Skip to main content

Thẻ: Xu hướng tiêu dùng

Kantar: Top 5 xu hướng công nghệ tiêu dùng năm 2024

Dựa trên phân tích chi tiết về hành vi của người tiêu dùng trong 6 danh mục công nghệ khác nhau trên 20 thị trường toàn cầu, Kantar mới đây đã công bố các xu hướng công nghệ tiêu dùng (Consumer Tech) sẽ phát triển trong năm 2024, việc hiểu và nắm bắt sớm các xu hướng có thể giúp doanh nghiệp sớm trang bị và sẵn sàng nhiều hơn khi bước sang năm mới.

Kantar: Top 5 xu hướng công nghệ tiêu dùng (Consumer Tech) năm 2024
Kantar: Top 5 xu hướng công nghệ tiêu dùng (Consumer Tech) năm 2024

Dưới đây là chi tiết các xu hướng có trong Top 5 xu hướng công nghệ tiêu dùng (Consumer Tech) năm 2024 từ Kantar.

1. Xu hướng công nghệ tiêu dùng 1 năm 2024: Nỗi lo lạm phát của người tiêu dùng sẽ giảm khi các khoản chi phí cao hơn dần được bình thường hóa.

Trong bối cảnh suy thoái, nhiều người tiêu dùng tại nhiều quốc gia trên toàn cầu đang hạn chế các khoản chi tiêu của họ khi chi phí sinh hoạt tăng cao.

Những người mua sắm bị ảnh hưởng bởi lạm phát sẽ bắt đầu cảm thấy dễ chịu hơn khi tỷ giá tăng, lạm phát sẽ giảm và lãi suất sẽ chững lại. Tuy nhiên, người tiêu dùng sẽ không mấy chấp nhận mức lãi suất cao, khi tiền tiết kiệm của hộ gia đình giảm và tình trạng vỡ nợ thẻ tín dụng gia tăng.

Ngược lại, những người tiêu dùng ít bị ảnh hưởng hơn bởi áp lực lạm phát sẽ ít thực hiện các hành động nghiên cứu hơn trước khi mua các sản phẩm công nghệ như điện thoại thông minh, một phần là do tài chính cá nhân của họ mạnh hơn, giúp họ giảm rủi ro nhiều hơn.

Trong khi các nhóm người tiêu dùng này có các hành vi nghiên cứu và tìm hiểu khác nhau trước khi ra quyết định mua sắm, khi áp lực lạm phát được bình thường hóa, cách họ chi tiêu cũng sẽ thay đổi, về cơ bản, họ dễ chấp nhận hơn.

2. Xu hướng công nghệ tiêu dùng 2 năm 2024: Nhiều sự đổi mới về phần mềm sẽ được tăng tốc bởi AI (trí tuệ nhân tạo).

Những đột phá về công nghệ AI sẽ thúc đẩy sự phát triển của một loạt các tính năng mới của thiết bị và các nhà sản xuất công nghệ tiêu dùng sẽ nói nhiều hơn về các khả năng của các phần mềm của họ.

Khi sự đổi mới phần cứng gặp khó khăn, các tính năng phần mềm sẽ như là “ánh hào quang” có thể giúp doanh nghiệp thúc đẩy doanh số bán hàng.

Trong nhiều năm, Apple đã tiếp thị thành công các tính năng độc đáo của hệ điều hành (phần mềm) của mình – như FaceTime, ApplePay và iMessage – và từ đó thu hút hàng triệu người tiêu dùng sử dụng phần cứng của hãng.

Các đối thủ cạnh tranh của Apple theo đó cũng đã làm theo và đạt được nhiều thành công nhất định.

3. Xu hướng công nghệ tiêu dùng 3 năm 2024: Người tiêu dùng sẽ mua nhiều điện thoại cũ được tân trang hơn.

Những chiếc điện thoại đã qua sử dụng và được tân trang lại sẽ trở nên phổ biến vào năm 2024 khi người tiêu dùng tìm cách giảm chi tiêu và thể hiện những hành vi bền vững hơn. Khối lượng sở hữu các thiết bị này đã tăng +70% trong hai năm qua.

Điều này sẽ góp phần thúc đẩy thị trường mua đi bán lại (Trade-in), trong đó các nhà bán lẻ và nhà sản xuất sẽ cạnh tranh để mang lại cho người tiêu dùng nhiều giá trị lớn hơn cho các thiết bị cũ của họ.

Apple và Samsung sẽ tăng cường cung cấp trực tiếp các sản phẩm kiểu này nhằm giành lấy thị phần từ các nhà bán lẻ của bên thứ ba như thị trường “Chợ đen” (Back Market), eBay và Amazon, hiện đang nắm giữ phần lớn thị phần.

Tính bền vững (Sustainability) cũng sẽ là ưu tiên hàng đầu của các nhà cung cấp thiết bị công nghệ trong năm 2024.

Dưới áp lực của chính phủ, việc sửa chữa điện thoại sẽ được cải thiện nhiều hơn. Mặc dù người tiêu dùng hiện không ưu tiên điều này – nhưng nó sẽ sớm trở thành xu hướng trong 2024 và các năm tới.

4. Xu hướng công nghệ tiêu dùng 4 năm 2024: Samsung và Apple sẽ đối đầu khốc liệt.

Samsung và Apple từ lâu vẫn được xem là “đối thủ truyền kiếp” trong “miếng bánh” điện thoại thông minh.

Mặc dù vào năm 2024, điều này vẫn sẽ tiếp diễn, cả 2 thương hiệu sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các thương hiệu khác như Huawei, Xiaomi, Google và Transsion.

Người tiêu dùng ở Trung Quốc, hiện là thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, đang chuyển sang sử dụng thương hiệu nội địa Huawei nhờ dòng sản phẩm P60. Tỷ trọng trong tổng doanh số của Huawei trong quý 3 năm 2023 đã tăng +6% điểm so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh số bán hàng của Apple cho đến nay dù không bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng này (mặc dù Android có bị mất thị phần), tuy nhiên mọi thứ đều có thể được thay đổi trong năm 2024 khi việc ứng dụng các công nghệ mới trở nên sâu và rộng hơn.

5. Xu hướng công nghệ tiêu dùng 5 năm 2024: Tỷ lệ sử dụng điện thoại màn hình gập sẽ tiếp tục tăng lên.

Vào năm 2023, điện thoại thông minh màn hình gập ( Foldable phone) vẫn chỉ chiếm 1% tổng số điện thoại thông minh được sở hữu, tuy nhiên, xu hướng này sẽ dần được tăng lên.

Mặc dù trong số những người sở hữu điện thoại màn hình gập đã nâng cấp điện thoại của họ trong 12 tháng qua, có đến 55% đã chọn quay trở lại điện thoại thông minh thông thường, tuy nhiên, tỷ lệ giữ chân sẽ được cải thiện khi người tiêu dùng nâng cấp lên các thiết bị tốt hơn.

Apple vẫn là một thiếu sót đáng chú ý đối với thị trường điện thoại màn hình gập và khó có khả năng ra mắt vào năm tới khi Apple còn đang ưu tiên cho các công nghệ thực tế ảo.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các phân tích của MarketingTrips về các xu hướng công nghệ tiêu dùng năm 2024 từ Kantar, hy vọng với các thông tin có được, các thương hiệu sẽ có nhiều cách hơn để thúc đẩy doanh nghiệp bằng cách đáp ứng tốt hơn nhu cầu đang ngày càng thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Xu hướng tiêu dùng của người dân ASEAN thay đổi ra sao hậu Covid-19?

Dịch Covid-19 đã gây ra những thay đổi đáng chú ý trong hành vi của người tiêu dùng. Một số đã gây ra những biến động trong ngắn hạn, trong khi đó vài tác động khác ảnh hưởng tới hành vi của người tiêu dùng và thói quen chi tiêu trong dài hạn.

Ảnh: Getty Images

Trong khi đại dịch Covid-19 đang gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế thế giới và có khả năng còn kéo dài tới năm 2021, Hiệp hội các nước ASEAN lại đang trên đà phát triển vượt bậc về tiến bộ kinh tế xã hội.

Trong thập kỷ tới, ASEAN sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới, với giá trị thị trường lên tới 4 nghìn tỷ USD.

Tuy có hướng phát triển khác nhau nhưng có điểm chung là các thành viên trong khối đều có dư địa và cơ hội lớn trong việc phát triển, mở rộng thị trường.

Dự án mang tựa đề “Tương lai của xu hướng tiêu dùng tại các thị trường tăng trưởng nhanh” của tập đoàn Bain & Company thường tập trung vào các thị trường mới nổi, chiếm 40% dân số thế giới.

Sau khi nghiên cứu Trung Quốc và Ấn Độ vào các năm 2017 và 2018, hiện dự án đã chuyển đối tượng phân tích sang ASEAN trong giai đoạn 2019 – 2020.

Đa số các doanh nghiệp trong khu vực ASEAN được khảo sát dự đoán rằng ảnh hưởng của Covid-19 sẽ kéo dài đến hết quý 4 năm 2020 và nền kinh tế có thể hồi phục vào giữa năm 2021.

Đại dịch đã gây ra những thay đổi đáng chú ý trong hành vi của người tiêu dùng. Một số đã gây ra những biến động trong ngắn hạn, trong khi đó vài tác động khác ảnh hưởng tới hành vi của người tiêu dùng và thói quen chi tiêu trong dài hạn.

Nhìn chung, vài xu hướng tiêu dùng mới sẽ dần xuất hiện trong khu vực ASEAN hậu đại dịch, với một vài sự khác biệt nhỏ ở mỗi quốc gia:

1. Chi tiêu tiêu dùng sẽ tăng gấp đôi do sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu

Trong khi suy thoái kinh tế do ảnh hưởng từ Covid-19 sẽ tác động tiêu cực tới tâm lý người tiêu dùng dẫn tới giảm chi tiêu, hành vi này sẽ dần được điều chỉnh khi các nền kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính tăng trưởng GDP hàng năm của ASEAN sẽ giảm xuống 1% vào năm 2020 và tăng trở lại ở mức 5% vào năm 2021. Đến năm 2030, 70% dân số ASEAN sẽ thuộc tầng lớp trung lưu.

Sự bùng nổ của tầng lớp này sẽ tăng nhiều hơn gấp đôi mức tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trong khu vực.

2. Các dịch vụ digital sẽ ngày càng đồng bộ và phổ biến

Đại dịch đang thúc đẩy tương lai của kỹ thuật số với nhiều người tiêu dùng thực hiện giao dịch mua sắm trực tuyến. Trên toàn khu vực, tổng thời gian phát trực tuyến trên thiết bị di động đã tăng 60% từ ngày 20/1 đến 11/4 năm nay.

Tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, người dùng bỏ ra khoảng 4,2 giờ mỗi ngày cho việc sử dụng điện thoại di động. Con số này gấp khoảng 1,2 lần số liệu trung bình toàn cầu. Thế hệ trẻ thì có thời gian sử dụng trung bình lên đến 5 giờ, theo báo cáo của Hootsuite.

Nghiên cứu của Bain & Co thì cho thấy khoảng 65% người dùng sẽ chuyển đổi sang các nhãn hiệu khác nếu thương hiệu cũ không còn đáp ứng được nhu cầu của họ.

3. Đại dịch Covid-19 sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số khi chính phủ và doanh nghiệp đang cố gắng tìm cách cung cấp nhu yếu phẩm cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

Bain & Co cũng cho rằng dân số nghèo sẽ được tham gia nhiều hơn trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là các ví điện tử với số lượng tham gia nhiều gấp ba lần hiện tại vào năm 2030.

4. Các mặt hàng địa phương sẽ chiếm ưu thế cạnh tranh

Khoảng 80% người tiêu dùng Indonesia cho rằng họ ưa thích sử dụng các nhãn hàng có nguồn gốc từ địa phương hơn là các thương hiệu toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm.

5. Xu thế bán hàng đa kênh tiếp tục nở rộ

Dịch bệnh đã tạo ra cơ hội phát triển cho lĩnh vực thương mại điện tử. Nhìn chung, lĩnh vực này có khả năng tăng trưởng ở mức hai con số, chiếm khoảng 13% doanh số bán lẻ vào năm 2030, theo nghiên cứu từ cả Bain và Forrester.

Mặc dù cách ly xã hội đã gây ảnh hưởng lớn tới các kênh bán hàng trực tiếp như cửa hàng tiện lợi hay trung tâm thương mại nhưng những đối tượng này vẫn có thể phát triển các dịch vụ tài chính kỹ thuật số hoặc giao hàng tận nơi để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

6. Sự thuận tiện sẽ trở thành thước đo mới

Theo khảo sát của Bain & Co, cứ trong 3 người tiêu dùng thành thị tại ASEAN lại có 1 người xếp hạng tiện lợi là tiêu chí hàng đầu khi mua hàng. Ngoài ra, 2 người còn lại sẽ sẵn sàng từ bỏ quyền riêng tư dữ liệu để có được sự thuận tiện.

Những phát hiện này cho thấy có nhiều cơ hội đang rộng mở cho các doanh nghiệp FinTech phát triển trong lĩnh vực mua sắm và chuyển phát hàng hóa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Nhịp Sống Kinh Tế