Skip to main content

3 khoản đầu tư mà thương hiệu cần làm để bắt kịp xu hướng bán lẻ mới

9 Tháng Chín, 2021

Các thương hiệu và doanh nghiệp đang phải đối mặt với cái mà chúng ta gọi là “Cuộc di cư bán lẻ vĩ đại” – là làn sóng mà người mua sắm chuyển sang trực tuyến để mua hàng trong thời kỳ đại dịch.

Vào năm 2020, Đông Nam Á có hơn 40 triệu người dùng Internet mới, nghĩa là hơn 70% dân số hiện đang trực tuyến. Những người mua sắm mới đã tạo ra hơn 1/3 doanh số thương mại trực tuyến của năm 2020. (Theo Google).

Trong số này, cứ 10 người thì có 8 người nói rằng họ có ý định tiếp tục mua sắm trực tuyến. Xu hướng này cũng đúng trên toàn cầu: chỉ 23% khách hàng nói rằng họ sẽ quay lại chi tiêu tại cửa hàng sau đại dịch.

Advertisement

Người tiêu dùng đã nâng cao kỳ vọng của họ khi mua sắm. Giờ đây, họ mong đợi các thương hiệu hiểu được sở thích mua sắm của họ, cung cấp những trải nghiệm được cá nhân hóa và mang đến một hành trình mua hàng nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Mặc dù sự gián đoạn (disruption) không phải là một điều gì đó quá mới mẻ trong lĩnh vực bán lẻ, nhưng tốc độ và cường độ thay đổi trong năm qua là chưa từng có.

Để bắt kịp với những xu hướng bán lẻ mới hay “Cuộc di cư bán lẻ vĩ đại”, việc chuyển sang tận dụng và đầu tư một cách nhanh chóng các yếu tố kỹ thuật số là điều rất quan trọng.

Dưới đây là 3 khoản đầu tư mà các thương hiệu nên làm để kết nối với những người mua sắm trực tuyến và thúc đẩy sự tăng trưởng trong tương lai.

Advertisement

1. Đầu tư mạnh mẽ vào thương hiệu.

Bị mắc kẹt ở nhà vào suốt năm 2020, hơn 75% người dân ở các quốc gia được khảo sát trên toàn cầu đã chuyển sang khám phá các thương hiệu mới trên môi trường trực tuyến.

Và 30% người mua sắm trực tuyến đã mua ít nhất một nhãn hiệu mới đối với họ, một dấu hiệu cho thấy sự sẵn sàng dùng thử với những nhãn hiệu vốn không quen thuộc.

Để trở nên nổi bật hơn trong bối cảnh bán lẻ ngày càng cạnh tranh ngày nay, các thương hiệu cần phải xây dựng mối liên hệ chặt chẽ hơn với người tiêu dùng và cho mọi người những lý do để họ muốn tương tác với thương hiệu.

Việc thể hiện các giá trị thương hiệu của bạn là một cách để làm điều đó.

Advertisement

Người tiêu dùng sẵn sàng tăng chi tiêu của họ lên tới 31% cho các sản phẩm và thương hiệu thể hiện rõ các giá trị phù hợp với giá trị của họ. (Theo Google)

Đầu tư vào xây dựng thương hiệu cũng mang lại nhiều hiệu quả lâu dài. Mặc dù các hoạt động kích hoạt bán hàng (sales activations) có thể thúc đẩy doanh thu tức thì hơn, nhưng nó thường chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn.

Các doanh nghiệp đầu tư mạnh vào việc xây dựng nhận thức về thương hiệu cũng có khả năng phục hồi tốt hơn.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng thương hiệu đã phục hồi nhanh hơn 9X lần so với những doanh nghiệp khác.

Advertisement

2. Đầu tư vào các ứng dụng và website D2C riêng.

Mặc dù thị trường trực tuyến có thể đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược bán hàng của bạn, nhưng việc đầu tư vào các website hay ứng dụng có thể bán trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C) sẽ xây dựng mối quan hệ lâu dài hơn với khách hàng.

Mọi người cũng thích tương tác trực tiếp với các thương hiệu hơn:

  • 55% người tiêu dùng nói rằng họ muốn tác trực tiếp với các nền tảng riêng của thương hiệu.
  • 72% người tiêu dùng muốn tương tác qua ứng dụng (mobile app).
  • Người tiêu dùng muốn nhận được những thông tin rõ ràng về sản phẩm và nội dung chất lượng cao từ thương hiệu.

Sự kết nối trực tiếp tới các thương hiệu mang đến cho người tiêu dùng sự an tâm và cho phép các thương hiệu mang đến những trải nghiệm tức thì hơn.

Bạn có thể xây dựng danh tiếng, sự uy tín và lòng tin với khách hàng bằng cách thực hiện những việc như bản địa hóa các kênh truyền thông của mình bằng ngôn ngữ phù hợp với từng khu vực và xuất bản các bài đánh giá xác thực (reviews) của người dùng.

Advertisement

Các website D2C có thể giúp bạn cung cấp các so sánh sản phẩm một cách rõ ràng hơn, hỗ trợ sau bán hàng tốt hơn, cũng như cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng như khách hàng thân thiết hiệu quả hơn.

Trong khi các website D2C có thể được coi là đắt đỏ hơn trong một thị trường đông đúc, người mua sắm sẵn sàng trả thêm tới 20% cho các dịch vụ giá trị gia tăng mà thương hiệu cung cấp.

Tất nhiên, ứng dụng di động D2C cũng đóng một vai trò quan trọng không kém trong hành trình mua sắm. 80% người dùng đã cài đặt ít nhất một ứng dụng bán lẻ và 72% thích tương tác với các thương hiệu thông qua ứng dụng riêng của họ.

3. Đầu tư vào dữ liệu khách hàng của bên thứ nhất.

Các thương hiệu có thể hiểu sâu sắc hơn về khách hàng của họ thông qua vô số dữ liệu của bên thứ nhất (first party data) được thu thập từ các giao dịch thực tế tại các cửa hàng, lượt truy cập vào các website của thương hiệu và tương tác trên các kênh truyền thông mạng xã hội như Facebook hay YouTube.

Advertisement

Dữ liệu khách hàng của bên thứ nhất cũng cung cấp những hiểu biết chính xác về những người bạn đang bán hàng và đó cũng là cách tốt nhất để bạn có thể cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của họ.

Điều này đòi hỏi phải đầu tư mạnh hơn vào các công cụ phân tích trên các website và ứng dụng của bạn để khai thác tốt hơn các thông tin chi tiết của khách hàng.

Nếu bạn đang cảm thấy mình chưa tận dụng tối đa dữ liệu của bên thứ nhất? Bạn không hề cô đơn. Trong khi 87% thương hiệu tại khu vực APAC coi dữ liệu của bên thứ nhất là quan trọng đối với các nỗ lực marketing của họ, hơn một nửa tin rằng họ sử dụng dữ liệu đó dưới mức trung bình hoặc trung bình.

Nhiều thương hiệu cũng lo ngại rằng khách hàng có thể có những lo ngại về quyền riêng tư và thiếu sự tin tưởng vào thương hiệu cũng như các công nghệ của thương hiệu.

Advertisement

Nhưng bạn hãy nhìn nó theo cách này: 70% người dùng sẵn sàng chia sẻ thêm thông tin với các thương hiệu bán lẻ nếu điều đó đồng nghĩa với việc họ có được những trải nghiệm mua sắm tốt hơn. Các thương hiệu sử dụng dữ liệu này để tối ưu trải nghiệm mua sắm trực tuyến đã tăng thêm trung bình 11% doanh thu và tiết kiệm chi phí hơn 18%.

Tại Google, các nghiên cứu nội bộ cho thấy rằng các nhà bán lẻ sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất đã có được mức doanh thu trung bình cao hơn 1,5 lần so với những thương hiệu không sử dụng và giúp tăng gấp 2,9 lần doanh thu khi họ sử dụng thêm các giải pháp quản lý đa kênh.

Trở nên thịnh vượng hơn trong “Cuộc di cư bán lẻ vĩ đại”.

Đối mặt với “Cuộc di cư bán lẻ vĩ đại”, các thương hiệu cần phải thích ứng với những chiến lược dài hơi do sự thay đổi liên tục trong hành vi và thói quen của khách hàng.

Bây giờ là lúc để doanh nghiệp đầu tư vào thương hiệu của mình, xây dựng các nền tảng D2C riêng và hiểu sâu hơn khách hàng thông qua dữ liệu của bên thứ nhất.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement