Skip to main content

Tại sao lãnh đạo kiểu phụng sự là tương lai của phong cách lãnh đạo

7 Tháng Mười, 2021

Lãnh đạo phụng sự được coi là một phong cách tiếp cận mang tính xác thực hơn để giải quyết một cách thực sự nhu cầu của nhân viên.

lãnh đạo kiểu phụng sự
Tại sao lãnh đạo kiểu phụng sự là tương lai của phong cách lãnh đạo

Nhiều người trong chúng ta có thể đã nghe đến khái niệm lãnh đạo chuyển đổi, phong cách lãnh đạo này coi nhu cầu của mọi người là một phương tiện để chuyển đổi. Những nhà lãnh đạo chuyển đổi (transformative leadership) tin rằng việc đáp ứng nhu cầu của nhân viên sẽ mang lại sự thay đổi tích cực trong họ và cả tổ chức của họ.

Tuy nhiên, lãnh đạo theo kiểu phụng sự (servant leadership) là một phong cách lãnh đạo đã và đang trở nên phổ biến hơn vì nó coi nhu cầu của mọi người là mục đích cuối cùng.

Những nhà lãnh đạo phụng sự không mong đợi bất kỳ kết quả nào ngoài việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân viên.

Advertisement

Những nhà lãnh đạo phụng sự ngày nay.

Lãnh đạo phụng sự đã không còn chỉ là một khái niệm dừng lại ở mức độ lý thuyết. Các nhà nghiên cứu đã chuyển các nghiên cứu của họ sang các phát hiện nghiên cứu có thể kiểm chứng được bằng thực nghiệm.

Nhiều nhà nghiên cứu đã thành công trong việc dự đoán gần như chính xác tác động và lợi ích của phương pháp lãnh đạo phụng sự khi được áp dụng trong các tổ chức.

Việc có thể quan sát và đánh giá mức độ hiệu quả của phong cách lãnh đạo theo kiểu phụng sự một cách dễ dàng đối với kết quả đầu ra của tổ chức đã giúp nghiên cứu được thực hiện và hoàn thành một cách nhanh chóng.

Các tổ chức trên khắp thế giới đang hướng sự tập trung của họ vào việc giúp mọi người phát triển và tập trung hơn trong chính các tổ chức của họ.

Advertisement

Theo ý nghĩa mang tính tổ chức, lãnh đạo phụng sự có nghĩa là trao quyền cho cấp dưới để họ cũng có thể trở thành người lãnh đạo trong chính đơn vị hay bản thân họ.

Tương lai của sự cạnh tranh thuộc về các nhà lãnh đạo và tổ chức hoạt động theo mô hình này, mọi người sẽ được trao quyền để xác định và giải quyết các vấn đề của tổ chức.

Điều này cũng có nghĩa là tổ chức sẽ để nhân viên thể hiện lòng vị tha và làm những thứ vượt ra ngoài nhiệm vụ đơn thuần của họ, nhà lãnh đạo phụng sự phải trao quyền cho mỗi người trong số họ để họ cảm thấy mình là một thành viên quan trọng.

Hiệu suất công việc là thành phần tổng hợp sự đóng góp của tất cả các cá nhân vào mục tiêu chung của tổ chức theo thời gian.

Advertisement

Nó có thể là hiệu suất theo nhiệm vụ (task performance) hoặc hiệu suất theo ngữ cảnh (contextual performance). Hiệu suất nhiệm vụ đóng góp vào hàng hóa và dịch vụ, và nó tương đối dễ dàng khi đo lường và giám sát.

Mặt khác, hiệu suất theo ngữ cảnh liên quan nhiều đến sự tương tác giữa các cá nhân và hoạt động tự nguyện, những thứ có thể giúp tổ chức đạt được các mục tiêu cốt lõi của mình trong một bối cảnh rộng lớn hơn.

Các mục tiêu theo ngữ cảnh của tổ chức chỉ có thể đạt được với một đội ngũ đoàn kết gồm các nhân viên được trao quyền và một môi trường tập trung vào phúc lợi toàn diện của nhân viên.

Toàn cầu hóa đã thu hẹp thế giới rộng lớn thành một ngôi làng nhỏ. Các nền văn hóa và chuẩn mực khác nhau hiện ảnh hưởng lẫn nhau trên khắp các quốc gia trên toàn cầu.

Advertisement

Trong thế kỷ 21 đầy cạnh tranh này, các tổ chức sẽ tồn tại là những tổ chức sẵn sàng đón nhận sự thay đổi và lãnh đạo phụng sự là một yêu cầu trong số đó.

Phong cách lãnh đạo kiểu mới này sẽ làm thay đổi thế giới như thế nào.

Những người ủng hộ và thực hành quyền lãnh đạo phụng sự cho rằng một khi phong cách lãnh đạo kiểu phụng sự được nội tâm hóa và sống đúng với bản chất của nó, thành quả của nó sẽ thể hiện trong mọi khía cạnh của xã hội thông qua hầu hết các thuộc tính khác nhau.

Mọi người sẽ lắng nghe và được lắng nghe; do đó sẽ có rất ít hoặc không có hiểu lầm xảy ra trong suốt quá trình giao tiếp.

Điều này sẽ giúp tổ chức xây dựng một cộng đồng đoàn kết hơn, gắn kết và đồng lòng hơn  khi đối mặt với những thách thức chung. Do đó, xã hội cũng sẽ đồng cảm hơn và cam kết nhiều hơn đối với sự phát triển của tổ chức.

Advertisement

Các tổ chức sẽ đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của những người làm việc cho họ và các thành viên trong xã hội mà họ đang tương tác. Về bản chất, điều này sẽ thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) hơn bao giờ hết.

Ngoài ra, mọi người sẽ sử dụng đến cách tiếp cận thuyết phục và đối thoại để giải quyết các xung đột thay vì quyền lực và thẩm quyền, những điều rất dễ tạo ra sự bất mãn và thậm chí là bạo lực trong tổ chức. Mọi người sẽ có nhiều lòng vị tha hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement

Advertisement