Skip to main content

Thẻ: Toshiba

Toshiba chính thức hủy niêm yết cổ phiếu sau hơn 74 năm

Cổ phiếu của tập đoàn Toshiba (6502.T) sẽ bị hủy niêm yết vào hôm nay sau 74 năm hoạt động trên sàn giao dịch Tokyo, sau một thập kỷ biến động và bê bối đã đánh sập một trong những thương hiệu lớn nhất Nhật Bản, đồng thời dẫn đến một cuộc mua lại và một tương lai không chắc chắn.

Toshiba chính thức hủy niêm yết cổ phiếu sau 74 năm
Toshiba chính thức hủy niêm yết cổ phiếu sau 74 năm

Tập đoàn này đang được tư nhân hóa bởi một nhóm các nhà đầu tư do công ty cổ phần Japan Industrial Partners dẫn đầu, bao gồm công ty dịch vụ tài chính Orix, công ty tiện ích Chubu Electric Power và nhà sản xuất chip Rohm.

Thương vụ mua lại trị giá 14 tỷ USD đã đưa Toshiba trở lại với các nhà đầu tư nội địa sau những cuộc chiến kéo dài với các nhà đầu tư hoạt động ở nước ngoài làm tê liệt nhà sản xuất pin, chip, thiết bị hạt nhân và quốc phòng nổi tiếng của Nhật Bản.

Mặc dù không rõ Toshiba cuối cùng sẽ có cấu trúc như thế nào dưới thời chủ sở hữu mới, giám đốc điều hành Taro Shimada, người vẫn giữ vai trò sau thương vụ mua lại, dự kiến sẽ tập trung vào các dịch vụ kỹ thuật số có tỷ suất lợi nhuận cao.

Sự hỗ trợ của JIP dành cho ông Shimada đã làm hỏng kế hoạch hợp tác với một quỹ do nhà nước hậu thuẫn trước đó. Một số người trong ngành cho rằng việc chia tách Toshiba có thể là một lựa chọn tốt hơn.

Damian Thong, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu Nhật Bản tại công ty tư vấn Macquarie Capital Securities, cho biết: “Những khó khăn của Toshiba là sự kết hợp giữa những quyết định chiến lược tồi tệ và sự kém may mắn”.

“Tôi hy vọng rằng thông qua việc thoái vốn, tài sản và nhân sự của Toshiba có thể tìm được những ngôi nhà mới, nơi họ có thể phát huy hết tiềm năng của mình”, ông Thong nhận định.

Chính phủ Nhật Bản sẽ theo dõi chặt chẽ các động thái của Toshiba trong thời gian tới. Hiện tập đoàn này có khoảng 106.000 nhân sự và một số hoạt động của công ty được coi là quan trọng đối với an ninh quốc gia.

Ulrike Schaede, giáo sư kinh doanh Nhật Bản tại Đại học California, cho biết Toshiba cần thoát khỏi hoạt động kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn và phát triển các chiến lược thương mại mạnh mẽ hơn cho một số công nghệ tiên tiến của mình.

“Nếu ban quản trị có thể tìm ra cách để những kỹ sư thực sự tham gia vào các hoạt động đổi mới mang tính đột phá, thì họ có thể trở thành một tay chơi quan trọng”, ông Schaede chỉ ra.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Tập đoàn Toshiba sẽ hủy niêm yết và tái cấu trúc kinh doanh

Tập đoàn Toshiba sẽ hủy niêm yết vào ngày 20/12, chấm dứt lịch sử 74 năm niêm yết trên sàn chứng khoán.

Tập đoàn Toshiba sẽ hủy niêm yết và tái cấu trúc kinh doanh
Tập đoàn Toshiba sẽ hủy niêm yết và tái cấu trúc kinh doanh

Thương vụ mua lại Tập đoàn Toshiba của Quỹ đầu tư đối tác công nghiệp Nhật Bản đã hoàn thành. Toshiba sẽ hủy niêm yết trên sàn chứng khoán Tokyo và sàn chứng khoán Nagoya vào cuối tháng 12 tới, sau đó sẽ tiến hành tái cơ cấu để vực dậy hoạt động kinh doanh.

Sau khi hoàn thành chương trình chào mua, Tập đoàn Toshiba đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường vào ngày 22/11 và quyết định hủy niêm yết của tập đoàn trên các sàn chứng khoán vào ngày 20/12 tới.

Báo Nikkei cho biết, Quỹ Đối tác công nghiệp Nhật Bản đã thực hiện thương vụ chào mua đối với Toshiba, tỷ lệ đăng ký cổ đông là 78,65%, vượt quá 67,7% số cổ đông cần thiết để tiến hành đại hội cổ đông.

Tại Đại hội cổ đông bất thường đề xuất hợp nhất cổ phiếu để chuyển tập đoàn Toshiba thành tập đoàn tư nhân đã được thông qua. Tập đoàn này sẽ hủy niêm yết vào ngày 20/12, chấm dứt lịch sử 74 năm niêm yết trên sàn chứng khoán.

Quỹ Đối tác công nghiệp Nhật Bản – đơn vị thực hiện thương vụ chào mua này – có kế hoạch hồi sinh tập đoàn Toshiba với một kế hoạch kinh doanh mới và sự điều hành ổn định của cổ đông thống nhất.

Theo thông tin trên báo Asahi, Toshiba có bốn lĩnh vực kinh doanh chủ chốt bao gồm điện hạt nhân, xây dựng cơ sở hạ tầng (đường sắt, xử lý nước), thiết bị bán dẫn và công nghệ thông tin.

Các lĩnh vực này bị chia tách năm 2017 nhằm mở rộng sự phát triển, nhưng cơ chế quản lý bị chồng chéo. Quỹ Đối tác công nghiệp Nhật Bản cho biết sẽ tái hợp nhất bốn công ty thuộc bốn lĩnh vực này để làm trụ cột cho kế hoạch khôi phục hoạt động kinh doanh.

Về kế hoạch trở lại của Toshiba, báo Mainichi cho biết, trong quá trình khủng hoảng, tập đoàn đã bán đi các lĩnh vực kinh doanh có thế mạnh như năm 2016 khi gặp khó khăn về tài chính, đã bán mảng kinh doanh thiết bị gia dụng và y tế; đến năm 2018 bán mảng kinh doanh bộ nhớ bán dẫn – lĩnh vực có lợi nhuận lớn vào thời điểm đó.

Sự trở lại của Toshiba dự báo rất khó khăn, hiện nay doanh thu đã giảm một nửa. Nếu doanh thu năm 2015 của Toshiba là 44,67 tỷ USD thì đến năm 2023 chỉ còn 22,67 tỷ USD.

Toshiba dự kiến sẽ cắt giảm nhân sự và hợp nhất các công ty con, nhất là các công ty con kinh doanh thua lỗ. Tập đoàn sẽ tập trung vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng và lượng tử làm trụ cột cho chiến lược tăng trưởng sau quá trình tái cơ cấu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Toshiba chính thức “bán mình” với giá 13.5 tỷ USD

Sau nhiều năm hoàng kim và là thương hiệu mang tính biểu tượng trong mảng đồ gia dụng, Toshiba chính thức ‘bán mình’ với giá 13.5 tỷ USD đồng thời huỷ niêm yết khỏi sàn Giao dịch Chứng khoán Tokyo (TSE) và bước vào quá trình tư nhân hoá.

Toshiba chính thức 'bán mình' với giá 13.5 tỷ USD
Toshiba chính thức ‘bán mình’ với giá 13.5 tỷ USD

Bloomberg đưa tin, Tập đoàn Toshiba thông báo cho đến nay đã có đủ số lượng cổ đông tham gia đợt chào bán trị giá 2 nghìn tỷ yen (13,5 tỷ USD) cho quỹ đầu tư tư nhân Japan Industrial Parters dẫn đầu. Theo đó, tập đoàn Nhật Bản sẽ được tư nhân hoá và kết thúc 74 năm hoạt động với tư cách là một doanh nghiệp niêm yết.

Toshiba, tập đoàn được thành lập từ năm 1875, cho biết liên doanh do JIP dẫn đầu hiện nắm giữ 78,65% tổng số cổ phần của họ. Theo đó, JIP có khả năng thuyết phục các cổ đông còn lại và nắm toàn quyền kiểm soát Toshiba trong thương vụ được coi là thương vụ M&A lớn nhất Nhật Bản trong năm nay.

Toshiba cũng cho biết, họ sẽ chốt ngày huỷ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo (TSE). Việc tập đoàn này ngừng giao dịch công khai sẽ khép lại một thập kỷ đầy khó khăn với họ, với những vụ bê bối, thua lỗ triền miên gây ảnh hưởng đến lợi ích cổ đông.

Quá trình đấu giá kéo dài đã khiến hãng phát minh máy tính xách tay và bộ nhớ flash đầu tiên trên thế giới rơi vào trạng thái “lấp lửng” trong suốt 1 năm qua, trong bối cảnh cả ngành đang chú tâm đến lĩnh vực AI.

Trong khi đó, chi nhánh sản xuất chip của Toshiba – Kioxia Holdings Corp., đã tụt hậu so với các hãng dẫn đầu thị trường là Samsung và SK Hynix, cùng với đó là các cuộc đàm phán để sáp nhập hoạt động kinh doanh bộ nhớ flash với Western Digital đến nay vẫn chưa ngã ngũ.

Trước đó, Bloomberg nhận định quá trình “bán mình” của Toshiba là khá phức tạp. Những nguyên nhân khiến thời gian thương vụ này kéo dài là vấn đề nhạy cảm về công nghệ điện hạt nhân, các ngân hàng chưa sẵn sàng bơm vốn vì lo ngại tình hình kinh tế vĩ mô.

8 năm qua, Toshiba chứng kiến rất nhiều thảm hoạ. Sau vụ sóng thần 2011 khiến nhà máy hạt nhân Fukushima Dai Ichi đóng cửa, năm 2015, tập đoàn đối diện với vụ bê bối kế toán, làm giả số liệu lợi nhuận và dẫn đến việc bị yêu cầu tái cấu trúc công ty.

Sau đó, hãng cũng phải chịu sự thụt lùi lớn trong mảng kinh doanh hạt nhân, dẫn đến khoản lỗ 6,3 tỷ USD, đứng trước nguy cơ bị huỷ niêm yết. Tình hình tồi tệ đến mức Toshiba đã phải bán sạch mảng kinh doanh vốn “hái ra tiền” là sản xuất chip nhớ Kioxia.

Trong nhiều năm qua, Toshiba đã chứng kiến 3 “đời” chủ tịch đến và đi. Đầu năm nay, CEO Goro Yanase đã từ chức để chịu trách nhiệm về các yêu cầu bồi thường từ những khoản chi cho giải trí không phù hợp.

Các nhà hoạt động cũng bắt đầu thảo luận về việc công ty này gặp khó khăn vào năm 2021. Sau đó, Toshiba thông báo kế hoạch chia tách thành 3 công ty, khi dự định trước đó là chia làm 2. CEO ở thời điểm đó đã phải từ chức vì tình hình quá hỗn loạn, sau đó HĐQT bắt đầu mời thầu để thực hiện nỗ lực tư nhân hoá.

Sau nhiều tranh cãi, cuối cùng Toshiba cũng thống nhất bán lại cho JIP. Quỹ này đã tham dự nhiều thương vụ mua lại nổi tiếng, ví dụ như thâu tóm mảng sản xuất máy tính cá nhân Vaio Corp từ Sony Group vào năm 2014.

Các giám đốc điều hành và chủ nợ của Toshiba cho biết việc tư nhân hoá sẽ cho phép Toshiba tập trung vào chiến lược dài hạn hơn. Công ty này có có hoạt động kinh doanh bao gồm nhà máy điện hạt nhân, chất bán dẫn điện, pin và ổ đĩa cứng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Vu Lam | Markettimes  

Toshiba: Chủ tịch bị buộc rời khỏi vị trí và 6 năm liên tiếp bị khủng hoảng

Việc Chủ tịch Toshiba Osamu Nagayama bị các cổ đông nước ngoài loại bỏ khỏi vị trí đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử của tập đoàn Nhật Bản sau 6 năm lao đao vì các vụ bê bối liên tiếp.

Toshiba: Chủ tịch bị buộc rời khỏi vị trí và 6 năm liên tiếp bị khủng hoảng
Chủ tịch Toshiba Osamu Nagayama. Ảnh: Bloomberg.

Ngày 25/6, các cổ đông nước ngoài bỏ phiếu phế truất Chủ tịch HĐQT Toshiba Osamu Nagayama sau cuộc họp kéo dài 3 giờ.

Wall Street Journal dẫn lời nhà phân tích thị trường Masahiro Ichikawa của hãng Sumitomo Mitsui DS Asset Management nhận định sự kiện chấn động này là diễn biến đỉnh điểm của 6 năm hỗn loạn tại tập đoàn điện tử Nhật Bản.

Trong 6 năm qua, danh tiếng của Toshiba chết chìm trong các vụ scandal và sai sót quản trị gây chấn động. Mới nhất là vụ một số lãnh đạo Toshiba hợp tác với chính phủ Nhật Bản để gây sức ép lên các nhà đầu tư muốn cải tổ công ty.

Các nhà điều tra phát hiện một giám đốc Toshiba viết trong email rằng cách tốt nhất để HĐQT xử lý các cổ đông nổi loạn là “đập cho họ một trận nhừ tử”.

“Toshiba không thể tiếp tục hoạt động như hiện tại, vì cả tương lai của công ty cũng như uy tín của văn hóa quản trị Nhật Bản”, Financial Times bình luận.

Từng là biểu tượng công nghệ Nhật Bản.

Toshiba được thành lập vào năm 1875, đến nay đã trải qua 146 năm phát triển. Ban đầu, công ty sản xuất thiết bị máy điện báo, sau đó là vũ khí.

Năm 1939, công ty được đổi tên thành Tokyo Shibaura Electric Company, sau đó cái tên này được rút ngắn thành Toshiba.

Trong những thập niên sau đó, Toshiba trở thành một biểu tượng công nghệ của Nhật Bản.

Tập đoàn này đi tiên phong trong hoạt động sản xuất máy vi tính, tivi và các loại đồ điện tử khác. Các sản phẩm của Toshiba có mặt khắp thế giới và là bằng chứng cho thấy sức mạnh công nghệ đáng ngưỡng mộ của Nhật Bản.

Năm 2015, sóng gió ập đến. Toshiba bị phát hiện làm giả sổ sách tài chính, thổi phồng lợi nhuận của loạt động kinh doanh tới 1,2 tỷ USD trong vòng 7 năm.

Ngay sau đó, CEO Hisao Tanaka buộc phải từ chức. Điều tra cho thấy các đời CEO Toshiba không trực tiếp ép cấp dưới khai khống kết quả kinh doanh, nhưng đặt KPI lợi nhuận cực cao cho các bộ phận.

Họ gửi thông điệp tới lãnh đạo các bộ phận rằng thất bại là điều không thể chấp nhận được.

Trong một số trường hợp, các CEO Toshiba đưa ra mục tiêu kinh doanh quý ở giai đoạn cuối quý, khiến cấp dưới không kịp trở tay. Cuối cùng, các đơn vị kinh doanh dùng chiêu thức làm giả sổ sách để đối phó với cấp trên.

Tiếp đến là kết quả thảm họa của các dự án đầu tư vào năng lượng nguyên tử hồi đầu thập niên 2000.

Năm 2017, Toshiba thừa nhận tập đoàn này lỗ khoảng 9 tỷ USD trong năm tài chính tính đến hết ngày 31/3 vì kết quả kinh doanh tồi tệ của chi nhánh điện hạt nhân tại Mỹ. Sau đó, Toshiba bắt đầu bán một số tài sản quan trọng, bao gồm bộ phận microchip, máy vi tính và tivi.

Sau quãng thời gian khủng hoảng, các cổ đông, bao gồm nhiều nhà đầu tư nước ngoài, muốn Toshiba thay đổi. Ban lãnh đạo công ty cũng tuyên bố muốn “thành lập một nền văn hóa quản trị mới”.

Ba giám đốc độc lập người nước ngoài được đưa vào HĐQT 11 thành viên trong đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019.

Một năm sau, tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2020, các nhà đầu tư kỳ vọng một số lãnh đạo kỳ cựu người Nhật Bản của Toshiba sẽ ra đi.

Sự kiện gây chấn động thương trường Nhật Bản.

Quỹ đầu tư Singapore Effissimo Capital Management – một trong những cổ đông lớn nhất của Toshiba – đề xử 3 ứng viên vào HĐQT công ty. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên là không ai trong số họ được bổ nhiệm.

Effissimo Capital Management yêu cầu ban quản trị Toshiba mở cuộc điều tra độc lập về khả năng gian lận bỏ phiếu trong đại hội đồng cổ đông năm 2020. Tuy nhiên, các lãnh đạo Toshiba kháng cự. Điều tra nội bộ không phát hiện bất cứ điều gì bất thường.

Không đầu hàng, Effissimo Capital Management thuyết phục các cổ đông thông qua một cuộc điều tra độc lập. Đây là sự kiện gây chấn động thương trường Nhật Bản bởi thông thường, các cổ đông nước này luôn đặt niềm tin vào ban quản trị công ty.

Cuộc điều tra độc lập được thực hiện từ năm ngoái và báo cáo điều tra được công bố tuần trước. Kết quả cho thấy ban lãnh đạo Toshiba hợp tác với các quan chức chính phủ để ngăn chặn đại diện cổ đông nước ngoài lên nắm quyền.

Các sếp lớn ở Toshiba cũng bị cáo buộc gây sức ép lên một số cổ đông nước ngoài khác để đảm bảo mọi thành viên HĐQT giữ được ghế.

Bốn thành viên nước ngoài trong HĐQT Toshiba là George Zage III, Ayako Weissman, Paul Brough và Jerry Black khẳng định những cáo buộc trên là cực kỳ nghiêm trọng.

Financial Times bình luận đây là cú đòn nghiêm trọng giáng vào uy tín đã sa sút của Toshiba và đẩy công ty vào khủng hoảng.

Kết quả của cuộc khủng hoảng là Chủ tịch Osamu Nagayama và toàn bộ thành viên ủy ban kiểm toán thuộc HĐQT Toshiba phải ra đi.

Nhà phân tích Shingo Ide của Viện Nghiên cứu NLI nhận định các giám đốc người nước ngoài có thể giúp cải tổ nhiều tập đoàn Nhật Bản.

“Họ không vướng nhiều lợi ích chồng chéo với nội bộ công ty hoặc khách hàng, do đó họ có thể tư duy chiến lược và không bị cảm xúc chi phối. Họ có cách tư duy khác biệt với người Nhật Bản”, chuyên gia Ide nhấn mạnh.

Dù vậy, các chuyên gia khác cho rằng HĐQT mới của Toshiba với nhiều thành viên người ngoại quốc sẽ đối mặt không ít khó khăn khi điều hành tập đoàn khổng lồ đã quá quen thuộc với cách quản trị truyền thống và bảo thủ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips