Skip to main content

Thẻ: Viral Marketing

Outbound Marketing là gì? Lý thuyết về Outbound trong Marketing

Cùng tìm hiểu các nội dung như: Outbound Marketing là gì, sự khác biệt giữa Outbound Marketing và Inbound Marketing là gì, các kỹ thuật Outbound Marketing cùng các nội dung khác.

outbound marketing là gì
Outbound Marketing là gì? Lý thuyết của Outbound trong Marketing

Outbound Marketing là gì? Trong khi kỹ thuật Inbound Marketing tập trung vào việc “kéo và giữ” khách hàng thông qua chiến lược nội dung có giá trị cao cho khách hàng, những gì Outbound Marketing quan tâm là “đẩy” nội dung để chủ động tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích bao gồm:

  • Outbound Marketing là gì?
  • Outbound là gì?
  • Phân biệt Outbound Marketing và Interruption Marketing.
  • Sự khác biệt lớn nhất của Inbound Marketing và Outbound Marketing là gì?
  • Ưu điểm và nhược điểm của chiến lược Outbound Marketing.
  • Cách thức chuyển đổi các nỗ lực Marketing từ Outbound sang Inbound.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Outbound Marketing là gì?

Outbound Marketing là một phương thức làm marketing truyền thống (traditional marketing) trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp chủ động đẩy các nội dung và thông điệp đến các nhóm đối tượng mục tiêu.

Theo góc nhìn này, Outbound Marketing bao gồm tất cả các cách thức tiếp cận marketing một chiều như quảng cáo truyền hình (TV), quảng cáo ngoài trời (OOH), quảng cáo qua radio, email marketing… hay thậm chí là website của thương hiệu.

So với các kỹ thuật Inbound Marketing, Outbound Marketing có phần tốn kém hơn.

Outbound là gì?

Khác với kỹ thuật Inbound, khi thương hiệu tập trung vào các giai đoạn khác nhau như thu hút sự chú ý của khách hàng, làm thích thú hay hài lòng khách hàng và sau đó là tương tác dài hơn với khách hàng.

Kỹ thuật Outbound quan tâm nhiều hơn đến cách thức đẩy các sản phẩm hay dịch vụ của mình ra bên ngoài, tức đến tay khách hàng.

Thay vì tập trung vào các nền tảng giá trị cốt lõi xoay quanh thương hiệu hay trải nghiệm của khách hàng trong Inbound, Outbound quan tâm nhiều hơn vào những gì thương hiệu có và cung cấp.

Outbound Marketing và Interruption Marketing.

Theo một định nghĩa khác của Wikipedia, Outbound Marketing cũng có thể được gọi là Interrruption Marketing, thuật ngữ đề cập đến các cách thức làm marketing truyền thống trong đó thương hiệu liên tục đẩy các nội dung quảng cáo về phía người tiêu dùng.

Sở dĩ được gọi Interrruption (Marketing) là bởi vì, với cách tiếp cận của Outbound Marketing, trong nhiều trường hợp, thương hiệu sẽ làm phiền khách hàng vì họ phải nhận các nội dung không mong muốn.

Khi này, các thương hiệu làm gián đoạn cách mà một người tiêu dùng hay đối tượng mục tiêu suy nghĩ và cảm nhận về thương hiệu cũng như cách thức tương tác của họ.

Những gì thương hiệu hay doanh nghiệp quan tâm khi sử dụng chiến lược Outbound Marketing là bán hàng và có được nhiều doanh số nhất có thể thay vì là trải nghiệm của chính các khách hàng.

Sự khác biệt lớn nhất của Inbound Marketing và Outbound Marketing là gì?

outbound marketing là gì
Outbound Marketing là gì? Sự khác nhau giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing là gì?

Sự khác biệt lớn nhất của 2 phương thức làm marketing này nằm ở cách mà thương hiệu hay doanh nghiệp xây dựng và truyền tải nội dung tới khách hàng.

Thay vì chủ động một chiều đẩy các nội dung và thông điệp bán hàng tới tay khách hàng trong Outbound Marketing, với Inbound Marketing, thương hiệu chọn cách kéo khách hàng ở lại với thương hiệu (tương tác hai chiều) thông qua những nội dung mà khách hàng cần.

Trong một số trường hợp, khi áp dụng Inbound Marketing, thương hiệu sẽ chỉ xuất hiện khi khách hàng cần (SEO).

Môt điểm khác biệt lớn tiếp theo giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing đó là nằm ở cách thương hiệu chuyển đổi khách hàng từ giai đoạn nhận biết đến khi mua hàng.

Như đã phân tích ở trên, các kỹ thuật của Outbound Marketing chủ yếu tập trung vào việc đẩy nội dung, hay nói cách khác thương hiệu chỉ quan tâm đến việc tiếp cận khách hàng vào một thời điểm nhất định.

Với Inbound Marketing, sau lần tiếp tiếp xúc đầu tiên ở giai đoan nhất biết, những người làm marketing tiếp tục xây dựng mối quan hệ với khách hàng trên các điểm chạm khác (Brand Touchpoint), sau đó dần dần chuyển đổi họ thành các khách hàng tiềm năng.

Thông thường, sợi dây liên kết giữa khách hàng với thương hiệu hay lý do quyết định việc khách hàng sẽ tiếp tục ở lại với thương hiệu hay không nằm ở những giá trị mà thương hiệu cung cấp cho khách hàng trong quá trình tương tác.

Ở một góc nhìn khác, có thể xem Outbound Marketing là Push Marketing (cách thức làm marketing tập trung vào việc đẩy nội dung) và Inbound Marketing là Pull Marketing (mục tiêu là hướng tới những gì khách hàng cần và kéo họ về phía thương hiệu).

Có một sai lầm mà không ít các marketer mắc phải khi so sánh giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing đó là họ coi kênh (channel) là điểm quyết định, thực tế là, điểm mấu chốt nằm ở cách thức triển khai hơn là kênh hay nền tảng.

Ví dụ, cùng là nền tảng website hoặc Social Media, tuy nhiên, tuỳ vào cách thức thương hiệu xây dựng giá trị và tương tác với khách hàng, nó có thể thuộc Inbound Marketing hoặc Outbound Marketing.

Ưu điểm và nhược điểm của chiến lược Outbound Marketing.

Cũng giống nhiều cách thức làm marketing khác như Viral Marketing hay Agile Marketing, Outbound Marketing cũng có nhiều các ưu điểm và nhược điểm khác nhau.

Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu hay chiến lược của thương hiệu là gì mà doanh nghiệp có thể lựa chọn các phước thức tiếp cận khác nhau.

Ưu điểm của Outbound Marketing là gì?

Một trong những ưu điểm lớn nhất của Outbound Marketing đó là khả năng tiếp cận khách hàng và xây dựng độ nhận biết thương hiệu trên quy mô lớn.

Vì thương hiệu chọn cách chủ động đẩy thông tin liên tục đến khách hàng thông qua chủ yếu các kênh truyền thông đại chúng (mass/public media), một lượng lớn các khách hàng tiềm năng có thể nhanh chóng nhận được thông điệp của thương hiệu.

Tiếp đó, liên quan đến kỹ thuật dự báo trong marketing, trong khi khách hàng không phải khi nào cũng biết họ cần gì và vào thời điểm nào, việc thương hiệu chủ động đề xuất các lợi ích và giá trị mà thương hiệu đang có có thể làm khách hàng thay đổi hành vi và hành động của họ sau đó.

Ngoài ra, Outbound Marketing còn có một loạt các ưu điểm khác như: dễ thực thi hơn, dễ nhắm mục tiêu hơn hay nhanh mang lại kết quả hơn.

Nhược điểm của Outbound Marketing là gì?

Bên cạnh các ưu điểm nổi trội, Outbound Marketing cũng có không ít các hạn chế.

Hạn chế hay nhược điểm lớn nhất đầu tiên là về mặt ngân sách. So với Inbound Marketing hay các cách thức làm marketing khác, Outbound Marketing có nhiều phần tốt kém hơn.

Vì có thể tiếp cận tức thời một lượng đối tượng mục tiêu lớn, thương hiệu phải chi trả nhiều tiền hơn cho các chiến dịch, đây cũng là lý do tại sao Outbound Marketing thường không phải lựa chọn thông minh với các doanh nghiệp nhỏ.

Một thách thức tiếp theo với các doanh nghiệp khi sử dụng Outbound Marketing đó là khả năng giữ chân và tương tác với khách hàng trong dài hạn.

Trong khi các thương hiệu chủ động đẩy các thông điệp một chiều đến khách hàng mà không có các nội dung, công cụ hay nền tảng để tiếp tục níu chân khách hàng ở lại lâu hơn sau đó, thông thường, điểm tiếp xúc giữa khách hàng với thương hiệu là rất ít.

Ngoài ra, như những lý do đã phân tích ở trên, chi phí để có được một khách hàng mới (CAC) trong Outbound Marketing sẽ cao hơn so với Inbound Marketing hoặc các chiến lược marketing khác.

Khó đo lường hiệu quả hơn cũng là một khó khăn với Outbound Marketing.

Cách thức chuyển đổi các nỗ lực Marketing từ Outbound sang Inbound.

Thay vì liên tục làm phiền khách hàng bằng các kỹ thuật của Outbound Marketing, các thương hiệu có thể chọn cách dịch chuyển sang Inbound Marketing hoặc sử dụng kết hợp cả hai.

Như đã phân tích ở trên, vì thứ quyết định Inbound hay Outbound không nằm ở kênh hay nền tảng mà nằm ở cách thương hiệu xây dựng và phát triển nó.

Một trong những tư duy đầu tiên mà doanh nghiệp cần có khi chuyển đổi chiến lược là bắt đầu mọi thứ từ góc nhìn của khách hàng, tập trung vào các trải nghiệm khách hàng.

outbound marketing là gì
Outbound Marketing là gì? Cách chuyển từ Outbound Marketing sang Inbound Marketing.

Để có thể đảm bảo rằng mình đang sử dụng chiến lược Outbound trong các cách thức tiếp cận marketing, thương hiệu có thể áp dụng mô hình A-E-D.

Mô hình AED cũng có phần tương tự các mô hình phễu bán hàng (Sales Funnel), nơi thương hiệu sẽ liên tục tương tác với khách hàng trong các giai đoạn khác nhau của hành trình mua hàng.

Khi áp dụng chiến lược này, thương hiệu hiểu rằng họ sẽ cần phải cung cấp các nội dung với các giá trị khác nhau ở từng giai đoạn khác nhau từ giai đoạn nhận biết hay thu hút sự chú ý đến giai đoạn cuối cùng là tương tác và bán hàng.

Content Mapping là một kỹ thuật thông minh thương hiệu có thể sử dụng.

Trong khi đối với những người tiêu dùng trong giai đoạn nhận biết, các phương tiện truyền thông mạng xã hội và quảng cáo có thể đóng vai trò quyết định, ở các giai đoạn kế tiếp, các công cụ tìm kiếm hay website của thương hiệu có phần quan trọng hơn.

Trong quá trình này, content marketing và SEO cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc giữ chân và làm hài lòng khách hàng .

Cuối cùng, tư duy làm Inbound Marketing, cũng chính là điểm tách biệt nó khỏi Outbound Marketing đó là không ngừng tương tác với khách hàng và gặp gỡ họ ở nhiều điểm chạm nhất có thể trong suốt hành trình mua hàng.

Một số câu hỏi thương hiệu có thể sử dụng để thấu hiểu khách hàng của mình hơn như:

  • Khách hàng mục tiêu hay lý tưởng của thương hiệu là ai?
  • Nỗi đau lớn nhất của họ là gì và họ cần gì từ thương hiệu?
  • Mục tiêu của khách hàng trong từng giai đoạn trong suốt hành trình mua hàng là gì?
  • Đâu là những giá trị cá nhân mà khách hàng đang hướng tới?
  • Và vô số các câu hỏi khác.

Kết luận.

Trong khi bất cứ cách thức tiếp cận marketing nào, dù cho đó là Inbound hay Outbound Marketing, chúng cũng có các ưu và nhược điểm nhất định.

Tuỳ thuộc vào mục tiêu của thương hiệu là gì, hay trong từng các giai đoạn kinh doanh khác nhau, đồng thời hiểu Outbound Marketing là gì, thương hiệu có thể lựa chọn các chiến lược khác nhau sao cho phù hợp.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nguồn: MarketingTrips

Viral Marketing là gì? Những nền tảng của Viral Marketing

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các nội dung như: viral marketing là gì, các yếu chính cấu thành một chiến dịch viral marketing thành công là gì, những ví dụ kinh điển về các chiến dịch viral marketing trên thế giới và hơn thế nữa.

viral marketing là gì
Viral Marketing là gì?

Viral Marketing là gì? Viral Marketing là một phương thức làm marketing trong đó các marketer sử dụng các yếu tố như truyền miệng hay mạng xã hội để lan truyền nhanh chóng một nội dung gì đó.

Các nội dung được MarketingTrips đề cập trong bài:

  • Viral Marketing là gì?
  • Một vài điểm lưu ý chính về Viral Marketing bạn cần hiểu.
  • Thấu hiểu khái niệm Viral Marketing là gì?
  • Những ưu điểm và nhược điểm của Viral Marketing.
  • Các nền tảng căn bản của Viral Marketing là gì?
  • Một số câu hỏi phổ biến liên quan đến khái niệm Viral Marketing.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Viral Marketing là gì?

Viral Marketing là một phương thức làm marketing trong đó các marketer sử dụng các yếu tố như truyền miệng hay mạng xã hội để lan truyền nhanh một nội dung gì đó.

Mục đích của Viral Marketing là tìm cách lan truyền càng nhanh càng tốt những thông tin chủ yếu là về các sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu từ người này sang người khác với mục tiêu sau cùng có thể là độ nhận biết thương hiệu hoặc doanh số bán hàng.

Internet và truyền miệng (WOM) là hai môi trường lan truyền chính của các chiến dịch Viral Marketing.

Một vài điểm lưu ý chính về khái niệm Viral Marketing bạn cần hiểu.

  • Viral Marketing là một kỹ thuật bán hàng liên quan đến việc những thông tin hay nội dung được truyền miệng hoặc phân phối tự nhiên (organic distribution) về một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.
  • Internet và sự ra đời của các phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media) đã làm gia tăng đáng kể số lượng các thông điệp được lan truyền dưới dạng meme, lượt chia sẻ, lượt thích và chuyển tiếp (forwards).
  • Trong khi một số chiến dịch marketing cố gắng kích hoạt tính lan truyền, trong nhiều trường hợp những gì được lan truyền vẫn còn là một bí ẩn.
  • Một khi điều gì đó được lan truyền (viral), đó là một cách dễ dàng, nhanh và tiết kiệm nhất để khiến một thông điệp trở nên phổ biến trên các cộng đồng khác nhau.
  • Viral Marketing thông thường có thể làm tăng phạm vi tiếp cận của thương hiệu và cuối cùng là khách hàng tiềm năng và doanh số, đó là những gì nó có thể mang lại.

Thấu hiểu khái niệm Viral Marketing là gì?

Trong phạm vi của Viral Marketing, Viral hay “lan truyền” là khái niệm đề cập đến một thứ gì đó có sức lan tỏa nhanh chóng và rộng rãi trên toàn bộ hoặc nhiều nhóm đối tượng mục tiêu (target audience).

Viral Marketing hay tiếp thị bằng hình thức lan truyền là một hoạt động kinh doanh hay marketing có chủ ý, mặc dù việc phân phối thông điệp sẽ được diễn ra một cách tự nhiên.

Theo cách hiểu này, các nền tảng mạng xã hội đóng vai trò cung cấp hệ sinh thái hoàn hảo cho tiếp thị lan truyền, mặc dù nó có nguồn gốc từ tiếp thị truyền miệng truyền thống (traditional word of mouth).

Mặc dù phương thức marketing này đã được sử dụng rộng rãi từ đầu những năm 2000, khi các doanh nghiệp internet mới được tạo ra với số lượng cực lớn, nó vẫn còn phổ biến cho đến tận hôm này với các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình B2C hoặc C2C.

Các nền tảng mạng xã hội phổ biến toàn cầu như YouTube, Twitter, Instagram, Snapchat hay Facebook đã góp phần không nhỏ vào việc kích hoạt các nỗ lực Viral Marketing hiện đại và gia tăng hiệu quả của chúng.

Những ưu điểm và nhược điểm của Viral Marketing.

Ưu điểm của Viral Marketing là gì?

Viral Marketing cho phép doanh nghiệp thực hiện những cách tốt hơn để tiếp thị các sản phẩm tới một nhóm đối tượng lớn hơn, những người mà nhiều khi sẽ không được nhắm mục tiêu với các chiến dịch quảng cáo có trả phí khác.

Chính phạm vi tiếp cận mở rộng này cho phép họ có thể thâm nhập vào các thị trường mới một cách nhanh chóng hơn đồng thời tệp khách hàng mới cũng được tăng lên.

Khi được thực hiện một cách sáng tạo, các doanh nghiệp có thể kích hoạt các phản ứng lan truyền (viral responses).

Một trong những ví dụ kinh điển về Viral Marketing là cuộc chiến giữa hai gã khổng lồ thức ăn nhanh Burger KingMcDonald’s.

viral marketing là gì
Viral Marketing là gì – Hình ảnh chiếc bánh móc meo của Burger King.

Để đáp lại lời khẳng định của McDonald’s rằng bánh mì kẹp thịt của họ không hề bị phân hủy (do sử dụng nhiều chất bảo quản), Burger King đã sử dụng hình ảnh của một “chiếc bánh mốc meo” để chứng minh cho chất lượng sản phẩm của mình.

Burger King khẳng định rằng họ chỉ sử dụng các nguyên liệu tươi và không hề có chất bảo quản, nhằm mang lại một sản phẩm tốt hơn và lành mạnh hơn cho khách hàng của mình.

Nói về ngân sách thực hiện, khoản chi phí dành cho Viral Marketing chỉ bằng một phần nhỏ so với các chiến dịch quảng cáo truyền thống. Và quảng cáo khi này về cơ bản là miễn phí khi người tiêu dùng sẵn sàng chia sẻ những trải nghiệm tích cực của họ về các sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu.

Bởi vì internet cho phép người dùng chia sẻ nội dung một cách dễ dàng và nhanh chóng, tiếp thị lan truyền cũng có thể được kích hoạt và phát triển theo cấp số nhân.

Nhược điểm của Viral Marketing là gì?

Mặc dù như đã phân tích ở trên, bản thân Viral Marketing có rất nhiều lợi thế, tuy nhiên ở một góc nhìn ngược lại, Viral Marketing vẫn ẩn chưa nhiều nhược điểm hay bất lợi nếu các phản hồi của người tiêu dùng là tiêu cực sau một chiến dịch nào đó.

Vì người tiêu dùng có xu hướng chia sẻ những tin tức tiêu cực thường xuyên hơn những tin tức tích cực và các nghiên cứu cho thấy mọi người có phản ứng cảm xúc mạnh mẽ hơn với những tin tức tiêu cực.

Viral tiêu cực có thể làm sụp đổ nhanh chóng hình ảnh của một thương hiệu.

Trong khi sẽ không mấy dễ dàng để đo lường tác động của các chiến dịch tiếp thị lan truyền vì rất khó để xác định xem liệu khách hàng tiềm năng hay doanh số bán hàng có được tăng thêm từ nó hay không, mỗi doanh nghiệp khác nhau có một cách đo lường khác nhau.

Các nền tảng căn bản của Viral Marketing là gì?

Khi nói đến thuật ngữ Viral Marketing, dù cho mục tiêu của doanh nghiệp là gì, đó là cố ý hay tình cờ, sẽ có 3 nền tảng chính cấu thành nên Viral Marketing: thông điệp (nội dung), người đưa tin hay người gửi thông điệp và môi trường.

Để có thể xây dựng nên một chiến dịch tiếp thị lan truyền thành công, mỗi một yếu tố nói trên đều cần được thực hiện một cách hoàn hảo nhất.

Các chiến dịch Viral Marketing có thể được xây dựng bởi bất kỳ quy mô doanh nghiệp nào và nó có thể hoạt động độc lập hoặc là một phần của một chiến lược truyền thông hay marketing lớn hơn.

Các chiến dịch này có thể sử dụng các vật liệu nội dung mang tính giải trí như video, trò chơi, hình ảnh, email, tin nhắn văn bản hay các sản phẩm miễn phí để thu hút cảm xúc của người dùng hoặc người xem, giúp họ có thể tiêu thụ nội dung một cách nhanh hơn.

Ngoài ra, các chiến dịch Viral marketing thành công cũng thường dựa vào sự trợ giúp của những người có ảnh hưởng (influencer marketing), họ vốn là những chuyên gia, những người có một số lượng lớn người hâm mộ (fans).

Có một điểm mà những người làm marketing phải lưu ý thêm đó là các phương tiện truyền thông mạng xã hội cũng có thể khiến các nỗ lực tiếp thị lan truyền trở nên vô nghĩa hoặc sai lầm, không những các thông điệp được hiểu sai, chúng còn được xem là tin rác.

Thành công của Viral Marketing một lần nữa rất khó đo lường.

Một số câu hỏi phổ biến liên quan đến khái niệm Viral Marketing.

  • Viral Marketing trong tiếng Việt có nghĩa là gì?

Trong tiếng Việt, Viral Marketing có thể được hiểu là Tiếp thị lan truyền hoặc Tiếp thị truyền miệng, là một cách thức làm Marketing trong đó người làm marketing cố tình thúc đẩy các nội dung được chia sẻ rộng rãi (một cách miễn phí) trong cộng đồng.

  • Bằng cách nào tôi có thể khiến cho thương hiệu của mình ‘Go Viral’?

Trong khi có rất nhiều cách để khiến một thương hiệu được lan truyền. Bạn hãy chú ý đến yếu tố cảm xúc vì chúng là động lực thúc đẩy tiếp thị lan truyền.

Thay vì tỏ ra trung lập, bạn nên đứng hẳn về một quan điểm nào đó. Hãy sáng tạo và đừng tạo ra những quảng cáo truyền thống.

Ngoài ra kể chuyện cũng là một chiến thuật thông minh để khiến các thông điệp dễ lan truyền hơn, cuối cùng, hãy đảm bảo rằng nội dung của bạn dễ dàng được chia sẻ và tiếp nhận phản hồi.

  • Seeding có ý nghĩa là gì trọng phạm vi của Viral Marketing?

Seeding là một kỹ thuật marketing trong đó các thương hiệu “chủ động” phân phối các nội dung mà họ cho rằng người dùng sẽ bị ảnh hưởng.

Trong phạm vi của Viral Marketing, Seeding đóng vai trò là chất xúc tác, là “điểm bùng phát” của nội dung, những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội thường được chọn làm “hạt giống” để truyền bá và thúc đẩy lượng tương tác.

  • Các bước để bắt đầu một chiến dịch tiếp thị lan truyền là gì?

Đầu tiên, hãy xác định mục đích của việc lan truyền. Bạn đang tìm cách cải thiện hình ảnh thương hiệu của mình hay nâng cao nhận thức về thương hiệu hay doanh số bán hàng?

Sau đó, hãy tìm hiểu thêm về đối tượng mục tiêu của bạn.

Nội dung bạn muốn lan truyền cần được tối ưu về mặt định dạng để nó có thể được chia sẻ dễ dàng và nhanh chóng.

Và cuối cùng, sử dụng các xu hướng và thẻ hashtag để quảng cáo nội dung vì chúng sẽ thu hút được sự chú ý lớn hơn của các nhóm đối tượng mục tiêu.

Kết luận.

Như đã phân tích, trong khi Viral Marketing là một chiến thuật thông minh để xây dựng thương hiệu và phát triển các hoạt động kinh doanh, vì nó ẩn chứa nhiều ưu và nhược điểm khác nhau, những gì bạn cần làm là dự báo tất cả các phương án có thể xảy ra sau khi chiến dịch được khởi chạy.

Hiểu viral marketing là gì theo đó là một trong những yêu cầu cơ bản nhất.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Bài học Marketing từ Squid Game: Chọn Viral Marketing hay Advertising

Sức hút từ Squid Game mang tới những bài học quý báu về Marketing mà bất kỳ thương hiệu nào cũng có thể tận dụng để tăng doanh thu. Chọn Viral Marketing hay Advertising?

bài học marketing từ squid game
Bài học Marketing từ Squid Game: Chọn Viral Marketing hay Advertising

Được xem là một trong những bộ phim có doanh số cao nhất mọi thời đại, thành công từ Squid Game gắn liền với các chiến lược hay bài học đắt giá cho người làm marketing.

Sau vài tuần lên sóng Netflix, loạt phim Squid Game (tựa đề tiếng Việt: Trò chơi con mực) đã mang lại hiệu ứng lan truyền trong cộng đồng.

Nói về bối cảnh ra đời, Squid Game phát sóng khi số lượng người dùng mạng xã hội đang hoạt động ở mức cao nhất lịch sử, các nội dung đem đến cho khán giả trở nên độc lập hơn. Điều này tạo cơ hội cho các thương hiệu vừa và nhỏ dễ dàng tỏa sáng.

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các dịch vụ phát trực tuyến khiến người dùng có thể xem nội dung dễ dàng mà không cần tới kênh truyền hình với lịch xem cố định như “Game of Thrones” (tựa đề tiếng Việt: “Trò chơi vương quyền”).

Mặt khác, Squid Game hầu như không được truyền thông hay marketing ở Mỹ trước khi ra mắt công chúng như các chương trình Netflix lớn khác; trước đó, kịch bản bộ phim được viết từ khoảng 2009 nhưng không ai muốn tạo ra một câu chuyện phi thực tế và bạo lực.

Nhưng, bộ phim vẫn trở thành chủ đề của năm 2021 và nổi tiếng nhờ sự kết hợp giữa may mắn và thời điểm ra mắt hoàn hảo.

Trước thành công của Squid Game, ông Pierre Subeh, một doanh nhân, tác giả kiêm nhà xuất bản, đã đúc kết 3 bài học quan trọng về marketing từ bộ phim.

Tiếp thị truyền miệng thành công hơn là đổ đống tiền vào quảng cáo.

Tiếp thị truyền miệng (Viral Marketing) được coi là một kỹ thuật cổ điển mọi thời đại và có thể tìm thấy ở bất kỳ cuốn sách marketing 100 tuổi nào.

Kỹ thuật này hoạt động như một yếu tố tối thiểu trong bất kỳ chiến lược marketing, nhưng đối với Squid Game, đây là yếu tố hàng đầu trong hoạt động quảng cáo.

Thực tế, thật không may là các công ty tiếp thị không thể mua hoặc đảm bảo thông tin truyền miệng, vì vậy họ thường được thực hiện một cách tự nhiên.

