Skip to main content

Thẻ: Ý tưởng

Nghệ thuật lãnh đạo: 3 bước để biến ý tưởng thành hiện thực

Điểm chung của các nhà lãnh đạo tiên phong, đó là thuyết phục người khác nghe theo họ trước khi cùng họ dấn thân vào những điều mơ hồ, chưa được kiểm chứng.

Nghệ thuật lãnh đạo

Theo Nancy Duarte – tác giả sách HBR Guide to Persuasive Presentations (tạm dịch: Bí quyết trình bày thuyết phục) điểm chung của những nhà lãnh đạo tiên phong là thuyết phục người khác nghe theo họ trước khi cùng họ dấn thân vào những điều mơ hồ, chưa được kiểm chứng.

Sau quá trình nghiên cứu, Duarte cùng các nhà khoa học khác rút ra kết luận: Tất cả nhà lãnh đạo của những phong trào làm thay đổi thế giới, từ Martin Luther King Jr. cho đến Steve Jobs, đều trải qua 3 giai đoạn khó khăn để biến ý tưởng thành hiện thực. Tương ứng với mỗi giai đoạn, họ luôn đưa ra cách thức lãnh đạo phù hợp.

Dưới đây là 3 cách đơn giản giúp các nhà lãnh đạo vượt qua khó khăn và đạt được thành công, được Nancy Daurte và Patti Sanchez – hai tác giả của sách Illuminate giới thiệu

1. Chia sẻ tầm nhìn (Beginning).

Ban đầu, bạn chia sẻ ý tưởng của mình với mọi người và thuyết phục họ cùng khai phá những điều mới mẻ.

Bởi, dù là người có tầm nhìn, có khả năng đề ra chiến lược thì bạn vẫn cần những yếu tố khác (nhân viên, đối tác, khách hàng, các nhà đầu tư,…) để hỗ trợ và biến ước mơ của bạn thành hiện thực.

Bạn sẽ hành động như một người cầm đuốc soi sáng con đường dẫn đến đích bằng cách giúp những người khác hiểu nơi họ đang đứng và hình dung ra chặng đường sắp tới. Bạn nên chia sẻ tầm nhìn theo cách sống động và thuyết phục để tạo niềm tin nơi mọi người.

Vào mỗi đầu năm, CEO của các tổ chức lớn đều có bài phát biểu trước toàn thể thành viên của tổ chức, chính là để chia sẻ tầm nhìn, định hướng hoạt động của tổ chức trong cả năm.

Sau đó, việc cần làm là tiếp tục tiến về phía trước và truyền cảm hứng cho mọi người, đề ra mục tiêu và trách nhiệm mới cho họ.

Nhiệm vụ này không hề đơn giản bởi con người thường có xu hướng từ chối điều trái ngược với thế giới của họ, do đó bạn cần vẽ nên bức tranh hấp dẫn, trong đó chứa đựng thành quả mà họ sẽ đạt được, nhằm lôi kéo sự ủng hộ của nhiều người.

Hãy cho họ thấy những phần thưởng có được trong tương lai bắt nguồn từ chính sự mạo hiểm ngày hôm nay, và cũng nên thông báo họ biết về những hy sinh cần có để họ hiểu mình đang lao vào điều gì.

Năm 2005, trong một bài phát biểu trước các lập trình viên của Apple, Steve Jobs đã tuyên bố rằng hệ điều hành Mac OS sẽ không còn được sử dụng cho bộ vi xử lý PowerPC và sẽ chuyển sang nền tảng Intel.

Đây là một sự thật khó chấp nhận với các lập trình viên công ty, nhưng Jobs đã nhắc họ nhớ đến việc Apple đã thành công thế nào trong những lần chuyển đổi trước đó, và giải thích rằng sự thay đổi này sẽ giúp họ “tiếp tục vượt qua những giới hạn mới”.

2. Vực dậy tinh thần đồng đội (Middle).

Tiếp đến, là giai đoạn căng thẳng khi ý tưởng kinh doanh đầu tiên gặp thất bại, đối thủ gây sức ép cạnh tranh, nội bộ nhân viên xảy ra mâu thuẫn… Khi đó, với vai trò là nhà lãnh đạo, bạn có trách nhiệm nhắc nhở mọi người về tình hình khó khăn của công ty và động viên họ cùng vượt qua khó khăn.

Năm 1999, Jack Ma – nhà sáng lập của Alibaba, đã tập hợp nhân viên lại để lắng nghe suy nghĩ của mọi người về ý tưởng sáng tạo ra công nghệ mới và khuyến khích họ nỗ lực hơn để chiến thắng đối thủ.

Ông nói: “Nếu chúng ta là một đội ngũ giỏi và biết mình muốn gì thì mỗi người trong chúng ta có thể đánh bại 10 người trong số họ. Chúng ta có thể đánh bại những công ty lớn nổi tiếng dựa vào tinh thần sáng tạo của mình”.

Dù vậy, không thể phủ nhận tình trạng khó khăn sẽ tiếp diễn và làm giảm sự nhiệt tình của những người khác.

Lúc này, bạn cần tiếp thêm sinh lực cho mọi người bằng cách công nhận sự tiến bộ của họ, đồng thời nhắc họ nhớ lại những thành quả quan trọng mà cả nhóm đã đạt được và chúc mừng những chiến thắng nho nhỏ đó trong khi vẫn không quên hướng về mục tiêu lớn phía trước.

3. Ăn mừng chiến thắng (End).

Những chiến thắng (dù lớn hay nhỏ) cũng góp phần làm thay đổi chặng đường trước mắt và biến giấc mơ của bạn trở thành hiện thực. Do đó, hãy cùng mọi người ăn mừng những thành quả đó và rút ra bài học kinh nghiệm chuẩn bị cho những hành trình tiếp theo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

8 thủ thuật đơn giản “hâm nóng” ngọn lửa sáng tạo cho đội ngũ Marketing

Duy trì liên tục sự sáng tạo là điều không dễ; thế nên, nếu một lúc nào đó, đội ngũ marketing của bạn không thể cho ra đời những chiến dịch tuyệt vời như mong muốn cũng là điều hết sức tự nhiên.

sáng tạo cho đội ngũ marketing

Năng lượng sáng tạo dễ cạn kiệt và cần được tái tạo để các ý tưởng có thể tuôn trào trở lại. Áp lực liên tục và kỳ vọng cao sẽ không mang lại kết quả như mong muốn, nếu một tập thể không có không gian để thăng hoa.

Dưới đây là 8 thủ thuật đơn giản, giúp “hâm nóng” ngọn lửa sáng tạo và đưa đội ngũ Marketing của bạn đến với nhiều thành công hơn.

1. Thử trải nghiệm một địa điểm mới.

Thay đổi không gian xung quanh có thể giúp mang lại kết quả đáng ngạc nhiên cùng những ý tưởng mới. Nếu đội ngũ marketing của bạn đang bị giam trong một góc văn phòng nhỏ, vừa tù túng vừa không có cửa sổ, có lẽ đây là lúc nên tìm ngay cho họ một cảm giác mới lạ. Sao không chiêu đãi mọi người một chầu cà phê hoặc ăn sáng – nhóm có thể cùng nhau thảo luận, tìm ý tưởng mới ở một địa điểm không phải văn phòng.

2. Luôn khuyến khích những ý tưởng mới.

Điều tuyệt vời của hoạt động brainstorming là chỉ cần một ý tưởng hay xuất hiện sẽ kéo theo nhiều ý tưởng khác. Dĩ nhiên, không phải mọi ý tưởng xuất hiện khi brainstorming đều có thể sử dụng được ngay.

Nhưng, chắc chắn những ý tưởng này có thể được giữ lại, chờ đến thời điểm thích hợp. Hãy tạo ra môi trường cho phép đội ngũ luôn luôn có thể “vận động sức sáng tạo”, và như thế ý tưởng sẽ tuôn trào.

3. Đưa sáng tạo đổi mới vào thực tiễn.

Hãy để nhóm của bạn hiểu rằng, các giới hạn luôn luôn tồn tại, song điều đó không có nghĩa là chúng sẽ hạn chế các ý tưởng chiến lược của cả nhóm.

Bất cứ khi nào có thể, hãy trao quyền tự chủ cho nhóm của bạn, cho phép họ được vượt ra ngoài khuôn khổ và thỏa sức sáng tạo.

Dù nhóm của bạn có chọn cách làm content video, nghệ thuật kể chuyện hay một chiến dịch billboard độc đáo để thúc đẩy sự tương tác với khách hàng, thì cũng hãy hết sức hỗ trợ họ, miễn sao sự chọn lựa đó phù hợp với ngân sách và mang lại kết quả như mong đợi.

4. Đến với thiên nhiên .

Nếu thấy cạn kiệt sức sáng tạo thì một “liều vitamin từ thiên nhiên” có thể sẽ là đơn thuốc hiệu quả. Khung cảnh mới, kết hợp vận động và thảo luận tự do sẽ giúp mọi người suy nghĩ khác hơn so với khi ở trong bốn bức tường chật hẹp.

Họp hành theo kiểu khác lạ là một cách truyền cảm hứng cho đội ngũ marketing, giúp họ nảy ra những ý tưởng mới chưa từng được thảo luận trước đó.

5. Làm rõ mục tiêu .

Nếu bộ phận marketing hoặc bất cứ thành viên nào trong nhóm không theo kịp tốc độ so với những mục tiêu đề ra của công ty, ý tưởng của họ sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu chung. Mọi thành viên cần hiểu được mục tiêu kinh doanh, để các dự án đều mang lại giá trị thật cho công ty trên phạm vi tổng thể.

Một khi hiểu rõ bức tranh toàn cảnh và vai trò của từng bộ phận, ý tưởng sẽ được khai thông, các thành viên sẽ có định hướng thực tế và mục đích rõ ràng.

6. Khuyến khích phối hợp với bộ phận khác .

Người quản trị nên cân nhắc khả năng phối hợp, “ghép đôi” đội ngũ marketing với một bộ phận khác trong công ty để họ có thể lắng nghe những ý tưởng xuất phát từ một góc nhìn hoàn toàn khác.

Hãy dành thời gian cho mọi người phát biểu ý kiến và học hỏi lẫn nhau. Chẳng hạn, một người làm tốt dịch vụ khách hàng có thể mang lại quan điểm hoàn toàn khác mà bộ phận marketing không thể nhìn thấy.

7. Thay đổi bối cảnh .

Đôi khi, lý do cạn ý tưởng là vì mọi người ngần ngại việc “thể hiện sự ngớ ngẩn” của mình. Vì vậy, hãy thay đổi bối cảnh xung quanh, để mọi người không ngại đưa ra những ý tưởng nực cười nhất.

Nếu người quản trị không chịu khó đẩy giới hạn ra xa một chút và cho phép đồng đội thoả sức thêu dệt ý tưởng thì có lẽ, họ sẽ chẳng bao giờ dám nói ra những ý tưởng của mình.

8. Nghỉ giải lao.

Nếu ý tưởng sáng tạo trở nên thưa thớt, hãy “nghỉ giải lao” bằng cách làm việc khác và quay trở lại sau đó. Khi suy nghĩ quá nhiều về một đề tài, não của bạn sẽ bị áp lực và khó có thể sáng tạo.

Hãy để cho nhóm tiếp tục với công việc khác và trở lại dự án trong ngày hôm đó hoặc trong tuần nếu thời gian cho phép. Hãy cho phép họ nghỉ giải lao một buổi chiều và họ sẽ trở lại tươi mới hơn vào ngày hôm sau.

Làm mà không chơi thì dễ bị stress và kiệt sức! Không ai có khả năng tuôn trào ý tưởng một cách không giới hạn.

Nếu nhận thấy đội nhóm của bạn không còn cảm hứng sáng tạo, hãy thay đổi môi trường, tạm nghỉ ngơi và tìm phương pháp mới để hâm nóng ngọn lửa sáng tạo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo DNSG

Tuyệt chiêu để không bao giờ “cạn” ý tưởng

Khả năng sáng tạo của con người là không giới hạn. Tuy nhiên, sẽ luôn có “điểm ngưỡng” nếu như bạn không rèn luyện khả năng của mình mỗi ngày.

ý tưởng

Vậy làm thế nào để đầu óc luôn tràn ngập các ý tưởng mới? Hãy thử áp dụng những tuyệt chiêu được tuyển chọn dưới đây và bạn sẽ thấy những thay đổi thực sự trong tư duy của mình nhé.

Ghi lại những ý tưởng mới .

Mỗi khi có một ý tưởng mới xuất hiện trong đầu, bạn nên ghi lại ngay lập tức. Đây là một thói quen tốt giúp bộ não của bạn tiếp tục sản sinh ra những ý tưởng tuyệt vời.

Hơn nữa, việc ghi lại ý tưởng sẽ giúp bạn không còn lo lắng về việc quên những ý tưởng vừa xuất hiện nữa. Khi đó, đầu óc sẽ được thoải mái, minh mẫn hơn và đó là yếu tố giúp cho bạn có được sự sáng tạo tốt hơn.

Dành thời gian đọc sách.

Đọc sách là cách tốt nhất để thư giãn đầu óc. Đọc sách giúp bạn mở mang đầu óc với những cách suy nghĩ mới mẻ và từ đó thúc đẩy sự sáng tạo trong bạn.

Nếu bạn không thích đọc sách cũng không sao, đừng có ép bản thân đọc nhiều sách. Hãy bắt đầu đọc sách với những chủ đề bạn thực sự yêu thích.

Mỗi ngày dành ra 30 phút đọc sách là một điều tuyệt vời. Một khi đọc sách trở thành thói quen hàng ngày, bạn sẽ thấy việc đọc sách trở thành một việc rất nhẹ nhàng, lúc đó mỗi tháng bạn sẽ đọc ít nhất 1 đến 2 quyển sách.

Làm những điều mới mẻ.

Nếu muốn tạo ra sự sáng tạo lớn, mang lại nhiều ý tưởng mới, làm thứ gì đó mà trước giờ bạn chưa từng làm, bất cứ điều gì mà bạn muốn làm như việc nhảy dù hoặc nhảy bungee, thì hãy dành thời gian để làm điều đó.

Khi làm những điều mới mẻ, những điều mà trước giờ bạn chưa làm bao giờ sẽ có rất nhiều ý tưởng mới và nó cũng cho bạn sự sáng tạo tuyệt vời.

Hãy làm những điều bạn thực sự muốn làm mà chưa thực hiện được nhé. Các trò chơi mạo hiểm, cảm giác mạnh có phải là một gợi ý tốt cho bạn?

Luôn có nhiều giải pháp cho cùng một vấn đề.

Lần tới khi bạn tiếp cận một vấn đề, hãy thử tìm kiếm một lúc thật nhiều giải pháp. Thay vì chọn ngay ý tưởng vừa nảy ra trong đầu, hãy dành thời gian để nghĩ ra những cách tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau.

Hành động đơn giản này là một cách tuyệt vời để xây dựng kỹ năng giải quyết vấn đề và phát triển tư duy sáng tạo.

Lập sơ đồ sáng tạo.

Bản đồ tư duy là một công cụ tuyệt vời để kết nối các ý tưởng và tìm kiếm các giải pháp mang tính đột phát cho nhiều vấn đề. Tạo một bản đồ tư duy bằng cách viết ra một chủ đề hoặc một từ thể hiện nội dung chính.

Tiếp theo, liên kết các thuật ngữ hoặc ý tưởng liên quan xung quanh cụm từ trung tâm này. Bên cạnh việc chứa nhiều đặc điểm khá tương đồng với kỹ thuật “brainstorming”, bản đồ tư duy còn giúp phân nhánh các ý tưởng và cung cấp một cách nhìn rất trực quan về mối liên kết giữa các ý tưởng với nhau.

Luyện bài tập “hại não” .

Rủ thêm ít nhất một người bạn/đồng nghiệp để tham gia một buổi brainstorm trong khoảng 50-60 phút. Trước đó hãy cùng hội ý để có một chủ đề hoặc vấn đề nào đó mà bạn muốn thảo luận và bắt đầu suy nghĩ để tìm ra giải pháp, để có những ý tưởng về sản phẩm mới, hãy những cải tiến mới….

Viết tất cả những ý tưởng ra giấy và khoan hãy tự phê bình chúng. Kết thúc bài tập, bạn có thể sẽ có một danh sách 100 ý tưởng điên khùng nhất nhưng chắc chắn rằng ít nhất một hoặc hai trong đó là những ý tưởng rất tuyệt vời. Quan trọng nhất, bạn càng thực hành nhiều, bạn càng thành thạo chúng.

Không cần phải là người sáng tạo để có thể tư duy khác biệt. Bạn chỉ cần thực hiện những hành động giúp kích thích khả năng sáng tạo. Ngay cả những người sáng tạo nhất cũng cần nguồn cảm hứng để khơi nguồn trí sáng tạo.

Làm việc một mình trong quán cafe.

Thay vì làm việc tẻ nhạt một mình tại nhà, tại sao bạn không thử mang laptop đến một quán cà phê thật đẹp, rồi vừa tận hưởng, vừa chill theo những điệu nhạc?

Với hình ảnh đa dạng, sự kết hợp tuyệt vời giữa tiếng ồn và đám đông,…Đã có không ít người nghĩ ra những ý tưởng sáng tạo nhất khi làm việc tại quán cà phê. Bạn đã thử chưa?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Checklist: Đánh giá nhanh ý tưởng qua các câu hỏi

Nếu bạn có một ý tưởng tuyệt vời cho một sản phẩm hoặc dịch vụ? Hãy sử dụng danh sách kiểm tra này để giúp bạn đánh giá ý tưởng từ đó xác định xem bạn có nên bắt đầu kinh doanh mới đó hay không.

Princeton Creative Research đã phát triển một danh sách kiểm tra các tiêu chí tuyệt vời để đánh giá các ý tưởng, danh sách câu hỏi này đặc biệt phù hợp với doanh nhân.

Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau khi đánh giá ý tưởng kinh doanh hoặc sản phẩm.

  • Bạn đã xem xét tất cả các ưu điểm hoặc lợi ích của ý tưởng chưa? Có nhu cầu thực sự cho nó không?
  • Bạn đã xác định chính xác các vấn đề hay nỗi đau mà ý tưởng của bạn dự kiến ​​sẽ giải quyết chưa?
  • Ý tưởng của bạn là một khái niệm mới, nguyên bản hay là một sự kết hợp hoặc chuyển thể mới?
  • Có thể lường trước được những lợi ích hoặc kết quả ngay lập tức không?
  • Lợi nhuận dự kiến ​​có đủ lớn không? Dung lượng thị trường như thế nào? Các yếu tố rủi ro có được chấp nhận không?
  • Những lợi ích dài hạn nào có thể được dự đoán?
  • Tần suất khách hàng sử dụng các sản phẩm hay dịch vụ mà ý tưởng của bạn giải quyết như thế nào?
  • Bạn đã kiểm tra ý tưởng để tìm lỗi hoặc hạn chế chưa?
  • Có bất kỳ vấn đề nào mà ý tưởng có thể tạo ra không? Những thay đổi liên quan là gì?
  • Việc thực hiện hoặc triển khai ý tưởng đó sẽ đơn giản hay phức tạp như thế nào?
  • Bạn có thể tìm ra một số biến thể mới của ý tưởng không? Bạn có thể đưa ra những ý tưởng thay thế không?
  • Ý tưởng của bạn có hấp dẫn doanh số bán hàng không?
  • Thị trường đã sẵn sàng cho nó chưa? Khách hàng có thể mua được không? Họ sẽ mua nó chứ? Yếu tố thời gian có phải là vấn đề không?
  • Đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm gì trong lĩnh vực này? Công ty của bạn có thể cạnh tranh được không?
  • Bạn đã xem xét khả năng phản kháng hoặc khó khăn từ phía người dùng chưa?
  • Ý tưởng của bạn có đáp ứng được nhu cầu thực sự hay nhu cầu đó phải được tạo ra thông qua các nỗ lực quảng cáo và khuyến mãi khác?
  • Trong bao lâu ý tưởng có thể được đưa vào hoạt động?

Như bạn có thể thấy qua các ví dụ được đề cập ở trên, có rất nhiều phương pháp hay câu hỏi có sẵn để đánh giá ý tưởng của bạn.

Bạn nên lựa chọn các tiêu chí phù hợp nhất với nhu cầu của bạn, tùy thuộc vào loại hình công ty, loại sản phẩm bạn đang tìm kiếm để đánh giá.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

4 câu hỏi giúp kiểm tra và tối ưu ý tưởng nội dung của bạn (P2)

Nếu bạn là một người làm marketing hẳn là bạn đã nghe rất nhiều về việc tạo nội dung có giá trị. Tuy nhiên nội dung có giá trị là gì? Nếu nội dung của bạn cung cấp giá trị, nó có đảm bảo thành công không?

Câu trả lời ngắn gọn nhất cho câu hỏi thứ hai là: Không. Có rất nhiều yếu tố tạo nên thành công. Nhưng bạn có nhiều khả năng đạt được mục tiêu hơn nếu bạn kiểm tra và tối ưu ý tưởng nội dung của mình tốt hơn.

Sử dụng các câu hỏi sau đây để xác nhận ý tưởng nào đáng giá để bạn theo đuổi.

3. Ý tưởng đó có phù hợp với mục tiêu của marketing không?

Hiếm khi một phần nội dung lại có thể hoàn thành tất cả các mục tiêu tiếp thị nội dung của bạn. Nếu bạn cố gắng sử dụng nó để hoàn thành một số nhiệm vụ khác nhau, bạn có nhiều khả năng sẽ thất bại hoàn toàn.

Mỗi phần nội dung phải có mục tiêu chính và mục tiêu phụ, chẳng hạn như:

  • Tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách xếp hạng cao hơn cho các cụm từ tìm kiếm ở phần đầu của phễu bán hàng (top-of-the-funnel).
  • Tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách xếp hạng cho các cụm từ ở giữa phễu bán hàng (middle-of-the-funnel).
  • Tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách tạo buzz trên mạng xã hội.
  • Giúp khách hàng hay khách hàng tiềm năng hiểu thêm về sản phẩm của bạn (hỗ trợ bán hàng)
  • Hỗ trợ khách truy cập chuyển đổi thông qua nội dung ở phần cuối của phễu bán hàng (bottom-of-the-funnel).
  • Tạo tài nguyên để xây dựng các backlinks.

Các mục tiêu của bạn có thể trùng lặp, nhưng mỗi phần nội dung phải có một mục tiêu cụ thể để định hình ý tưởng nội dung và quảng cáo.

Khi xây dựng lịch biên tập, bạn hãy liệt kê cả mục tiêu nội dung tổng thể của bạn ở trên cùng và ghi lại mục tiêu cho từng phần nội dung ở dưới để bạn và đội nhóm của bạn tập trung vào mục đích của nó khi lập kế hoạch và xây dựng nội dung.

4. Ý tưởng đó có gợi ra phản ứng hay tương tác không?

Để khách hàng quan tâm đến nội dung của bạn, nội dung đó phải khơi gợi một phản ứng hoặc cảm xúc nào đó.

Ý tưởng của bạn sẽ làm được điều đó chứ? Câu hỏi này mang tính đại diện để xác định xem nội dung của bạn có quan trọng hay không.

Phản ứng không cần phải là một phản ứng đầy “cảm xúc”. Nó thường đơn giản, nhưng khi hoàn thành tốt, nó để lại cho người đọc một cảm giác nhẹ nhõm.

Tự hỏi trước khi xây dựng.

Giá trị của nội dung của bạn nên có trước khi nó được tạo ra. Nó bắt đầu từ trong giai đoạn lên ý tưởng. Bằng cách hỏi và trả lời 04 câu hỏi này, ý tưởng của bạn được phát triển tốt hơn từ đó có nhiều khả năng tạo ra thứ mà đọc giả và doanh nghiệp của bạn muốn có.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Cathy Nhung | MarketingTrips 

4 câu hỏi giúp kiểm tra và tối ưu ý tưởng nội dung của bạn (P1)

Nếu bạn là một người làm marketing hẳn là bạn đã nghe rất nhiều về việc tạo nội dung có giá trị. Tuy nhiên nội dung có giá trị là gì? Nếu nội dung của bạn cung cấp giá trị, nó có đảm bảo thành công không?

Câu trả lời ngắn gọn nhất cho câu hỏi thứ hai là: Không. Có rất nhiều yếu tố tạo nên thành công. Nhưng bạn có nhiều khả năng đạt được mục tiêu hơn nếu bạn kiểm tra và tối ưu ý tưởng nội dung của mình tốt hơn.

Sử dụng các câu hỏi sau đây để xác nhận ý tưởng nào đáng giá để bạn theo đuổi.

1. Nó có phải là một thứ gì đó mà khách hàng của bạn muốn không?

Đây cũng là tiêu chí quan trọng nhất. Nếu bạn dành thời gian và tiền bạc để tổng hợp những nội dung mà không ai thực sự yêu cầu, thì nhiều khả năng nó sẽ không thành công.

Nó giống như việc bạn mất công nướng một chiếc bánh sô cô la, nhưng sau đó lại mời những người không thích đồ ngọt thưởng thức. Có thể bánh sẽ ngon nhưng người bạn mời sẽ không hề muốn nó.

Làm cách nào bạn có thể đảm bảo ý tưởng nội dung của mình phù hợp với mong muốn hoặc nhu cầu thực tế của khách hàng?

Trước tiên, bạn hãy thiết lập quy trình đồng bộ với bộ phận bán hàng và dịch vụ khách hàng (nếu có) để tìm ra những gì khách hàng hiện tại đang muốn hoặc tò mò.

Ý tưởng của bạn có rơi vào những tò mò hay băn khoăn đó không?

Thứ hai, thực hiện nghiên cứu câu hỏi hoặc ý tưởng từ khoá của bạn để xem liệu những ý tưởng đó có nằm trong số những câu hỏi mà mọi người đang hỏi hay thông tin họ đang cố gắng để tìm kiếm hay không.

Khi bạn tìm thấy các từ khóa đó phù hợp với ý tưởng nội dung của mình, hãy kiểm tra khối lượng của các từ khóa là bao nhiêu?

Khối lượng thấp hơn cũng không sao nếu bạn đang tạo nội dung nhằm hướng tới nhóm khách hàng có khả năng chuyển đổi cao, nhưng nếu bạn đang cố gắng tiếp cận đối tượng chung hơn và lớn hơn, bạn có thể muốn có ý tưởng nội dung của mình khớp với từ khoá có dung lượng tìm kiếm lớn hơn.

Bạn cũng có thể sử dụng quy trình này không chỉ để xác minh ý tưởng của mình mà còn để cải thiện và củng cố ý tưởng dựa trên những góc độ mới mà bạn khám phá.

2. Ý tưởng của bạn đã được thực hiện trước đó chưa?

Bạn nảy ra một ý tưởng mà bạn cho là tuyệt vời; nó phù hợp với thương hiệu, nó giúp ích cho đối tượng mục tiêu của bạn.

Nhưng hãy nhớ kiểm tra xem ý tưởng đó chưa từng được thực hiện trước đây. Thông thường, điều này đơn giản như việc tìm kiếm trên Google, nhưng bạn không chỉ tìm kiếm các kết quả phù hợp trực tiếp.

Ví dụ: giả sử ý tưởng là viết một bài đăng về kẹo Halloween đang rất được yêu thích. Bạn tìm kiếm nhanh về “kẹo Halloween ngon nhất” và nhận thấy có rất nhiều website đã xuất bản nội dung về ý tưởng này.

Bây giờ bạn có thể nghĩ rằng mọi người yêu thích loại nội dung này, đó là lý do tại sao rất nhiều website đang làm điều đó và bạn đang có một cách mới để viết về loại kẹo nào phổ biến nhất.

Nhưng nếu nội dung của bạn không thể cạnh tranh với các website đã quá phổ biến hiện tại thì bạn có thể không muốn tốn thời gian vào ý tưởng này.

Khách hàng của bạn đã xem cùng một ý tưởng nhiều lần và nó sẽ không có sức hấp dẫn giống như một ý tưởng mới.

Cách bạn có thể xoay chuyển.

Ngay cả khi ý tưởng của bạn đã được ai đó thực hiện trước đây, bạn cũng không cần phải từ bỏ nó ngay lập tức. Thường có nhiều cách để xoay chuyển và khám phá ra một khái niệm thậm chí còn thú vị hơn.

Dưới đây là một số câu hỏi để hướng dẫn bạn xoay vòng ý tưởng đó:

  • Khi bạn xem các bài viết đã xuất bản của ý tưởng này, bạn sẽ nghĩ đến những câu hỏi và tò mò mới nào? (Ví dụ: Có bao nhiêu khu vực sẽ thích sô cô la hơn là kẹo dẻo?)
  • Mọi người đã bình luận hay nhận xét gì về nội dung được xuất bản đó? Họ có gợi ý hoặc xác định rõ ràng các góc độ mới để khám phá không?
  • Có thể áp dụng phương pháp luận tương tự của ý tưởng đã xuất bản này cho một khái niệm khác không?
  • Có cách nào để đi sâu vào ý tưởng này để có được những hiểu biết cụ thể hơn không?
  • Chúng ta có thể sử dụng những dữ liệu hoặc thông tin khác để thể hiện một quan điểm mới hơn không?

Bằng cách dành thời gian để hiểu những gì đã được xuất bản liên quan đến ý tưởng của bạn, bạn có thể trau dồi tốt hơn khái niệm của mình và đảm bảo nó luôn mới mẻ và thú vị.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

10 Ý tưởng thiết kế quảng cáo xoay vòng sáng tạo với Facebook Ads

Vào năm 2014, Facebook đã giới thiệu một tính năng mới cho các doanh nghiệp muốn quảng cáo sản phẩm của họ theo các cách sáng tạo và muốn người dùng tăng cường sự tương tác với quảng cáo. Đó chính là kiểu quảng cáo xoay vòng Carousel Ads.


Các định dạng của Facebook Carousel Ads cho phép người làm quảng cáo, trên cả Facebook và Instagram, hiển thị 3-5 hình ảnh, tiêu đề, và các liên kết hoặc kêu gọi hành động trong một quảng cáo.

Ở giao diện trên điện thoại di động, người dùng có thể vuốt qua các thẻ trong khi người sử dụng máy tính để bàn có thể cơ động giữa các hình ảnh bằng cách nhấn vào mũi tên trái hoặc phải. Đây là thao tác mà rất nhiều người sử dụng smartphone sử dụng.

Từ thời điểm đó, nhờ không gian quảng cáo được mở rộng, các nhà quảng cáo có thêm chỗ để kể câu chuyện thương hiệu của họ và hiển thị các sản phẩm thông qua nội dung phong phú, được tích hợp vào một quảng cáo bắt mắt.

Dưới đây là tổng hợp 10 Ý tưởng thiết kế quảng cáo xoay vòng sáng tạo với Facebook Ads mà bạn có thể tham khảo.

1. Hiển thị nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ

Quảng cáo quay vòng trên Facebook là một cơ hội tuyệt vời để cho khách hàng của bạn thấy sự đa dạng của các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp.

Bằng cách này, về cơ bản, bạn sẽ cung cấp cho khách hàng của mình một danh mục sản phải ngắn gọn để duyệt qua.

Bạn có mười thẻ có sẵn cho hình ảnh hoặc video. Điều đó có nghĩa là bạn có thể gợi ý đến khách hàng mười sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau.

Đây là một ví dụ tuyệt vời hiển thị các sản phẩm khác nhau:

2. Nhấn mạnh một sản phẩm, dịch vụ hoặc tính năng

Tận dụng tối đa những gì quảng cáo xoay vòng trên Facebook cung cấp cho bạn và thay thế các tính năng với các lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ, giới thiệu các chương trình khuyến mãi, chất lượng tốt hơn so với các đối thủ, v.v. và cung cấp liên kết trực tiếp đến Landing page.

3. Kể một câu chuyện

Bạn có thể kể một câu chuyện nối tiếp nhau từ thẻ này sang thẻ khác. Định dạng quảng cáo tương tác này khuyến khích mọi người vuốt để xem tất cả hình ảnh hoặc video, có thể tăng mức độ tương tác trên trang của bạn.

Trong ví dụ sau, định dạng quảng cáo băng chuyền kể một câu chuyện cũng xây dựng bí ẩn xung quanh nhân vật chính của nó:

4. Giải thích một quy trình

Quảng cáo xoay vòng có thể dễ dàng giúp bạn đưa ra hướng dẫn từng bước về sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua hình ảnh hoặc video ngắn, khiến người xem bị thu hút vì họ phải vuốt hoặc nhấp để xem toàn bộ các bước.

5. Tạo một ảnh toàn cảnh nhưng bị chia tách

Có lẽ một trong những ý tưởng quảng cáo xoay vòng tốt nhất mà bạn có thể sử dụng để tăng mức độ tương tác là chia hình ảnh toàn cảnh trong các thẻ khác nhau, như vậy vậy người dùng phải vuốt chúng cho đến lần cuối cùng để xem toàn bộ hình ảnh.

Bạn có thể sử dụng phương pháp hiệu quả này cho một sản phẩm hoặc dịch vụ, nhưng hãy nhớ rằng đối với sản phẩm này, bạn không thể để Facebook tối ưu hóa hiệu suất của thẻ.

Dưới đây là cách BarkBox sử dụng ý tưởng này một cách vui nhộn:

6. Chia sẻ nội dung của bạn

Bạn có thể chọn quảng cáo xoay vòng để thông báo cho khán giả của mình bằng cách cung cấp cho họ nội dung chất lượng.

Mỗi thẻ có thể hiển thị các phần từ các nội dung khác nhau hoặc bạn có thể chọn phân tách các ý chính từ một phần nội dung trong toàn bộ thẻ.

Trong ví dụ dưới đây, Jamf School đã chọn sử dụng mỗi thẻ để trình bày ý tưởng chính của loạt blog gồm năm phần của họ:

7. Quảng bá sự kiện của bạn

Một cách khác để sử dụng định dạng xoay vòng của Facebook là nói với mọi người về sự kiện, khóa học hoặc hội nghị. Chia sẻ chi tiết với đối tượng mục tiêu của bạn, chẳng hạn như ngày, thời gian, địa điểm, diễn giả và thông tin liên quan khác.

Dưới đây là ví dụ về quảng cáo xoay vòng từ Hội nghị thượng đỉnh bóng đá thế giới cho thấy cách bạn có thể tận dụng tối đa định dạng quảng cáo xoay vòng:

8. Retarget khách hàng

Thông qua việc sử dụng quảng cáo động của Facebook để nhắm mục tiêu lại khách hàng, bạn có thể nhắc nhở mọi người về các sản phẩm họ đã duyệt trên trang web của bạn hoặc bất kỳ nơi nào khác mà bạn đã hiển thị chúng.

Ví dụ: trước đây tôi đã mua hoặc duyệt một vài sản phẩm từ Tiki và bây giờ tôi sẽ thấy một vài sản phẩm của Tiki hiện trên trang cá nhân của mình.

Đây là một phương pháp tuyệt vời để hối thúc người xem mua sắm các sản phẩm đó.

9. Hiển thị lợi ích

Như chúng ta đã biết, quảng cáo xoay vòng của Facebook cho phép bạn hiển thị tối đa mười thẻ. Mỗi trong số đó có thể có một mô tả lợi ích khác nhau để thuyết phục khán giả của bạn rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đáng để thử.

Phương pháp tương tác này để thể hiện các lợi ích có hiệu quả hơn là chỉ liệt kê chúng trong một bài đăng, cho phép khách hàng của bạn thấy lý do tại sao họ nên kiểm tra và mua các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Giống như trong ví dụ quảng cáo sau đây :

10. Tạo một hướng dẫn

Với sự giúp đỡ của một định dạng quảng cáo xoay vòng, bạn có thể giới thiệu sản phẩm của bạn hoặc các tính năng dịch vụ và, đồng thời, cung cấp một cách để hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Theo cách này, bạn không chỉ hiển thị một cái gì đó, mà bạn còn cung cấp các bước để khách hàng có thể tận dụng sản phẩm của bạn tốt nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips