vài tháng”, bên cạnh đó là sự sụt giảm đột ngột (ít nhất là 2 quý liên tiếp) của GDP.
Một quan điểm mới đây của FED (Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ) cho rằng: “Nếu bạn muốn hiểu suy thoái (recession) thực sự có nghĩa là gì, thì đó là sự suy giảm trên diện rộng trên nhiều ngành nghề khác nhau, kéo dài hơn một vài tháng cùng với một loạt các thử nghiệm kiểm chứng cụ thể khác.”
Điều này có nghĩa là, nếu như trước đây khi tình trạng GDP sụt giảm kéo dài, một cuộc suy thoái kinh tế dường như đã được báo hiệu, “sự suy giảm trên diện rộng trên nhiều ngành nghề khác nhau” là dấu hiệu khác cho thấy rằng một nền kinh tế nào đó có đang bị suy thoái hay không.
Mối quan hệ giữa Suy thoái và chu kỳ kinh doanh (Business Cycle) là gì?
Chu kỳ kinh doanh là khái niệm mô tả cách thức một nền kinh tế sẽ luân phiên giữa giai đoạn phát triển và giai đoạn suy thoái. Ở thời kỳ đầu của chu kỳ, nền kinh tế sẽ tăng trưởng bền vững và lành mạnh.
Khi nền kinh tế già đi, giá trị tài sản tăng nhanh hơn và nợ ngày càng nhiều hơn, tại một thời điểm nhất định trong chu kỳ, sự phát triển kinh tế sẽ bị chệch hướng, bong bóng tài sản bùng nổ, thị trường chứng khoán sụp đổ, nền kinh tế chính thức đi vào thời kỳ suy thoái.
Một cuộc Suy thoái kinh tế thường kéo dài trong bao lâu?
Theo dữ liệu của NBER, từ năm 1945 đến năm 2009, các cuộc suy thoái trung bình kéo dài 11 tháng. Giảm tương đối nhiều so với các thời kỳ trước đó.
Từ năm 1854 đến năm 1919, một cuộc suy thoái trung bình sẽ kéo dài từ 21,6 tháng.
Một số cuộc suy thoái kinh tế lớn toàn cầu.
Cuộc suy thoái dotcom – Dotcom Recession.
Cuộc suy thoái hay bong bóng dotcom diễn ra trong vòng 8 tháng từ tháng 3 năm 2001 đến tháng 11 năm 2001 làm giảm GDP 0.3% và gây ra tỷ lệ thất nghiệp là 5.5%.
Trong thời kì này, Fed đã tăng lãi suất cho vay từ 4,75% vào đầu năm 1999 lên 6,5% vào tháng 7 năm 2000.
Cuộc đại suy thoái – The Great Recession.
Cuộc đại suy thoái là một trong những cuộc suy thoái lớn nhất toàn cầu diễn ra trong vòng 18 tháng từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 6 năm 2009, làm giảm GDP 4.3% và tỷ lệ thất nghiệp chạm ngưỡng 9.5%.
Cuộc suy thoái Covid-19 – Covid-19 Recession.
Covid-19 bắt đầu lan rộng từ tháng 3 năm 2020 và sau đó dưới nhiều tác động đến nền y tế công cộng, đứt gãy chuỗi cung ứng, tình hình sản xuất đình trệ, nhiều doanh nghiệp sa thải nhân viên…đã làm cho bối cảnh kinh tế rơi vào trình trạng suy thoái kéo dài.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2021, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam.
GDP quý 3 năm 2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, trừ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng dương 1,04% nhưng vẫn ở mức rất thấp trong 10 năm qua (chỉ cao hơn mức tăng 0,97% của 9 tháng năm 2016); Khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ lần lượt giảm 5,02% và 9,28%.
Những câu hỏi thường gặp liên quan đến Suy thoái kinh tế là gì?
Suy thoái kinh tế trong tiếng Anh là gì?
Suy thoái kinh tế trong tiếng Anh có nghĩa là Economic Recession.
Các nhà đầu tư nên làm gì trong bối cảnh nền kinh tế bị suy thoái?
Trong khi chính phủ các quốc gia sẽ tìm cách để đối phó với tình trạng suy thoái, mỗi cá nhân hay nhà đầu tư cũng cần có sự phòng vệ cho riêng mình để đảm bảo túi tiền không bị ảnh hưởng.
Những gì nhà đầu tư cần làm là: Tránh mắc nợ lúc này, Điều chỉnh cách chi tiêu, Đừng tìm cách đoán thị trường và đừng quên là nên dự trữ nhiều tiền mặt.
Chu kỳ suy thoái kinh tế là gì?
Chu kỳ suy thoái kinh tế đề cập đến tính lặp lại theo thời gian giữa các lần suy thoái kinh tế. Ví dụ, trung bình cứ 10 năm thì suy thoái kinh tế sẽ diễn ra một lần.
Kết luận.
Ở góc độ vi mô, các cuộc suy thoái dường như không mấy thể hiện sức ảnh hưởng một cách rõ ràng, ở góc độ vĩ mô, hậu quả của suy thoái lại hoạt động theo cách ngược lại.
Khi suy thoái là một sự kiện tất yếu mang tính chu kỳ của bất kì quốc gia nào, việc hiểu suy thoái kinh tế là gì cũng như những ảnh hưởng đi kèm của các đợt suy thoái có thể giúp bạn sẵn sàng hơn để đối phó với bất cứ khó khăn nào trong tương lai.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu các lý thuyết xoay quanh thuật ngữ Depression trong lĩnh vực kinh tế như: Depression là gì trong kinh tế, Economic Depression (Khủng hoảng kinh tế) là gì, các nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế và hơn thế nữa.
Economic Depression là gì? Cũng có phần tương tự như thuật ngữ Economic Recession, Economic Depression là khái niệm đề cập đến sự suy thoái hay sụt giảm của một nền kinh tế, đó là khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia hay lãnh thổ nào đó là âm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, doanh số bán lẻ giảm và nhiều hệ quả đi kèm khác.
Các nội dung chính sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Economic Depression hay khủng hoảng kinh tế là gì?
Economic Recession hay Suy thoái kinh tế là gì?
Thấu hiểu khái niệm Economic Drepression.
Một số lưu ý chính cần nắm với thuật ngữ Economic Depression là gì?
Phân biệt Depression (Khủng hoảng) và Recession.
Một số nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế là gì?
Một số cuộc khủng hoảng kinh tế (Economic Depression) lớn toàn cầu.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Depression là gì?
Theo từ điển Cambridge, thuật ngữ Depression có nhiều nghĩa khác nhau như Trầm cảm (một thuật ngữ mô tả một cảm xúc không hạnh phúc hay tiêu cực của con người), một bề mặt trũng hơn so với các phần còn lại, hay một số định nghĩa khác.
Tuy nhiên, trong bài viết này, Depression sẽ được phân tích dưới góc nhìn kinh tế (vĩ mô) và nó có nghĩa là Khủng hoảng.
Economic Depression (khủng hoảng kinh tế) là gì?
Economic Depression hay khủng hoảng kinh tế là khái niệm dùng để chỉ một sự suy thoái hay sụt giảm nghiêm trọng và kéo dài của một nền kinh tế.
Trong phạm vi kinh tế học, Depression hay Khủng hoảng thường được định nghĩa là một cuộc suy thoái (Recession) mang ý nghĩa rất tiêu cực, kéo dài từ 3 năm trở lên, nó chính là nguyên nhân dẫn đến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) liên tục giảm (giảm với tỷ lệ lớn, thường là trên 10%).
Trong một khoảng thời gian nhất định, Depression xảy ra ít hơn so với Recession tức Suy thoái, và có xu hướng đi kèm với tỷ lệ thất nghiệp cao và lạm phát thấp.
Economic Recession hay Suy thoái kinh tế là gì?
Economic Recession trong tiếng Việt có nghĩa là Suy thoái kinh tế, khái niệm dùng để chỉ sự suy giảm của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, thường là kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm.
Các chuyên gia coi một nền kinh tế là suy thoái khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia hay lãnh thổ nào đó là âm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, doanh số bán lẻ sụt giảm và nhiều điều kiện liên quan khác.
Theo Wikipedia, tuỳ thuộc vào từng quốc gia khác nhau, khái niệm Recession hay suy thoái có thể được hiểu theo những cách khác nhau.
Ví dụ, tại Mỹ, Recession được định nghĩa là “sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế trên toàn thị trường, kéo dài hơn một vài tháng, và thường là chứng kiến sự sụt giảm về GDP.”
Thấu hiểu khái niệm Economic Depression.
Khi nói đến khái niệm Economic Depression hay khủng hoảng kinh tế, người ta thường quan tâm đến các hệ quả hay những dấu hiệu nhận biết về một cuộc khủng hoảng kinh tế.
Nói cách khác, Economic Depression mang lại những hậu quả xấu là gì?
Trong thời kỳ khủng hoảng, khi niềm tin của người tiêu dùng và các khoản đầu tư bắt đầu giảm xuống khiến nền kinh tế dần trở nên tê liệt. Các dấu hiệu hay hậu quả đặc trưng của nó có thể bao gồm:
Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng đáng kể.
Giảm hạn mức tín dụng khả dụng (Credit).
Giảm sản lượng và năng suất.
Tăng trưởng GDP liên tục âm.
Phá sản xảy ra ở nhiều ngành nghề và doanh nghiệp.
Nợ công (nợ chính phủ, nợ nhà nước) không trả được.
Giảm khả năng kinh doanh và thương mại toàn cầu.
Thị trường chứng khoán suy giảm.
Biến động giá tài sản cao và giá trị tiền tệ giảm.
Trong khi một số tổ chức cho rằng, Khủng hoảng kinh tế gắn liền với các đợt suy giảm kéo dài từ 3 năm, một số nhà kinh tế khác không đồng ý với mốc thời gian này.
Họ cho rằng khủng hoảng kinh tế nên chỉ bao gồm các dấu hiệu về suy giảm hay suy thoái, các đợt khủng hoảng này kéo dài cho đến thời điểm khi mà hầu hết các hoạt động kinh tế đã trở lại bình thường.
Một số lưu ý chính cần nắm với thuật ngữ Economic Depression là gì?
Dấu hiệu rõ nét nhất của Depression là sự suy thoái (downturn) mạnh mẽ trong hoạt động kinh tế cùng với sự sụt giảm mạnh trong tăng trưởng, việc làm và sản xuất.
Depression thường được xác định là cuộc suy thoái kéo dài hơn 3 năm hoặc dẫn đến tỷ lệ giảm GDP hàng năm ít nhất là 10%.
So với thuật ngữ Recession (Suy thoái), Depression (Khủng hoảng) mang nhiều ý nghĩa tiêu cực hơn và được lặp lại với tần suất thấp hơn nhiều, lấy ví dụ về Mỹ, nền kinh tế hàng đầu toàn cầu, trong khi lịch sử quốc gia này có khá nhiều cuộc Suy thoái, tuy nhiên, họ chỉ chứng kiến một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn (Economic Depressions).
Phân biệt Depression (Khủng hoảng) và Recession (Suy thoái).
Như đã phân tích ở trên, mặc dù đều là những thuật ngữ dùng để chỉ một sự sụt giảm, suy thoái về kinh tế, Depression xảy ra với tần suất ít hơn, mức độ ảnh nghiêm trọng hơn và diễn ra trong một khoảng thời gian dài hơn so với Recession.
Một số nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế là gì?
Trong khi có nhiều yếu tố khác nhau có thể khiến nền kinh tế và sản xuất bị suy giảm nghiêm trọng và sau đó dẫn đến khủng hoảng. Trong trường hợp của cuộc Đại khủng hoảng (Great Depression) toàn cầu, chính sách tiền tệ là nguyên nhân chính.
Sau khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào năm 1929, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất, đồng thời bơm nhiều tiền vào nền kinh tế để khuyến khích chi tiêu.
Những hành động này sau đó đã gây ra tình trạng giảm phát lớn, giá cả giảm khoảng 10% mỗi năm và người tiêu dùng, vì biết rằng giá cả hàng hoá sẽ tiếp tục giảm, họ tỏ ra e dè và kiềm chế hơn đối với các hoạt động mua sắm.
Một số cuộc khủng hoảng kinh tế (Economic Depression) lớn toàn cầu.
Cuộc tổng khủng hoảng năm 1640 – The General Crisis of 1640.
Cuộc Đại khủng hoảng (Great Depression) lớn nhất mọi thời đại xảy ra trong cuộc tổng khủng hoảng. Một tỉnh lớn của Trung Quốc bị phá sản và một số quốc gia ở Châu Âu xảy ra trình trạng nội chiến.
Đại khủng hoảng năm 1837 – Great Depression of 1837.
Cuộc khủng hoảng này được thừa nhận là một cuộc Đại khủng hoảng tồi tệ hơn so với cuộc Đại khủng hoảng sau đó của những năm 1930.
Cuộc khủng hoảng kinh tế lớn này bắt đầu ở Mỹ do Cơn sốt vàng ở California (California Gold Rush) và khi Mỹ đã tăng mức dự trữ vàng lên đến 10 lần.
Cũng như hầu hết các cuộc khủng hoảng lớn khác, cuộc khủng hoảng năm 1837 xảy ra sau một khoảng thời gian là 30 năm kể từ khi nền kinh tế Mỹ phát triển bùng nổ, chính là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra vào những năm 1850.
Cuộc hoảng loạn năm 1837 – Panic of 1837.
Cuộc hoảng loạn kinh tế năm 1837 là một cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ, xảy ra do trình trạng đầu cơ bất động sản.
Bong bóng đầu cơ này vỡ vào ngày 10 tháng 5 năm 1837 tại thành phố New York, khi mọi ngân hàng ngừng thanh toán bằng tiền vàng và bạc.
Cuộc khủng hoảng kéo dài – Long Depression.
Bắt đầu với việc áp dụng chế độ bản vị vàng ở Anh và Mỹ, Long Depression kéo dài từ những năm 1873 đến năm 1896 và ảnh hưởng rộng đến nhiều lĩnh vực khác nhau.
Nhiều người từng trải qua cuộc khủng hoảng này cho rằng nó còn tồi tệ hơn cả giai đoạn khủng hoảng ở những năm 1930.
Đại khủng hoảng – Great Depression.
Cuộc Đại khủng hoảng diễn ra ở những năm 1930 đã làm ảnh hưởng đến hầu hết các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới.
Cuộc khủng hoảng bắt đầu với sự sụp đổ của Phố Wall (thị trường tài chính lớn nhất toàn cầu) năm 1929, và sau đó lan sang các nền kinh tế của nhiều quốc gia khác.
Từ năm 1929 đến năm 1933, tổng sản phẩm quốc nội (GNP) của Mỹ giảm 33% trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 25%.
Kết luận.
Như đã phân tích ở trên, mặc dù Economic Depression hay Khủng hoảng kinh tế là khái niệm được sử dụng trong nền kinh tế vĩ mô và do đó ít khi là mối bận tâm trực tiếp của các cá nhân.
Với tư cách là những người làm kinh doanh hay marketing, bằng cách hiểu Economic Depression là gì, những hậu quả gắn liền với sự kiện này trong quá khứ, bạn có thể chuẩn bị nhiều hơn các chiến lược ứng phó cho doanh nghiệp (hoặc cá nhân) của mình trong tương lai và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu tất cả các lý thuyết xoay quanh thuật ngữ Recession (Suy thoái) như: Recession là gì, thấu hiểu khái niệm Recession trong nền kinh tế vĩ mô, các nguyên nhân dẫn đến Economic Recession là gì và hơn thế nữa.
Recession là gì? Recession vốn được xem là sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế kéo dài hàng tháng hay thậm chí là hàng năm. Các chuyên gia coi một nền kinh tế là Recession khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia hay lãnh thổ nào đó là âm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, doanh số bán lẻ giảm và nhiều điều kiện liên quan khác.
Các nội dung chính sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Recess là gì và nó khác với Recession như thế nào?
Economic Recession là gì?
Thấu hiểu khái niệm Recession.
Một số lưu ý chính cần nắm với thuật ngữ Recession là gì?
Phân biệt Recession và Depression.
Một số nguyên nhân chính dẫn đến Economic Recession là gì?
Một số góc nhìn mới về khái niệm Economic Recession trong năm 2022.
Mối quan hệ giữa Recession và chu kỳ kinh doanh (Business Cycle) là gì?
Một cuộc Economic Recession thường kéo dài trong bao lâu?
Một số Economic Recession lớn toàn cầu.
Những câu hỏi thường gặp về Recession.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Recession là gì?
Recession trong tiếng Việt có nghĩa là Suy thoái, khái niệm dùng để chỉ một sự sụt giảm nào đó trong một bối cảnh hay thời kỳ cụ thể.
Recession về cơ bản là mang ý nghĩa xấu, tiêu cực, và thường được sử dụng trong phạm vi kinh doanh hay kinh tế vĩ mô.
Recess là gì và nó khác với Recession như thế nào?
Theo định nghĩa từ từ điển Cambridge, Recess có nghĩa là Giải lao, một khoảng thời gian mà học sinh hay sinh viên có thể nghỉ ngơi giữa các tiết học.
Trong khi Recess mang ý nghĩa khá dễ chịu đó là nghỉ ngơi, Recession thì hoàn toàn ngược lại, mang đầy dấu hiệu tiêu cực, đó chính là các cuộc suy thoái kéo dài (thường được sử dụng trong nền kinh tế vĩ mô – Macro Economic).
Economic Recession là gì?
Economic Recession trong tiếng Việt có nghĩa là Suy thoái kinh tế, khái niệm dùng để chỉ sự suy giảm của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, thường là kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm.
Các chuyên gia coi một nền kinh tế là suy thoái khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia hay lãnh thổ nào đó là âm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, doanh số bán lẻ sụt giảm và nhiều điều kiện liên quan khác.
Theo Wikipedia, tuỳ thuộc vào từng quốc gia khác nhau, khái niệm Recession có thể được hiểu theo những cách khác nhau.
Ví dụ, trong khi tại Mỹ, Recession được định nghĩa là “sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế trên toàn thị trường, kéo dài hơn một vài tháng, và thường là chứng kiến sự sụt giảm về GDP.”
Ở Vương quốc Anh và nhiều các quốc gia khác, một nền kinh tế được xem là Recession nếu tăng trưởng kinh tế là âm trong hai quý liên tiếp.
Thấu hiểu khái niệm Recession.
Mặc dù Recession là một đặc điểm chung của bối cảnh kinh tế, chúng ít diễn ra hơn và kéo dài ngắn hơn trong kỷ nguyên hiện đại.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), từ năm 1960 đến năm 2007, toàn thế giới có đến 122 cuộc suy thoái làm ảnh hưởng đến 21 nền kinh tế tiên tiến.
Bởi vì Recession đại diện cho sự đảo ngược đột ngột của xu hướng tăng trưởng, sự suy giảm sản lượng kinh tế và cả nhu cầu việc làm, hệ quả mà chúng tạo ra thường sẽ ảnh hưởng kép hoặc làm đảo ngược hiệu ứng giàu có (Wealth Effect).
Ví dụ, tình trạng sa thải nhân viên do nhu cầu tiêu dùng giảm sẽ tác động đến thu nhập và chi tiêu của những người mới thất nghiệp, điều này khiến cho nhu cầu chi tiêu lại càng trở nên eo hẹp hơn.
Tương tự, trong bối ảnh thị trường giá xuống (Bear Market) của cổ phiếu, đi kèm với suy thoái có thể khiến nhiều người (cả những người giàu) hạn chế tiêu dùng dựa trên giá trị tài sản gia tăng của họ (đang giảm).
Nếu các ngân hàng hay tổ chức tài chính siết chặt tài chính, các doanh nghiệp nhỏ sẽ khó tiếp tục phát triển và trong nhiều trường hợp, họ sẽ phải tuyên bố phá sản.
Kể từ khi cuộc Đại suy thoái (Great Recession) toàn cầu diễn ra vào năm 1929, các chính phủ trên khắp thế giới đã áp dụng các chính sách mới với mục tiêu đảm bảo rằng các cuộc suy thoái hàng loạt sẽ không gây tổn hại đến triển vọng kinh tế trong dài hạn.
Một số chính sách có thể là tăng chi tiêu của chính phủ, cắt giảm hay thậm chí là miễn thuế để kích cầu, tăng chi tiêu cho bảo hiểm thất nghiệp và nhiều biện pháp khác.
Một số lưu ý chính cần nắm với thuật ngữ Recession hay Economic Recession là gì?
Recession là một sự suy giảm đáng kể, phổ biến và kéo dài trong hoạt động kinh tế vĩ mô nói chung.
Các nhà kinh tế thường đo lường độ dài của chu kỳ Recession từ đỉnh của sự bùng phát trước đó đến đáy của sự sụt giảm.
Mặc dù các cuộc Recession có thể kéo dài chỉ trong vài tháng, khả năng phục hồi kinh tế trở lại mức đỉnh cũ lại có thể mất khá nhiều năm.
Trung bình, cứ 10 năm thì Economic Recession sẽ diễn ra 1 lần.
Tỷ lệ thất nghiệp thường sẽ vẫn ở mức cao sau khi nền kinh tế phục hồi, vì vậy giai đoạn đầu của sự phục hồi có thể giống như một cuộc suy thoái lặp lại đối với nhiều người.
Các quốc gia trên thế giới sử dụng các chính sách về tiền tệ để hạn chế rủi ro từ các cuộc Recession
Phân biệt Recession và Depression.
Trong khi đều là các thuật ngữ dùng để chỉ một sự sụt giảm nào đó, Recession mang những ý nghĩa khác so với Depression hay Khủng hoảng.
Theo NBER (Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ), Mỹ đã trải qua 34 lần suy thoái kể từ năm 1854 và chỉ có 5 lần xảy ra kể từ năm 1980.
Theo IMF, Depression) mang ý nghĩa nặng hơn so với Recession, tỷ lệ mất việc cao hơn, GDP giảm mạnh hơn, thời gian kéo dài hơn và cần nhiều thời gian phục hồi hơn.
Mặc dù các chuyên gia kinh tế cũng không có những sự phân biệt quá rạch ròi giữa 2 khái niệm này, Depression là thuật ngữ được sử dụng khi nền kinh tế trở nên kiệt quệ hơn.
Một số nguyên nhân chính dẫn đến Economic Recession là gì?
Khi nói đến các nguyên nhân dẫn đến các cuộc Recession, nhiều lý thuyết kinh tế cố gắng giải thích lý do tại sao và làm thế nào nền kinh tế có thể rơi khỏi xu hướng tăng trưởng dài hạn và rơi vào tình trạng suy thoái.
Một số nguyên nhân chính được phân tích dựa trên các yếu tố về kinh tế, tài chính, tâm lý, hoặc là sự kết hợp bắc cầu giữa các yếu tố này.
Một số nhà kinh tế khác lại tập trung vào những thay đổi về nền kinh tế, bao gồm cả sự chuyển dịch cơ cấu trong các ngành công nghiệp.
Ví dụ, giá xăng dầu tăng mạnh và kéo dài liên tục do các cuộc khủng hoảng về chính trị có thể làm tăng chi phí trên toàn bộ nền kinh tế, trong khi một công nghệ mới có thể nhanh chóng làm cho toàn bộ ngành công nghiệp hiện có trở nên lỗi thời, Recession chỉ là một kết quả tất yếu từ những yếu tố này.
Đại dịch COVID-19 xảy ra vào năm 2020 cùng nhiều giới hạn về y tế công cộng là một ví dụ khác về một cú sốc kinh tế có thể dẫn đến suy thoái.
Một số lý thuyết kinh tế khác cũng giải thích nguyên nhân dẫn đến Recession từ góc nhìn tài chính.
Khi một nền kinh tế tích lũy nhiều rủi ro tài chính trong những thời kỳ kinh tế đang trong điều kiện tốt đẹp, sự thu hẹp của tín dụng và nguồn cung tiền, một cuộc suy thoái có thể bắt đầu từ đây.
Ngoài ra, từ các cú sốc kinh tế, lạm phát kéo dài không được kiểm soát, nợ quá nhiều, bong bóng tài sản, giảm phát quá nhiều hay những sự thay đổi nhanh chóng của yếu tố công nghệ cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng Recession.
Một số góc nhìn mới về khái niệm Recession trong năm 2022.
Trong khi Recession được xem là “sự suy giảm đáng kể của một nền kinh tế và kéo dài trong một khoảng thời gian ít nhất và từ vài tháng”, bên cạnh đó là sự sụt giảm đột ngột (ít nhất là 2 quý liên tiếp) của GDP.
Một quan điểm mới đây của FED (Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ) cho rằng: “Nếu bạn muốn hiểu Recession thực sự có nghĩa là gì, thì đó là sự suy giảm trên diện rộng trên nhiều ngành nghề khác nhau, kéo dài hơn một vài tháng cùng với một loạt các thử nghiệm kiểm chứng cụ thể khác.”
Điều này có nghĩa là, nếu như trước đây khi tình trạng GDP sụt giảm kéo dài, một cuộc suy thoái kinh tế (Economic Recession) dường như đã được báo hiệu, “sự suy giảm trên diện rộng trên nhiều ngành nghề khác nhau” là dấu hiệu khác cho thấy rằng một nền kinh tế nào đó có đang bị suy thoái hay không.
Mối quan hệ giữa Recession và chu kỳ kinh doanh (Business Cycle) là gì?
Chu kỳ kinh doanh là khái niệm mô tả cách thức một nền kinh tế sẽ luân phiên giữa giai đoạn phát triển và giai đoạn suy thoái. Ở thời kỳ đầu của chu kỳ, nền kinh tế sẽ tăng trưởng bền vững và lành mạnh.
Khi nền kinh tế già đi, giá trị tài sản tăng nhanh hơn và nợ ngày càng nhiều hơn, tại một thời điểm nhất định trong chu kỳ, sự phát triển kinh tế sẽ bị chệch hướng, bong bóng tài sản bùng nổ, thị trường chứng khoán sụp đổ, nền kinh tế chính thức đi vào thời kỳ suy thoái.
Một cuộc Economic Recession thường kéo dài trong bao lâu?
Theo dữ liệu của NBER, từ năm 1945 đến năm 2009, các cuộc Economic Recession hay Suy thoái kinh tế trung bình kéo dài 11 tháng. Giảm tương đối nhiều so với các thời kỳ trước đó.
Từ năm 1854 đến năm 1919, một cuộc suy thoái trung bình sẽ kéo dài từ 21,6 tháng.
Một số Economic Recession lớn toàn cầu.
Cuộc suy thoái dotcom – Dotcom Recession.
Cuộc suy thoái hay bong bóng dotcom diễn ra trong vòng 8 tháng từ tháng 3 năm 2001 đến tháng 11 năm 2001 làm giảm GDP 0.3% và gây ra tỷ lệ thất nghiệp là 5.5%.
Trong thời kì này, Fed đã tăng lãi suất cho vay từ 4,75% vào đầu năm 1999 lên 6,5% vào tháng 7 năm 2000.
Cuộc đại suy thoái – The Great Recession.
Cuộc đại suy thoái là một trong những cuộc suy thoái lớn nhất toàn cầu diễn ra trong vòng 18 tháng từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 6 năm 2009, làm giảm GDP 4.3% và tỷ lệ thất nghiệp chạm ngưỡng 9.5%.
Cuộc suy thoái Covid-19 – Covid-19 Recession.
Covid-19 bắt đầu lan rộng từ tháng 3 năm 2020 và sau đó dưới nhiều tác động đến nền y tế công cộng, đứt gãy chuỗi cung ứng, tình hình sản xuất đình trệ, nhiều doanh nghiệp sa thải nhân viên…đã làm cho bối cảnh kinh tế rơi vào trình trạng suy thoái kéo dài.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2021, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam.
GDP quý 3 năm 2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, trừ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng dương 1,04% nhưng vẫn ở mức rất thấp trong 10 năm qua (chỉ cao hơn mức tăng 0,97% của 9 tháng năm 2016); Khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ lần lượt giảm 5,02% và 9,28%.
Những câu hỏi thường gặp về Recession.
Global Recession là gì?
Global Recession có nghĩa là suy thoái toàn cầu, khái niệm đề cập đến phạm vi diễn ra của tình trạng suy thoái. Thay vì chỉ diễn ra trên một hoặc một số quốc gia, suy thoái đang diễn ra trên nhiều quốc gia hơn.
Pandemic Recession là gì?
Là nền kinh tế bị suy thoái do các tác động không mong muốn từ đại dịch (chẳng hạn như Covid-19).
Kết luận.
Ở góc độ vi mô, các cuộc Recession dường như không mấy thể hiện sức ảnh hưởng một cách rõ ràng, ở góc độ vĩ mô, hậu quả của Recession lại hoạt động theo cách ngược lại.
Khi Recession là một sự kiện tất yếu mang tính chu kỳ của bất kì quốc gia nào, việc hiểu recession là gì cũng như những ảnh hưởng đi kèm của các đợt Recession có thể giúp bạn sẵn sàng hơn để đối phó với bất cứ khó khăn nào trong tương lai.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link