Skip to main content

Tại sao các nhà lãnh đạo toàn diện là mục tiêu của các tổ chức trong thế giới mới

18 Tháng Mười, 2021

Các đội nhóm có các nhà lãnh đạo toàn diện báo cáo rằng họ đang hoạt động hiệu quả cao hơn 17%, các quyết định chất lượng cao nhiều hơn 20% và có khả năng hợp tác cao hơn 39% thông qua các hành vi được thể hiện.

nhà lãnh đạo toàn diện
Richard Drury/Getty Images

Tuy nhiên, việc chỉ đơn giản là tập hợp nhiều người lại với nhau sẽ không đảm bảo các tổ chức sẽ có được hiệu suất cao; nó đòi hỏi những nhà lãnh đạo toàn diện – những người có thể đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong đội nhóm đều cảm thấy họ được đối xử một cách tôn trọng và công bằng, họ được đánh giá cao, cảm thấy rằng họ đang thuộc về, tự tin và được truyền cảm hứng.

Sự toàn diện không chỉ là thứ “nice to have” với các đội nhóm. Các nghiên cứu được công bố bởi Deloitte cho thấy rằng nó cũng trực tiếp giúp nâng cao hiệu suất.

Các đội nhóm có các nhà lãnh đạo toàn diện báo cáo rằng họ đang hoạt động hiệu quả cao hơn 17%, các quyết định chất lượng cao nhiều hơn 20% và có khả năng hợp tác cao hơn 39% thông qua các hành vi được thể hiện.

Advertisement

Hơn nữa, các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, những nhân viên đang được làm việc với các nhà lãnh đạo toàn diện cũng có ít khả năng nghỉ việc hơn đến 10%.

Lợi ích của các nhà lãnh đạo kiểu này đã được thể hiện, tuy nhiên, các nhà lãnh đạo có thể thực hiện những hành động cụ thể gì để tăng cường tính toàn diện của họ?

Để trả lời câu hỏi này, các nhà nghiên cứu đến từ Deloitte đã khảo sát hơn 4.100 nhân viên về tính toàn diện, phỏng vấn những người lãnh đạo đang được xem (bởi nhân viên) là toàn diện và xem xét nhiều tài liệu học thuật khác nhau về lãnh đạo.

Thông qua nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã xác định được 17 nhóm hành vi rời rạc và được nhóm lại thành 6 loại là những đặc điểm hoặc hành vi dùng để phân biệt các nhà lãnh đạo toàn diện với những người còn lại:

Advertisement

Cam kết một cách rõ ràng: Họ nêu rõ sự cam kết đối với sự đa dạng, thách thức hiện trạng, chịu trách nhiệm cho những người khác, làm cho sự đa dạng và toàn diện trở thành một ưu tiên cá nhân.

Khiêm tốn: Họ khiêm tốn về năng lực, thừa nhận sai lầm và luôn tạo ra các không gian để người khác đóng góp ý kiến.

Nhận thức rõ về sự thiên vị cũng như các thành kiến (bias): Họ nhận thức rõ về những điểm mù cá nhân cũng như những sai sót trong hệ thống và luôn tích cực làm việc để đảm bảo các mục tiêu được hoàn thành.

Sự tò mò về người khác: Họ thể hiện tư duy cởi mở và sự tò mò sâu sắc về những người khác, họ lắng nghe mà không phán xét và luôn tìm kiếm sự đồng cảm để thấu hiểu những người xung quanh họ.

Advertisement

Trí thông minh về văn hóa: Họ chú ý đến văn hóa của những người và tổ chức khác nhau và dễ dàng thích ứng nếu cần thiết.

Hợp tác hiệu quả: Họ trao quyền cho người khác, chú ý đến sự đa dạng trong suy nghĩ, sự an toàn về tâm lý và tập trung vào sự gắn kết của đội nhóm.

Những đặc điểm này đôi khi trông có vẻ giống như những đặc điểm khác nói chung là quan trọng đối với những nhà lãnh đạo.

Tuy nhiên, sự khác biệt giữa những nhà lãnh đạo giỏi nói chung với những nhà lãnh đạo toàn diện nói riêng nằm ở 3 hiểu biết cụ thể.

Advertisement

Đầu tiên, hầu hết các nhà lãnh đạo trong nghiên cứu đều không chắc chắn về việc liệu những người khác có đang thấy họ là người toàn diện hay không.

Đặc biệt hơn, chỉ 1/3 (36%) những nhà lãnh đạo thấy được khả năng lãnh đạo toàn diện của họ, một phần ba khác (32%) đánh giá quá cao năng lực của họ và một phần ba cuối cùng (33%) đánh giá thấp năng lực của họ.

Quan trọng hơn, hiếm khi các nhà lãnh đạo chắc chắn về những hành vi cụ thể, những thứ đang tác động đến việc họ đang được đánh giá là nhiều hay ít toàn diện.

Thứ hai, việc được đánh giá là một nhà lãnh đạo toàn diện không được xác định bằng cách tính điểm trung bình của tất cả các thành viên đánh giá mà bằng cách phân bổ điểm số của những người đánh giá.

Advertisement

Ví dụ: việc những người đánh giá đồng ý rằng, trung bình, nhà lãnh đạo đang “tiếp cận sự đa dạng và toàn diện một cách hết hòng” là chưa đủ.

Thay vào đó cần sử dụng thang điểm năm (từ “hoàn toàn đồng ý” đến “hoàn toàn không đồng ý”), khi này xếp hạng trung bình có thể có nghĩa là một số thành viên trong nhóm không đồng ý trong khi những người khác vẫn đồng ý.

Để trở thành một nhà lãnh đạo toàn diện, một người nào đó phải đảm bảo rằng tất cả mọi người đang đồng ý hoặc đồng ý mạnh mẽ rằng họ đang được đối xử một cách công bằng và được tôn trọng, được đánh giá cao, có cảm giác thân thuộc và an toàn về mặt tâm lý.

Thứ ba, lãnh đạo toàn diện không phải chỉ được thể hiện qua những hành động lớn một cách ngẫu nhiên, mà là những nhận xét và hành động thường xuyên, ở quy mô nhỏ hơn.

Advertisement

Dưới đây là một số hành vi hữu hình của các nhà lãnh đạo toàn diện nhất trong nghiên cứu.

  • Chia sẻ những điểm yếu cá nhân: Những nhà lãnh đạo này sẽ công khai những thông tin mà họ không biết. Họ thể hiện một cách làm việc khiêm tốn và thằng thắn. Điều này khiến người khác luôn cảm thấy thoải mái và sẵn sàng chia sẻ mọi thứ.
  • Tìm hiểu về sự khác biệt của các văn hóa khác nhau: Nhà lãnh đạo này sẽ dành nhiều thời gian để tìm hiểu về các từ ngữ thông dụng, thành ngữ, phong tục, sở thích hoặc không thích của các tập văn hoá khác nhau.
  • Công nhận các thành viên trong đội nhóm với tư cách cá nhân: Những người lãnh đạo này có thể lãnh đạo một nhóm hơn 100 người nhưng vẫn gọi tên từng thành viên trong nhóm, biết rõ từng công việc mà mọi người đang làm.

Và đây là một số hành vi của các nhà lãnh đạo được xem là ít toàn diện nhất:

  • Áp đảo người khác: Những nhà lãnh đạo ít toàn diện thường áp đảo các nhân viên khác, điều này làm hạn chế khả năng đóng góp vào các cuộc họp của các thành viên.
  • Thể hiện chủ nghĩa thiên vị: Họ phân biệt khi giao nhiệm vụ cho các cá nhân và thường không tạo đủ điều kiện cho các thành viên mới thể hiện bản thân.
  • Không thích các quan điểm thay thế: Những nhà lãnh đạo kiểu này có thể có những ý tưởng cụ thể và không muốn chúng bị thay thế. Từ đó các nhân viên rất khó khi đề xuất một ý tưởng mới thay thế. Điều này cuối cùng sẽ kìm hãm việc đưa ra những quan điểm đầy thách thức và sáng tạo.

Với tư cách là các nhà lãnh đạo, bạn cần phải nỗ lực một cách có chủ đích để tạo ra một nền văn hóa toàn diện và đa dạng. Dưới đây là một số cách dành cho bạn.

Hiểu rõ hình bóng lãnh đạo toàn diện của bạn: Tìm kiếm các phản hồi về việc liệu bạn có đang được coi là toàn diện hay không, đặc biệt là từ những người rất khác với bạn. Điều này sẽ giúp bạn thấy được điểm mù lẫn điểm mạnh của bản thân.

Advertisement

Luôn hiện diện và có tiếng nói: Hãy kể một câu chuyện đầy thuyết phục và rõ ràng về lý do tại sao việc toàn diện lại quan trọng đối với cá nhân bạn và doanh nghiệp nói chung. Ví dụ: chia sẻ câu chuyện cá nhân của bạn tại các diễn đàn và hội nghị công khai.

Cố ý tìm kiếm sự khác biệt: Hãy để cho những người mới bên ngoài mạng lưới thông thường của bạn có cơ hội lên tiếng. Ví dụ: tìm kiếm cơ hội để được làm việc với các nhóm đa chức năng hoặc đa lĩnh vực để tận dụng sức mạnh của sự đa dạng.

Kiểm tra sức tác động của bạn: Tìm kiếm các tín hiệu cho thấy bạn đang tạo ra những tác động tích cực đến đội nhóm và tổ chức.

Có phải một nhóm người đa dạng hơn đang chia sẻ ý tưởng với bạn không? Mọi người có đang cộng tác với nhau nhiều hơn không? Bạn có thể tự hỏi những câu hỏi tương tự như vậy để kiểm tra tình hình và có các biện pháp kịp thời.

Advertisement

Những nhà lãnh đạo có ý thức thực hành khả năng lãnh đạo toàn diện và tích cực luôn phát triển năng lực của họ để đạt được các hiệu suất vượt trội hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement

Advertisement