Nhưng, bằng phương tiện truyền thông xã hội, các công ty có thể tiếp cận với các thương hiệu, doanh nghiệp nhằm kích hoạt làn sóng xu hướng thông qua phương thức truyền miệng.

Ông Subeh lấy ví dụ: “Tôi nghe kể về Squid Game từ những người bạn của tôi, họ không thể ngừng nói về nó, nhưng điều đó vẫn chưa thuyết phục tôi xem bộ phim.

Khi mở điện thoại ra và thấy vô số meme tràn ngập thông tin về bộ phim trên Twitter, Facebook, Instagram và cả TikTok, tôi đã dừng lại một giây và phải thử xem chương trình.

Một chương trình truyền hình đi kèm với các xu hướng và meme dẫn đến một điều chắc chắn rằng nó gần như buộc bạn muốn xem để dễ dàng kết nối với cộng đồng và hiểu được những chuyện cười họ đang kể”.

Ông Subah cho biết Netflix thậm chí đã đầu tư vào một số hoạt động marketing cho loạt phim này nhưng không thực sự thu hút nhiều sự chú ý.

Subah kết luận rằng không có chiến dịch quảng cáo có trả phí (Paid Media) nào, ở bất kỳ quy mô nào, có thể đạt được thành công mà Squid Game đạt được chỉ bằng cách truyền miệng và tâm lý ủng hộ bộ phim.

bài học marketing từ squid game

Khi thương hiệu có xu hướng TikTok lan truyền, chắc chắn sẽ thành công.

Theo nhận định của ông Subah, TikTok không chỉ định hình lại cách thương hiệu tiếp cận khán giả của mình mà còn đặt ra một tiêu chuẩn mới về việc các công ty nên làm sao để tiếp cận người dùng.

Ngày nay, người ta có thể chấp nhận một thương hiệu lớn bình luận về bài đăng mà không cần tỏ ra chuyên nghiệp.

Thực tế, các thương hiệu tiếp cận người dùng một cách thân mật trên nền tảng sẽ nhận được nhiều lời khen ngợi và sự chú ý hơn. Việc này dẫn đến số lần hiển thị miễn phí cao hơn.

Đơn cử như ứng dụng hẹn hò Tinder nhận được rất nhiều lần hiển thị chỉ bằng việc bình luận nội dung hài hước liên quan đến các mối quan hệ.

Giờ đây, các thương hiệu chuyên nghiệp muốn họ trở nên có sự kết nối sâu sắc hơn thay vì duy trì một ngữ điệu nghiêm túc nào đó.

Đối với Squid Game, bộ phim đã thu hút một lượng lớn sức hấp dẫn trên nền tảng xã hội và gần như hình thành một nhóm người xem ủng hộ và chia sẻ những câu chuyện cười bên lề.

Lợi thế cho Squid Game là cách duy nhất để hiểu những câu chuyện cười đang lan truyền trên mạng xã hội là xem bộ phim này.

Điều đó tốt cho chiến lược marketing, làm cho chúng trở nên độc đáo và cụ thể để biến khán giả trở thành những người ủng hộ cho câu chuyện.

Không thể biết người dùng thực sự muốn gì đến khi họ cho chúng ta thấy.

Squid Game được lan truyền rộng rãi chỉ khi người dùng thực sự xem bộ phim này. Ngoài ra, đây là thời điểm hoàn hảo để phát hành một chương trình như vậy vì khán giả đã chán những chương trình kiểu “copy-paste” xuất hiện tràn lan trên các nền tảng phát trực tuyến.

Bài học thứ ba và quan trọng nhất mà chương trình này đem lại đó là chúng ta thực sự không thể đoán trước được người dùng muốn thứ gì tiếp theo cho đến khi họ cho chúng ta thấy.

Nghe có vẻ triết lý nhưng thực tế là đôi khi chúng ta không thực sự biết mình muốn gì cho đến khi được cung cấp thứ mà sau đó chúng ta mới nhận ra đây là điều mình muốn.

Ông Subeh giải thích rõ hơn thông qua một ví dụ: “Khi đến bất kỳ cửa hàng McDonald’s nào, bạn sẽ được chào đón bằng những bức ảnh lớn gây sự chú ý về các món ăn – thứ mà bạn không thực sự biết là bạn muốn hoặc thèm khi vào cửa hàng”.

Điều này chứng tỏ rằng không phải lúc nào chúng ta cũng tuân theo quy chuẩn thông thường mà phải phụ thuộc vào dữ liệu lịch sử để biết điều gì tiếp theo.

Ông Subah gợi ý rằng các doanh nghiệp đổi mới phải luôn cân nhắc việc chấp nhận rủi ro có tính toán với các chiến lược marketing của mình.

Cuối cùng, ông Subeh đúc kết lại rằng Squid Game đã xác định lại ranh giới của một chương trình truyền hình, cách mạng hóa cách khán giả xem và tương tác với nội dung.

“Nội dung thông thường có thể thu hút sự chú ý tầm thường của doanh nghiệp bạn, nhưng một nội dung thực sự mạnh mẽ, hấp dẫn và mới mẻ có thể khiến bạn lan truyền, dẫn đến nhiều hoạt động marketing miễn phí”, ông Subeh chia sẻ.

Bài học thành công về marketing từ Squid Game là một trong những câu chuyện đầy cảm hứng cho những người làm marketing khi tiếp cận tiếp thị truyền miệng.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Buzz Marketing là gì? Nguyên lý hoạt động của Buzz Marketing

Cùng tìm hiểu toàn diện các nội dung về Buzz Marketing như: Buzz Marketing là gì? Một số ví dụ về Buzz Marketing, các chiến lược Buzz Marketing trong thực tế, mối quan hệ giữa Buzz Marketing và Social Media Marketing là gì? và hơn thế nữa.

buzz marketing
Buzz Marketing là gì ? Nguyên lý và cách thức hoạt động của Buzz?

Buzz Marketing là một chiến thuật hay thuật ngữ trong phạm vi của Viral Marketing, nó tập trung vào sức mạnh mà những gì tính lan truyền và truyền miệng có thể mang lại. Mặc dù thuật ngữ này xuất hiện khá phổ biến, hiểu về nó một cách đầy đủ lại là một chuyện khác.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips đề cập trong bài:

  • Buzz Marketing là gì?
  • Vai trò của Buzz Marketing với thương hiệu là gì?
  • Buzz Marketing được bắt đầu như thế nào.
  • Buzz Marketing và Social Media Marketing.
  • Một vài chiến lược Buzz Marketing phổ biến tại Việt Nam và thế giới là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Buzz Marketing là gì?

Buzz Marketing là một chiến thuật (Tactics) của tiếp thị lan truyền (Viral Marketing), tập trung vào việc tối đa hóa tiềm năng lan truyền hay truyền miệng của thông điệp trong một chiến dịch marketing.

Thông qua các cuộc trò chuyện liên tục giữa gia đình và bạn bè của người tiêu dùng hoặc các cuộc thảo luận quy mô lớn trên các nền tảng truyền thông xã hội, các thương hiệu hay doanh nghiệp có thể thúc đẩy mức độ nhận biết về thương hiệu hoặc doanh số bán hàng.

Buzz Marketing có thể được sử dụng bằng tên gọi khác là Buzz, tức đề cập đến những tiếng vang (âm thanh) hay những cảm giác phấn khích (Theo dictionary), rầm rộ và liên tục diễn ra.

Buzz có thể được tạo ra bởi các hoạt động marketing có chủ đích của người làm thương hiệu hoặc nó có thể là kết quả tự nhiên của một sự kiện độc lập nào đó thông qua các nền tảng truyền thông mạng xã hội (social media).

Buzz Marketing ban đầu được gọi là tiếp thị truyền miệng (khi các yếu tố công nghệ và kỹ thuật số chưa phát triển), tuy nhiên trong bối cảnh hiện đại, khi các nền tảng mạng xã hội và Digital Marketing phát triển mạnh mẽ, nó được chuyển thành Buzz Marketing.

Buzz Marketing là một phần của ngành Marketing rộng lớn, bạn có thể xem marketing là gì để thấu hiểu về ngành.

Vai trò của Buzz Marketing với thương hiệu là gì?

Bằng cách khiến người tiêu dùng nói nhiều và liên tục về các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ, các doanh nghiệp sử dụng Buzz Marketing như một phương thức để tăng cường nhận thức của họ, điều cuối cùng sẽ mang lại lưu lượng truy cập và doanh số cho thương hiệu.

Cũng tương tự như Viral Marketing, Buzz Marketing cũng ít tốn kém hơn so với các phương thức marketing hay quảng cáo có trả phí khác vì nó chủ yếu dựa trên yếu tố sáng tạo và mới mẻ thay vì chỉ đơn giản là chủ động phân phối nội dung trực tiếp đến người dùng.

Buzz Marketing được bắt đầu như thế nào.

Buzz Marketing trực tuyến thường được thúc đẩy bởi những người có ảnh hưởng (Influencer, KOL, KOCs…) hoặc những người đầu tiên sử dụng sản phẩm, những người sẵn sàng chia sẻ suy nghĩ của họ về sản phẩm và chủ động bắt đầu các cuộc trò chuyện mới.

Những người này thường đã thiết lập sự hiện diện trực tuyến và có lượng theo dõi (Follow, Fan) lớn trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội như Facebook và TikTok đồng thời có quyền lực và ảnh hưởng đối với nhóm theo dõi của họ.

Ý kiến ​​của người ảnh hưởng được chú ý dễ dàng hơn và có thể có tác động tích cực đến doanh số và nhận thức về sản phẩm.

Các nhà tiếp thị nhằm mục đích tập hợp những người có ảnh hưởng này để xây dựng tiếng vang cho sản phẩm của họ.

Một số marketer nhắm mục tiêu đến những người được gọi là “người kết nối” hoặc những người nổi tiếng, những người vốn đã thiết lập được một mức độ tín nhiệm nhất định với cộng đồng của họ.

Các nhà tiếp thị đang tìm kiếm một bước nhảy lớn về nhận thức cho một sản phẩm sẽ tìm kiếm các “người kết nối”, nhằm mục đích tạo ra một cú hích (Hit) ngay lập tức liên quan đến xã hội.

Buzz Marketing và Social Media Marketing.

Trong khi vẫn có không ít sự nhầm lẫn, Social Media Marketing và Buzz Marketing là hai khái niệm khác nhau, vậy sự khác biệt đó là gì?

Social Media Marketing hay tiếp thị truyền thông xã hội là một thành phần chính của Buzz Marketing. Facebook và TikTok là hai trong số các nền tảng truyền thông xã hội chính mà các thương hiệu hiện đang cố gắng duy trì sự hiện diện của họ.

Sử dụng những hình thức này và các trang truyền thông xã hội nhỏ hơn, các doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng, nhận phản hồi, giải quyết các vấn đề hoặc mối quan tâm và quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ.

Chuẩn bị một tập hợp những nội dung phong phú có thể chia sẻ và tích lũy được nhiều lượt theo dõi trên các trang mạng xã hội này cho phép người tiêu dùng có đủ thông tin cần thiết trực tiếp từ doanh nghiệp và quan trọng hơn là cho phép doanh nghiệp có được một cuộc đối thoại trong thời gian thực (Real Time) để tạo ra một “Không gian” nơi khách hàng cảm thấy họ có giá trị và được phản hồi.

Các chiến lược Buzz Marketing trực tuyến khác bao gồm việc tranh thủ sự giúp đỡ của các blogger có ảnh hưởng để tạo ra một sự khuấy động hay tiếng vang nhất định.

Các thương hiệu thường xuyên cho phép các blogger hoặc các phương tiện truyền thông thử một sản phẩm trước khi phát hành để đổi lấy một “review” nào đó về sản phẩm.

Sử dụng các diễn đàn trang web để tạo tiếng vang và tạo cộng đồng khách hàng kết nối các câu lạc bộ fan hâm mộ, bảng tin và các nhóm khác cũng là những ví dụ về cách các doanh nghiệp tạo ra các Buzz Marketing trực tuyến.

Buzz Marketing là một cách tiếp cận khác so với các kỹ thuật như Outbound Marketing hoặc tiếp thị đại chúng (Mass Marketing) từ các quảng cáo trên TV, đài phát thanh (Radio) và in ấn (Print Ads).

Trong khi với Outbound Marketing, các thương hiệu nhằm mục đích phổ biến thông điệp của họ đến càng nhiều người càng tốt với hy vọng rằng một số ít sẽ trở nên quan tâm.

Buzz Marketing phụ thuộc vào sức mạnh của thông điệp cá nhân trực tiếp hơn là thông điệp quảng bá chung chung và giả định rằng truyền miệng có trọng lượng hơn với người tiêu dùng vì nó được coi là “không thiên vị”, nó đến từ những người họ tin tưởng và không chỉ đơn giản là trực tiếp từ thương hiệu.

Sự xuất hiện sớm của Buzz Marketing trực tuyến, chẳng hạn như quảng cáo bật lên (Pop-up Ads), quảng cáo banner và tiếp thị qua email…vốn đã từng bị cho phiền toái đối với khách hàng khi các thông điệp được hiển thị “không mục đích”.

Các doanh nghiệp cũng có nguy cơ không thể kết nối các chiến dịch của họ với chính thương hiệu hoặc sản phẩm; việc chỉ tạo ra một phần nội dung khiến mọi người thảo luận về nó sẽ không có ý nghĩa gì nếu mọi người không thể xác định nội dung đó với chính doanh nghiệp đã tạo ra nội dung.

Các ví dụ Buzz Marketing khác bao gồm các chiến lược tập trung vào một cái gì đó hài hước, gây tranh cãi, bất thường hoặc thái quá, hy vọng sẽ đánh bật được yếu tố cảm xúc và khiến mọi người nói về nó, chia sẻ nó qua phương tiện truyền thông xã hội.

Các doanh nghiệp sau đó sẽ cố gắng tận dụng sự phổ biến của nội dung bằng cách quảng bá sản phẩm trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội, thông qua việc tạo ra các hashtag với hy vọng có thể biến chúng trở thành một chủ đề mang tính xu hướng.

Một vài chiến lược Buzz Marketing phổ biến tại Việt Nam và thế giới là gì?

Chiến dịch tạo Buzz Marketing của Điện Máy Xanh.

Với hình thức quảng cáo mới lạ “chưa từng thấy trước đó”, video quảng cáo của Điện Máy Xanh đã thu hút hơn 400 nghìn bài viết và thảo luận, hơn 3,4 triệu lượt tương tác với hơn 300 nghìn người tham gia chia sẻ và thảo luận về TVC này trên Social Media.

Chiến dịch tạo Buzz Marketing của Old Spice.

Old Spice là thương hiệu của Mỹ, chuyên về chăm sóc sắc đẹp nam, bao gồm các sản phẩm như: chất khử mùi – ngăn mồ hôi, dầu gội, sữa tắm và xà phòng. Hãng là công ty con của gã khổng lồ ngành FMCG, Procter & Gamble (P&G).

Vào những năm 1930, Old Spice là một trong những thương hiệu mang tính biểu tượng, tuy nhiên sau nhiều năm không có bất cứ sự đổi mới hay đột phá nào, thương hiệu dần trở nên “lu mờ” trên thị trường so với các sản phẩm khác của đối thủ.

Vào năm 2010, nhằm mục tiêu “come back” và tái định vị thương hiệu, Old Spice đã triển khai chiến dịch khai thác kỹ thuật Buzz Marketing mang tên “The Man Your Man Could Smell Like”, ngụ ý nói rằng “một người đàn ông có thể có rất nhiều thứ mùi khác nhau” và Old Spice có thể thôi bay tất cả những thứ mùi “kinh dị” đó và chỉ để lại mùi “Đàn ông” đích thực trên cơ thể.

Chiến dịch thu hút hơn 60 triệu lượt xem trên YouTube và là một trong những chiến dịch thành công nhất áp dụng chiến lược Buzz Marketing.

Kết luận.

Trong bối cảnh khi các nền tảng mạng xã hội đang phát triển nhanh chóng và dần trở thành nơi giao tiếp chính của nhiều người, việc hiểu được khái niệm buzz marketing là gì, cách thức hoạt động của nó cũng như những gì mà nó có thể mang lại cho thương hiệu được xem là kim chỉ nam để thúc đẩy sự tăng trưởng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips