Skip to main content

Thẻ: Thông minh cảm xúc

EQ cao là điều kiện để bạn trở nên ‘xuất chúng’

Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới, trong một nghiên cứu gần đây với hơn 500 lãnh đạo các tập đoàn với câu hỏi, điều gì làm cho một nhân viên nổi trội hẳn so với những người còn lại.

Cụ thể, sau đây là kết quả bình chọn cho các chỉ số:

  • EQ – Trí tuệ cảm xúc: 78%
  • Cultural fit – Phù hợp văn hoá 53%
  • Employee’s skills – Kỹ năng đi làm: 39%

Vậy làm thế nào để tìm ra nhân viên có EQ cao? Thật ra cũng không quá khó để nhận biết hành vi EQ cao qua những biểu hiện hàng ngày tại công sở. Giờ thử xem 7 biểu hiện EQ cao dưới đây xem nhân viên mình hay bản thân mình có hay không nhé.

1. Làm không phải để được cám ơn hay công nhận.

một câu mà nhân viên hay để đầu cửa miệng là “It’s not in my job description – Trong mô tả công việc của tôi không có nhiệm vụ này”.

Nghe vậy là hiểu rồi. Người có EQ cao luôn vượt qua những giới hạn về nhiệm vụ mà không cần chức danh, cũng không cần được trả ơn hay trả công gì cả. Họ làm chỉ vì muốn làm và dù có hay không có thưởng gì sau đó hay không họ cũng chẳng mấy quan tâm.

Tôi là người thuộc tuýp này hồi còn đi làm thuê. Nhờ vậy mà luôn được công nhận hơn là mình tưởng và được đời mở ra cho vạn cơ hội to vật vã mà bản thân chưa bao giờ nghĩ đến.

2. Xem mâu thuẫn nội bộ là chuyện bình thường.

Dù người EQ cao không tạo ra mâu thuẫn, nhưng khi mâu thuẫn xảy ra họ cũng chẳng sợ sệt bỏ chạy bao giờ.

Họ bình tĩnh, nhẹ nhàng bày tỏ quan điểm của bản thân một cách logic. Họ có tư duy đại cuộc và không bị nổi cơn vì coi mâu thuẫn là nhắm vào cá nhân mình.

3. Rất tập trung.

Họ phân biệt đâu là vấn đề lao xao trong cánh gà và đâu là vấn đề spotlight ngoài sân khấu. Do đó, họ rất tập trung giải quyết vấn đề spotlight và không để cho bản thân bị nhiễu loạn trong mớ lao xao không giúp gì được cho ai.

4. Không ngã mạn.

Không lấy ngã mạn ra để canh mọi thứ trong đời. Họ sẵn sàng nhận lỗi, sẵn sàng chấp nhận ý kiến của người khác nếu ý kiến đó tốt hơn.

5. Không bao giờ hài lòng với kết quả đang có.

Người xuất sắc với EQ cao là người nghĩ rằng luôn có một cách gì đó tốt hơn. Đối với họ, không có “cũng được” hay “vậy cũng OK rồi”. Họ không ngừng tìm cách cải tiến, làm cho mọi thứ càng ngày càng tốt hơn.

6. Thấy sai phải sửa.

Họ quan sát và nhận thức rất rõ, rất nhanh khi có gì đó không ổn trong tổ chức, khi có vấn đề và chủ động tìm cách giải quyết mà không chờ ai phải nói.

Người EQ cao không bước ngang qua vấn đề một cách thờ ơ. Họ luôn quan tâm và luôn ở tâm thế có trách nhiệm, chủ động giải quyết mọi vấn đề nhìn thấy.

7. Họ được nhiều người thích.

Vì tính chính trực, hoà đồng, bao dung, có khí chất lãnh đạo nên người có EQ cao được đồng nghiệp và đối tác yêu thích.

Họ cũng có tài giải được những kẻ độc hại trong tổ chức, không cho phép những người này làm loạn, gây hấn, làm chao đảo văn hoá hoà thuận chung.

Cuối cùng, dù chuyên môn của bạn là gì, dù skill của bạn cỡ nào, thì điều làm cho bạn xuất sắc, vượt trội vẫn cứ là EQ. Mà trong 7 hành vi trên ta có mấy hành vi? Và ta có biết học cách chấp nhận là mình không có để bắt đầu?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

10 kỹ năng trí thông minh cảm xúc hàng đầu dành cho nhà lãnh đạo (P1)

Các nhà lãnh đạo vĩ đại có đủ mọi hình dạng và hình thức. Trong khi có nhiều lý do khác nhau khiến một nhà lãnh đạo nổi bật, một trong những lý do phổ biến nhất là khả năng tuyệt vời về các kỹ năng trí tuệ cảm xúc quan trọng – EQ.

Có vô số lợi ích của khả năng trí tuệ cảm xúc (EQ) ở nơi làm việc, từ khả năng giao tiếp hiệu quả hơn, đối phó với căng thẳng tốt hơn đến giải quyết xung đột hiệu quả.

Khi thị trường ngày càng thay đổi nhanh chóng, chỉ số thông minh và chuyên môn kỹ thuật không còn đủ để thành công với tư cách là một nhà lãnh đạo hoặc để thăng tiến trong một tổ chức.

Tất nhiên, các nhà lãnh đạo thường không bắt đầu với tất cả những kỹ năng này ngay từ đầu. Họ tiếp thu chúng theo thời gian và liên tục làm chủ từ kinh nghiệm.

Sau đây là những kỹ năng cần thiết nhất để có EQ cao:

1. Nâng cao nhận thức về bản thân

Bằng cách tự nhận thức – kiểm tra cảm xúc và gạt cảm xúc cá nhân sang một bên – các nhà lãnh đạo và đội nhóm của họ có thể cảm thấy hài lòng hơn và ít lo lắng hơn.

Tự nhận thức nghĩa là các nhà lãnh đạo tập trung vào việc lắng nghe, thể hiện sự đồng cảm và xem xét các quan điểm thay thế.

Khi các nhà lãnh đạo hiểu cách nhân viên nhìn nhận họ, họ có xu hướng có mối quan hệ và làm hài lòng đội ngũ tốt hơn.

2. Tư duy trách nhiệm giải trình

Các nhà lãnh đạo thông minh tiếp cận các vấn đề với câu hỏi “Ảnh hưởng của tôi đối với tình huống này là gì?”, trong khi các nhà lãnh đạo kém có tâm lý chỉ tay và gán lỗi.

Chúng ta có thể sử dụng một bài tập huấn luyện quản lý để thách thức các nhà quản lý của chúng ta từ việc biến một tuyên bố đỗ lỗi thành một tuyên bố có tính trách nhiệm.

Các nhà lãnh đạo giỏi sẽ chỉ cho nhân viên của họ cách chịu trách nhiệm.

3. Vượt qua nỗi thất vọng

Sẽ có những khoảnh khắc bạn gặp thất bại khiến bạn cảm thấy rất kinh khủng. Để đối mặt với sự thất vọng đó, bạn cần phải dành thời gian để nhìn nhận và chấp nhận rằng những gì đã xảy ra đã xảy ra và không có gì có thể thay đổi được.

Ngán ngẫm về những gì không thành hiện thực khiến bạn bị mắc kẹt và không thể vượt qua nỗi thất vọng. Sau khi suy ngẫm, bạn phải tiến về phía trước và suy nghĩ về những gì có thể làm được.

Cân nhắc những cách làm mới với suy nghĩ bắt đầu bằng “Có thể hữu ích khi…” hoặc “Tôi có thể…” hoặc “Bây giờ, tôi sẽ…” thay vì “Tôi nên có…” hoặc “Tôi không nên làm … ”

4. Khả năng thấu hiểu

Các nhà lãnh đạo cần truyền cảm hứng và khuyến khích người khác làm theo họ. Có thể ảnh hưởng đến những người khác đi cùng hướng là một kỹ năng quan trọng mà một giám đốc điều hành cần có.

Để làm được điều này, người ta cần có khả năng thấu hiểu các động lực hiện tại và lập kế hoạch cho các động lực trong tương lai.

Các nhà quản lý cần phải tạm dừng việc thực hiện và học cách làm việc với công việc kinh doanh. Cách nhanh nhất để phát triển những kỹ năng đó là làm việc với một người cố vấn.

5. Đưa ra những phản hồi mang tính xây dựng

Trí tuệ cảm xúc mạnh mẽ cho phép người quản lý can đảm tương tác trong thời gian xung đột hoặc thương lượng.

Một nhà lãnh đạo giỏi phải có khả năng thúc đẩy người khác theo nhiều cách khác nhau và việc đưa ra những đánh giá mang tính xây dựng là một ví dụ điển hình.

Kỹ năng này không chỉ giúp các nhà lãnh đạo cải tiến cách giao tiếp và ảnh hưởng của họ đối với các thành viên trong nhóm mà còn hỗ trợ các nhà lãnh đạo trong việc thúc đẩy động lực của các cá nhân, từ đó xây dựng một văn hóa nhóm tích cực và hấp dẫn hơn.

Việc cung cấp những phản hồi mang tính xây dựng có thể được trau dồi bằng cách tương tác hàng ngày với nhân viên hoặc có các phiên họp cá nhân.

Tương tác này mở đường cho một mối quan hệ bền chặt hơn, đáng tin cậy hơn, một mối quan hệ mà phản hồi có thể đi theo cả hai cách.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo primus