Skip to main content

Thương hiệu Việt đang mờ nhạt trên các sàn thương mại điện tử

5 Tháng Mười, 2021

Chỉ một phần nhỏ các mặt hàng được tìm mua trên thương mại điện tử là hàng Việt Nam, và tỷ lệ này có dấu hiệu suy giảm theo thời gian.

Source: retailminded

iPrice Group mới đây đánh giá điều đáng lo ngại hiện nay là các doanh nghiệp trong nước vẫn đang rất loay hoay trong việc tận dụng kênh phân phối thương mại điện tử.

Nghiên cứu tốp các mặt hàng được tìm mua từ các sàn thương mại điện tử thông qua việc đếm số lượt tìm kiếm và click vào sản phẩm, iPrice phát hiện ra rằng các sản phẩm mang thương hiệu Việt chỉ chiếm trung bình 17% các mặt hàng được tìm mua trong năm 2020 và nửa đầu 2021.

Trong khi đó, có đến 83% số sản phẩm được quan tâm nhất trên các sàn thương mại điện tử là hàng ngoại nhập.

Advertisement

Điều đáng lo ngại hơn là tỷ lệ các sản phẩm Việt còn có dấu hiệu suy giảm từ năm ngoái sang năm nay.

Cụ thể, tỷ lệ hàng hóa mang thương hiệu Việt trong top 1200 sản phẩm bán chạy chỉ chiếm 20% trong thời điểm dịch năm 2020.

Khi so sánh giữa các sàn, thương hiệu Việt được tìm mua nhiều nhất trên sàn thương mại điện tử Sendo, với 25% trong số 300 sản phẩm phổ biến là hàng Việt Nam. Theo sau là Tiki (23%), Lazada Việt Nam (18%) và Shopee Việt Nam (13%).

Advertisement

Bước sang nửa đầu năm 2021, các mặt hàng thuộc thương hiệu trong nước chỉ còn chiếm 14% các sản phẩm được người tiêu dùng tìm mua, cho thấy sự suy giảm rõ so với năm trước. Dẫn đầu trong chỉ số này giữa các sàn năm 2021 tiếp tục là hai sàn nội địa Tiki (21%) và Sendo (16%).

Việc hai sàn nội Sendo và Tiki xếp cao nhất về lượng hàng Việt trong các sản phẩm bán chạy phần nào cho thấy tính phù hợp cao, và sự hỗ trợ tích cực của hai sàn này cho các doanh nghiệp Việt.

Tiki hiện là sàn duy nhất trong bốn sàn bắt buộc tất cả người bán phải có giấy phép đăng ký kinh doanh. Quy định này vô hình chung làm giảm một lượng nhà bán chuyên nhập hàng ngoại về bán lại, và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp nội.

Trong khi đó, Sendo ghi dấu ấn trong năm 2021 với các chương trình Gian hàng Việt phối hợp cùng Bộ Công thương, và tích cực xúc tiến đưa nông sản các tỉnh trên cả nước lên sàn trong mùa dịch. Lãnh đạo Sendo gần đây cũng không giấu mong muốn biến sàn này thành địa chỉ kinh doanh trực tuyến của các thương hiệu Việt Nam.

Advertisement

Dẫu vậy, bên cạnh việc các sàn nội tạo điều kiện cho hàng Việt, để hàng Việt phổ biến hơn trên thương mại điện tử thì cần xuất phát từ chính bản thân nỗ lực của doanh nghiệp trong nước.

Hàng Việt ghi dấu ấn trong mảng bách hóa.

iPrice cho biết điều đáng mừng là hàng Việt bán chạy trong danh mục bách hóa trực tuyến (online) chiếm tỷ trọng cao trên hai sàn nội địa. Sendo có đến 81% sản phẩm thuộc nhà sản xuất trong nước và con số này ở sàn Tiki là 63%.

Theo báo cáo thương mại điện tử quý II/2021 từ iPrice và số liệu từ Google, lượt tìm kiếm từ khóa liên quan đến cửa hàng tạp hóa trực tuyến tăng 223%. Số lượt tìm kiếm tăng 11 lần trong tháng 7, so với tháng 5 và 3,6 lần so với tháng 6 khi lệnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 được triển khai tại một số tỉnh, thành phố.

Điều này cho thấy nhu cầu mùa dịch của khách hàng tập trung chủ yếu cho ngành hàng này.

Advertisement

Mặt khác, báo cáo iPrice ghi nhận thêm các sản phẩm bán chạy trên hai sàn nội địa còn có nông sản, đặc sản chiếm 27% các sản phẩm bán chạy. Điều này cho thấy, những mặt hàng đặc sản và nông sản trên môi trường online cũng dần được người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn.

Theo số liệu thu thập thực tế trên sàn Sendo cho ngành hàng nông sản đặc sản có nguồn gốc Việt Nam, số mặt hàng bán trên sàn Sendo tăng vọt 50% trong năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020. Trước đó, trong năm 2020, con số này cũng đã tăng 29% so với năm trước đó.

Sàn này cũng cho biết số lượng đơn hàng mua nông sản đặc sản có nguồn gốc Việt Nam trong năm 2021 cũng tăng đến 45% so với năm ngoái. Một số sự kiện nổi bật bao gồm xúc tiến thành công 100 tấn rau Hải Dương và 100 tấn vải thiều Bắc Giang trên sàn Sendo.

Rõ ràng, ảnh hưởng của dịch trong hai năm 2020 và 2021 đã vô tình tạo nên những điều kiện kích thích sự phát triển của ngành nông nghiệp trực tuyến về cả cung và cầu.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Mạng xã hội Threads cập nhật thuật toán mới

24 Tháng Mười Một, 2024
Với thuật toán mới, Threads sẽ hạn chế đề xuất những nội dung từ các tài khoản không theo dõi. Đâ…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement