Skip to main content

Thẻ: thuật kể chuyện

Cách xây dựng một câu chuyện thương hiệu mà mọi người mua đều muốn kết nối

Tiếp cận người tiêu dùng tiềm năng ở mức độ sâu hơn về mặt tình cảm có thể dẫn đến lòng trung thành cao hơn và doanh số bán hàng tốt hơn.

Cách xây dựng một câu chuyện thương hiệu

Trong khi việc có một sản phẩm tuyệt vời hoặc dịch vụ chất lượng là điều tối quan trọng, nhưng đây không nhất thiết phải là những thứ sẽ giúp giành được lòng trung thành từ khách hàng tiềm năng của bạn.

Thông thường, người mua bị ảnh hưởng bởi những kết nối cảm xúc của họ với một thương hiệu trong quá trình ra quyết định mua.

Trên thực tế, giáo sư Gerald Zaltman của Trường Kinh doanh Harvard nói rằng “95% các quyết định mua hàng của chúng ta xảy ra trong tiềm thức, nơi chúng được thúc đẩy bởi yếu tố cảm xúc, chứ không phải là ‘các quy trình mang tính logic'”.

Cách tốt nhất để thúc đẩy các kết nối cảm xúc đến người mua là thông qua các câu chuyện thương hiệu của bạn.

Tập trung vào lợi ích cá nhân.

Câu chuyện thương hiệu phải luôn tập trung vào người mua hàng (buyer). Mặc dù các sản phẩm và dịch vụ B2B liên quan đến toàn bộ tổ chức, nhưng điều quan trọng bạn cần nhớ là vẫn có ít nhất là một cá nhân sẽ mua và sử dụng nó hàng ngày.

Bà Martha Mathers đến từ Gartner, một công ty chuyên về tư vấn và nghiên cứu trị trường, đã kiểm tra tác động của hơn 70 lợi ích của thương hiệu đối với các giá trị kinh doanh của một tổ chức (logic) và đối với giá trị cá nhân của các cá nhân (cảm xúc).

Bà tiết lộ: “Chúng tôi đã xem xét mức tác động của hai danh mục lợi ích này bằng cách phân tích mức độ ảnh hưởng của chúng đến các yếu tố như cân nhắc, mua hàng, thanh toán phí bảo hiểm và vận động chính sách…

Dữ liệu cho thấy rằng các giá trị cá nhân có mức tác động gấp đôi giá trị kinh doanh.”

Bất kể sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì, hãy tập trung vào lợi ích cá nhân, việc để yếu tố cá nhân đóng vai trò như một phần trong cách kể chuyện của bạn sẽ khiến nó trở nên hấp dẫn hơn đối với những người mua tiềm năng, kể cả khách hàng B2B.

Phát triển câu chuyện của bạn từ các niềm tin và giá trị của chính bạn.

Người mua hàng ngày nay rất quan tâm đến những cách bạn kể chuyện, liệu nó chân thực (authentic story) hay giả dối. Nếu bạn muốn tạo ra những kết nối có ý nghĩa, câu chuyện thương hiệu của bạn nên bắt nguồn một cách tự nhiên từ chính bạn.

Khi giá trị của bạn ảnh hưởng đến câu chuyện thương hiệu của bạn, người mua sẽ nhận ra điều này, cho nó là chân thực và dễ dàng hơn khi tương tác với bạn.

Một nghiên cứu người tiêu dùng từ Stackla cho thấy rằng trong khi 86% người tiêu dùng báo cáo rằng tính chân thực là yếu tố quan trọng đối với những thương hiệu mà họ ủng hộ, thì có 57% số người cho rằng có ít hơn một nửa số thương hiệu đang tạo ra được những nội dung chân thực thực sự.

Để đảm bảo cách kể chuyện của bạn thực sự chân thực, tất cả các nỗ lực xây dựng thương hiệu của bạn cuối cùng phải được phát triển từ chính các giá trị và mục tiêu của bạn.

Khả năng kích hoạt phản ứng cảm xúc chân thực với những câu chuyện thực tế.

Có quá nhiều những nỗ lực quảng cáo (đặc biệt là trong môi trường kỹ thuật số và B2B) tập trung nhiều vào việc trình bày các thống kê và yếu tố cơ bản.

Mặc dù những điều này có thể hữu ích trong những bối cảnh phù hợp, nhưng chúng không phải là một câu chuyện. Chúng sẽ nhanh chóng bị lãng quên.

Tầm quan trọng của thuật kể chuyện Storytelling thực tế đã được nhấn mạnh trong một nghiên cứu ở Stanford năm 1969, trong đó sinh viên được yêu cầu ghi nhớ 10 bộ từ.

Nhóm được chia thành hai nhóm nhỏ học sinh, một nhóm được yêu cầu xây dựng một câu chuyện cho mỗi nhóm từ. Khi được kiểm tra sau đó, nhóm kể chuyện có thể nhớ lại hơn 80% số từ của họ, trong khi nhóm còn lại thì chỉ nhớ dưới 20%.

Một nguyên tắc tương tự cũng nên được áp dụng cho thương hiệu của bạn.

Nếu bạn đặt các sản phẩm và dịch vụ của mình trong bối cảnh của một câu chuyện – bất kỳ câu chuyện nào – thì ngay lập tức nó sẽ trở nên đáng nhớ hơn nhiều so với các thộng số khô khan của chính nó.

Tác giả Matthew Luhn của Pixar cũng từng lưu ý rằng câu chuyện quảng cáo nên được tiếp cận giống như bất kỳ cách kể chuyện nào khác – kết nối với đối tượng mục tiêu thông qua những kinh nghiệm được chia sẻ.

Những câu chuyện thực tế được trình bày một cách hấp dẫn sẽ khiến thương hiệu của bạn trở nên đáng nhớ hơn rất nhiều.

Bạn sẽ kể câu chuyện của mình như thế nào?

Những câu chuyện thương hiệu phù hợp có thể có được những tác động rất mạnh mẽ.

Nó sẽ ảnh hưởng đến cách khách hàng nhìn nhận thương hiệu của bạn và mối quan hệ của họ với nó.

Nó cũng có thể được dùng như một lời kêu gọi nhằm tập hợp những người cùng chí hướng.

Hãy dành thời gian để làm cho câu chuyện thương hiệu của bạn thực sự có tác động về mặt cảm xúc. Đó có thể là điều quan trọng nhất mà bạn nên làm cho thương hiệu của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

5 thành tố của ‘Storytelling’ mà mỗi doanh nhân nên biết

Trở thành một doanh nhân đòi hỏi bạn phải sử dụng sự sáng tạo để phát triển các ý tưởng và thực hiện các chiến lược nhằm thay đổi thế giới – ngay cả khi mọi người nghĩ rằng bạn đang làm những thứ ‘điên rồ’.

5 thành tố của 'Storytelling' mà người doanh nhân nên biết

Mặc dù thuật kể chuyện (Storytelling) là một từ rất thông dụng hiện nay, nhưng rất ít các doanh nhân có thể hiểu và thực thi nó một cách đúng đắn.

Theo đó, có 05 thành tố cụ thể có trong một công thức kể chuyện thành công.

1. Chúng ta là ai.

Nhiều doanh nhân có xu hướng chia sẻ những gì họ làm hơn là chính con người của họ.

Mọi người mua hàng từ những người khác và khả năng kết nối của một doanh nhân với một người khác thông qua câu chuyện đầy tính xác thực của cá nhân họ sẽ có sức ảnh hưởng sâu sắc đến một người nào đó hơn bất cứ điều gì khác về sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

2. Chúng ta làm gì.

Khi chia sẻ những gì bạn làm, bạn phải ngắn gọn, rõ ràng và kích thích khả năng suy nghĩ của người khác, nhưng quan trọng nhất, bản tóm tắt của bạn cần nêu ra những lợi ích cho người mà bạn đang nói chuyện cùng.

Sau khi ai đó biết được những gì bạn làm, họ nên hiểu rõ ràng việc đó sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho họ và muốn biết thêm từ bạn.

3. Tại sao chúng ta làm điều đó.

Hầu hết các doanh nhân đều nhận ra rằng chúng ta đang sống trong một thế giới có mục đích rõ ràng hơn bao giờ hết.

Mọi người không chỉ mua những gì bạn làm – họ mua bởi vì họ hiểu lý do tại sao bạn làm điều đó.

Chữ “tại sao” trong câu chuyện của bạn có thể là một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa doanh nghiệp của bạn và đối thủ cạnh tranh.

4. Chúng ta làm điều đó như thế nào.

Mọi người không chỉ quan tâm đến những gì bạn làm và tại sao bạn làm điều đó – họ còn muốn biết cách bạn làm điều đó như thế nào.

Khả năng trình bày rõ ràng về phương pháp hay những gì bạn làm sẽ khiến bạn trở nên vừa tự tin vừa có kinh nghiệm trong mắt người khác – ngay cả khi bạn không tận tay làm điều đó.

Mặc dù các doanh nhân thường hào hứng với việc chia sẻ những gì họ làm, nhưng việc chia sẻ cách họ làm lại có thể tạo niềm tin và uy tín giữa họ với khách hàng tiềm năng.

5. Bằng chứng của chúng ta là gì.

Khách hàng tiềm năng muốn có bằng chứng về những kết quả thành công bạn đã đạt được và họ muốn biết bạn đã làm gì, tại sao bạn làm điều đó và bạn đã làm như thế nào.

Không điều gì khiến ai đó tin bạn nhiều hơn là một câu chuyện thành công của khách hàng.

Khi kể một câu chuyện như vậy, bạn hãy bắt đầu bằng cách chia sẻ những nỗi đau và khó khăn mà khách hàng gặp phải khi họ đến với bạn; sau đó giải thích những gì bạn đã làm cho họ và tại sao bạn làm điều đó.

Cuối cùng, tiết lộ những lợi ích mà khách hàng có được khi làm việc với bạn.

Phương pháp này cho phép người nghe liên tưởng đến khách hàng trong câu chuyện của bạn và nó sẽ mang lại cho họ sự tin tưởng cần thiết để tìm đến bạn và mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.

Bạn có đang xem kể chuyện là một phần của chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân và kinh doanh của doanh nghiệp mình chưa?

Đối với bạn, khía cạnh khó nhất của việc kể chuyện là gì? Gần như tất cả mọi người đều có thể cải thiện câu trả lời của họ bằng câu hỏi, “Bạn làm nghề gì?”

Hãy kể nên những câu chuyện tuyệt vời của bạn và doanh nghiệp ngay từ bây giờ !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips